Bảng 2.6 :Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng /2012
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu –ROS (%) 2,1 1,3 0,6 0,4
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA (%) 5,0 4,5 3,3 1,7
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE (%) 13,7 10,1 6,7 3,7
Nhận xét:
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) : Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 2,1 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2010, 2011 và 9 tháng/2012, hiệu quả kinh doanh CT rất thấp, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bắt đầu giảm dần, chỉ còn thu được 0,4 đồng lợi nhuận.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) : ROA đo lường hiệu quả hoạt động của CT. Kết quả qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng và quản lý tổng tài sản của CT rất thấp.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE vẫn không khả quan hơn ROS và ROA, tức cũng giảm dần qua các năm. Vào năm 2009, từ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư đã đem được về 13,7 đồng lợi nhuận, nhưng đến 9 tháng/2012 chỉ còn có 3,7 đồng lợi nhuận.
2.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh t xã hội
Bảng 2.7:Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh t xã hội
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng/ 2012 Giá trị gia tăng trên một
lao động –ES ( đồng) 41.241.106 55.662.090 69.554.634 57.633.016
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Nhận xét: Giá trị gia tăng trên một lao động tăng dần qua các năm. Chi phí nhân công, số lao động và lợi nhuận CT tăng đã làm tăng giá trị gia tăng trên một lao động. Năm 2011, kết quả đạt cao nhất, qua đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của CT khá tốt .2.4. Phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả kinh doanh CT giai đoạn 2009- 9 tháng/2012
2.4. Phân tích các y u tố cơ bản tác động đ n hiệu quả kinh doanh Công ty giai đoạn 2009- 9 tháng/2012
2.4.1.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh của mỗi DN, là yếu tố không thể nào thiếu được của hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.8: Tình hình nguồn nhân lực Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012 I/ Năng suất lao đông (triệu đồng) 4.913 6.083 8.778 6.617
II/ Thu nhập bình quân/tháng 3.436.746 4.638.492 5.796.207 4.802.744
III/ Tổng số lao động ( ngƣời) 296 305 316 328 * Cơ cấu theo chức năng
Trực tiếp (người) 198 201 215 220
Gián tiếp (người) 98 104 101 108
* Cơ cấu theo giới tính
-Nam (người) 245 250 256 266
-Nữ (người) 51 55 60 62
* Cơ cấu theo độ tuổi
< 30 (người) 121 123 128 135
31-> 40 (người) 100 125 130 138
41->60 (người) 75 57 58 55
* Cơ cấu theo trình độ
-Trên đại học (người) 1 3 6 7
-Đại học (người) 35 40 48 51
-Cao đẳng, trung cấp (người) 40 45 54 60
-Lao động tay nghề (người) 25 27 42 45
-Lao động phổ thông (người) 195 190 166 165
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Năng suất lao động tăng dần, theo đó thu nhập cũng tăng hơn. Bên cạnh đó số lượng nhân sự tăng dần qua các năm 2009- 9 tháng/2012.
Cơ cấu theo chức năng: Số lao động gián tiếp trong CT thấp hơn so với số lao động trực tiếp. Điều này chứng tỏ sự bố trí lao động của CT là hợp lý, nhất là đối với đơn vị hoạt động kinh doanh có 32 chi nhánh bán lẻ xăng dầu.
Cơ cấu về giới tính: Lao động chủ yếu của CT là nam. Điều này là một thuận lợi của CT vì CT có thể chủ động nguồn nhân lực. Do đặc thù riêng của CT, phần lớn họat động thiên về quản lý bán hàng xăng dầu, đòi hỏi lao động sức tháo vát chịu đựng gian khổ nên cơ cấu lao động chủ yếu nam là một thuận lợi.
Cơ cấu theo độ tuổi: Với đội ngũ trẻ chủ yếu, lực lượng CT năng động nhiệt tình trong công tác, nhanh chóng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng với tuổi đời còn thấp, kinh nghiệm làm việc còn thiếu, khả năng làm việc độc lập chưa cao, lực lượng trẻ này rất cần sự hướng dẫn chi tiết từ cấp quản lý trực tiếp và các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên
Cơ cấu theo trình độ: Nguồn nhân lực quản lý có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp . Điều này cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực CT còn hạn chế. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đối với nhân viên bán hàng tại các trạm xăng dầu chỉ cần trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông là đạt yêu cầu công việc. Tuy nhiên với tốc độ phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh trong thời gian tới nguồn nhân sự CT hiện có chưa đủ đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Hình 2.5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ qua các năm 2009- 9 tháng/2012
2.4.1.2 Quản trị điều hành và văn hóa tổ chức
Bộ máy quản lý tinh giảm , gọn nhẹ, hoàn thiện để đạt được một cơ cấu khoa học, ổn định và có hiệu quả. Mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng , tất cả các phòng ban trong CT đều dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc . Ban Giám đốc chụi trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của CT trước HĐQT, hạn chế tối đa sự chồng chéo trong khâu quản lý. Tất cả các bộ phận phòng ban, các chi nhánh phối hợp hoạt động nhịp nhàng, phân công đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng đảm bảo cho quy trình kinh doanh được liên tục, nhờ thế mà thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, tính độc lập của CBCNV.
Văn hóa tổ chức tại CT là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được thể hiện qua sự thăm hỏi nhau khi đau ốm, giúp đỡ gia đình nhân viên khó khăn, tặng thưởng cho các cháu học sinh giỏi cuối mỗi năm học...Văn hóa tổ chức tại CT là một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, trong đó năng lực và sự sáng tạo của cá nhân được phát huy, cơ chế làm việc, thăng tiến, lương thưởng cụ thể, minh bạch và công bằng. Chính những truyền thống văn hóa đặc trưng CT CP Xăng Dầu Tín Nghĩa đã tạo nên chất keo gắn kết sâu sắc của các thành viên, cùng hướng đến mục tiêu chung của CT bằng những hành động tự nguyện và phối hợp một cách nhịp nhàng.
2.4.1.3 Nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn
Nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu của CT được hình thành từ vốn góp của Tổng CT Tín Nghĩa (CT lớn của tỉnh Đồng Nai), CT CP Đầu tư Đại Á và 324 cổ đông là cán bộ công nhân viên. Nguồn lực vốn của CT là khá mạnh, CT tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình và thuận lợi hơn trong việc vay mượn thêm vốn từ các nhà tài trợ.
Bảng 2.9: Cơ cấu cổ đông của CT đ n 30/09/2012
STT Tên cổ đông Địa chỉ
Số lượng CP nắm giữ (10.000 đồng/CP) Tỷ lệ nắm giữ
1 Tổng CT Tín Nghĩa 96 Hà Huy Giáp, P. Quyết Thắng, Biên
Hòa, Đồng Nai
17.343.760 81,26%
2 CT CP Đầu tư Đại Á
152, CMT8, P. Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai 897.980 4,21% 3 CBNV - 324 cổ đông 3.102.020 14,53% Tổng cộng 21.343.760 100%
(Nguồn: Phòng kế tóan tài vụ)
Hội đồng quản trị luôn chỉ đạo sâu sát việc sử dụng vốn phù hợp, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh nhằm tiết giảm tối đa chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo tìm kiếm bổ sung những nguồn vốn tài trợ ngắn hạn với chi phí thấp để giảm áp lực chi trả lãi vay, nâng cao hiệu quả kinh doanh CT.
Giám sát hoạt động của các trạm xăng dầu thông qua kiểm soát nội bộ thủ tục thực hiện hợp đồng, mua bán, hóa đơn chứng từ đảm bảo tuân thủ qui định pháp luật. Công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện theo chuẩn mực kế toán hiện hành và quy định pháp lý có liên quan, đảm bảo phản ánh trung thực, khách quan và minh bạch.
+ Tận dụng tối đa hạn mức nợ của các đơn vị cung cấp trong việc mua hàng và thanh toán. Chỉ đạo sâu sát việc điều tiết dòng tiền, đảm bảo sử dụng vốn an toàn, hiệu quả. Hàng tồn kho quản lý và duy trì ở mức hợp lý đảm bảo kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Tích cực thu hồi công nợ, thực hiện đối chiếu công nợ hàng tháng hạn chế tối đa công nợ xấu, thực hiện các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện định mức chi phí tại CT giúp tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.
2.4.1.4 Marketing
Hiện nay việc nghiên cứu nhu cầu thị trường của CT còn rất yếu kém, nên việc nắm bắt nhu cầu thị trường không nhanh nhạy làm cản trở việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chính sách bán hàng chưa linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng, việc thực hiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng còn hạn chế giảm khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
2.4.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
CT hiện sở hữu 34 trạm xăng dầu có tổng diện tích hơn 72.000 m2 nằm ở những vị trí đắc địa. Các trạm xăng dầu Tín Nghĩa rộng, thoáng, sạch, đẹp nên đã thu hút được nhiều khách hàng.
Hầu hết các trụ bơm với 243 vòi được đầu tư trang bị đều mang nhãn hiệu có uy tín như TATSUNO, EPCO, BENNET. So với các DN kinh doanh xăng dầu trong Tỉnh, máy móc thiết bị của các trạm xăng dầu Tín Nghĩa khá hiện đại, đảm bảo độ đo lường chính xác, tạo niềm tin cho khách hàng.
Lượng bồn (102 bồn) và sức chứa hiện có (2.140 m3) tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm trong khâu dự trữ hàng hóa phục vụ kịp thời nhu cầu người tiêu dùng.
Năng lực vận chuyển: CT hiện có đội xe bồn vận chuyển xăng dầu gồm 12 xe tải bồn hiệu Hino, tải trọng xe 16.000 lít. Bồn xe tải được đo lường theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển xăng dầu cho các trạm xăng dầu nội bộ cũng như phục vụ khách hàng công nghiệp và các đại lý bên ngoài. Bên cạnh đó các xe còn được trang bị hệ thống định vị GPRS nhằn kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường, đảm bảo chất lượng hàng hóa xăng dầu từ kho nhà cung ứng đến các trạm xăng dầu nội bộ.
2.4.1.6 Công nghệ
Các công cụ phục vụ quản lý hiện nay chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả. Phần mềm kế toán ASC chưa được sử dụng nhất quán và đồng bộ. Chưa triển khai áp dụng phần mềm quản lý nhân lực, phần mềm theo dõi hoạt động bán hàng, công nợ và hàng tồn kho tại các chi nhánh trực thuộc. Phải mất nhiều thời gian xử lý thông tin bằng phương pháp thủ công, ảnh hưởng đến quyết định trong kinh doanh.
CT cần phát huy hơn nữa các mặt mạnh về uy tín thương hiệu, khả năng huy động vốn và năng lực quản trị. Bên cạnh đó ma trận còn phản ánh những điểm yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà CT cần khắc phục như :
+ Thường xuyên cập nhập, thu thập những thông tin về thị trường để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời qua am hiểu thị trường sẽ giúp CT ứng phó tốt với những rủi ro có thể xảy ra.
+ Trình độ công nghệ còn hạn chế. CT cần sử dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá ,năng suất lao động.
+ Không ngừng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có như vậy, CT mới có thể đứng vững và phát triển được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.
+ Chính sách giá cần linh hoạt cho từng trường hợp mua hàng cũng như từng đối tượng khách hàng.
2.4.2 Các y u tố khách quan 2.4.2.1 Các y u tố kinh t
Thông thường, những diễn biến chung của nền kinh tế luôn ảnh hưởng đến sử phát triển của các thành phần kinh tế. Khi nền kinh tế trong chu kỳ tăng trưởng, các yếu tố vĩ mô được kiểm soát tốt, sức cầu tăng mạnh là động lực thúc đẩy các DN. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, lãi suất và lạm phát tăng cao sẽ là lực cản
không nhỏ tác động đến hoạt động kinh doanh của DN.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2012 ước tăng 4,73% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 5,77% của 9 tháng năm 2011. Nhìn chung, tuy tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng thấp hơn so với mức tăng 5,77% của 9 tháng năm 2011.Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, có thể thấy, những khó khăn, thách thức của nền kinh tế nước ta trong 9 tháng vừa qua đang từng bước được tháo gỡ. Sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực đã có dấu hiệu tích cực. Kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định. Tăng trưởng ở mức hợp lý.
+ Lạm phát: Việt Nam lạm phát đã đạt đến "đáng lo ngại cao" với 7%, 11% 18% và 8% vào năm 2009, 2010, 2011 và 9 tháng năm 2012. Yếu tố này ảnh hưởng chi phi đầu vào kinh doanh tăng như: điện, nước, nhiên liệu, nhân công... , trong khi đó sức mua trên thị trường giảm, doanh số bán hàng giảm nên tình trạng công nợ và tồn kho tăng, dẫn đến chiếm dụng công nợ giữa người bán và người mua. Giống như bất kỳ DN khác, CT cũng phải đối mặt với khó khăn này.
+ Lãi suất: Năm 2011, lãi suất vay tăng đột biến với mức 23%/năm, so với năm 2009, năm 2010 và 9 tháng năm 2012 giao động 14-19%/năm. Khi lãi suất tăng cao, chi phí sử dụng vốn cao, từ đó CT phải giảm chính sách bán hàng tín dụng để thu hồi vốn nhanh các khoản nợ và đồng thời giảm rủi ro công nợ khách hàng, điều này đã ảnh hưởng tình hình tiêu thụ CT.
+ Tỷ giá USD/VND: CT hiện đang mua xăng dầu từ những CT đầu mối chuyên nhập khẩu xăng dầu. Những biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn của những CT đầu mối này và do đó, gián tiếp ảnh hưởng tới giá vốn của Xăng dầu Tín Nghĩa, trong khi giá bán đầu ra thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và thường có độ trễ trong việc điều chỉnh giá đầu ra, đầu vào của mặt hàng xăng dầu, từ đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của CT.
2.4.2.2 Các y u tố chính trị, pháp luật
Việt Nam phải nhập khẩu trên 70% xăng dầu cho nhu cầu tiêu thụ trong nước cho nên giá xăng dầu nội địa phụ thuộc rất lớn vào thị trường xăng dầu thế
giới. Xăng dầu là mặt hàng hết sức nhạy cảm, yếu tố chính trị có tác động rất lớn đến sự tăng giảm.Trong khi đó, tình hình chính trị trên thế giới thời gian qua có những diễn biến phức tạp, nhất là tại các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nên đã tác động đến nguồn cung dầu, đẩy giá xăng dầu thế giới tăng lên. Do Việt Nam là nước nhập khẩu phần lớn mặt hàng này, nên khi giá thế giới tăng thì sự liên thông cũng bắt buộc giá trong nước phải tăng theo.
Việt Nam luôn được đánh giá là Quốc gia có tình hình chính trị tương đối ổn định, nơi lý tưởng để đầu tư của các tổ chức đầu tư nước ngoài. Song song với việc giữ gìn ổn định về chính trị, Việt Nam cam kết xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập, nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo một sân chơi bình đẳng và một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành