CT CP xăng dầu là tổng đại lý của CT TMKT & Đầu tư Petec và CT TNHH MTV Dầu khí TP.Hồ Chí Minh. Cung cấp xăng dầu cho:
+ Các trạm xăng dầu trực thuộc: Hiện có 34 trạm xăng dầu bán lẻ, hơn 1.200 khách hàng là các CT, xí nghiệp, đơn vị vận tải.
+ Các đại lý bán lẻ: Trên 23 đại lý.
+ Các khách hàng công nghiệp: 50 khách hàng bao gồm các CT, nhà máy xí nghiệp …tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.
Các hình thức bán hàng:
+ Bán buôn: Là hình thức bán xăng dầu theo điều kiện giao hàng không thông qua hệ thống cột bơm tại các trạm xăng dầu trực thuộc CT.
+ Bán lẻ trực tiếp: Là hình thức bán xăng dầu theo điều kiện giao hàng qua trụ bơm tại các trạm xăng dầu trực thuộc CT.
+ Đại lý bán lẻ: Là những khách hàng có cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
2.2. K t quả kinh doanh tại CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa trong thời gian qua 2.2.1 Vị th của CT
Mạng lưới bán lẻ của CT đặt tại đa số các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, là một tỉnh trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm thành phố Hố Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng tàu), được Chính phủ phê duyệt trở thành vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.
Đồng Nai tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh là nơ I tập trung nhiều kho cảng tiếp nhận và đầu mối cung ứng xăng dầu của các DN lớn như Tổng CT Dầu khí Việt Nam (Petro VietNam), CT Thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec), CT TNHH MTV Dầu khí TP.Hồ Chí Minh. Do vậy thị trường xăng dầu ở Đồng Nai có sự cạnh tranh rất quyết liệt của nhiều DN, đặc biệt thị trường bán lẻ xăng dầu luôn sôi động với sự tham gia của các DN tư nhân đòi hỏi vốn đầu tư không quá lớn, qui mô xây dựng không nhiều và yêu cầu kỹ thuật không phức tạp.
Xét trong tỉnh Đồng Nai, CT Xăng dầu Tín Nghia là một trong số 03 DN kinh doanh xăng dầu lớn, dẫn đầu toàn tỉnh về sản lượng bán lẻ ra thị trường.
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
Hình 2.2: Thị phần CT trong thị trƣờng tỉnh Đồng Nai năm 2009 – 9 tháng /2012
2.2.2 K t quả kinh doanh của CT trong giai đoạn năm 2009-9 tháng/ 2012
Chỉ tiêu doanh thu:
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu bán hàng
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012
Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu kinh doanh xăng dầu 1.410.743 97 1.818.222 98 2.718.481 98 2.148.787 99 Doanh thu khác (nhớt, VLXD, gas, nhớt) 43.631 3 37.107 2 55.479 2% 21.705 1 Tổng cộng 1.454.374 100 1.855.329 100 2.773.960 100 2.170.492 100
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Trong tổng doanh thu bán ra của Công ty, doanh thu hoạt động kinh doanh xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn (từ 97%-99%/tổng doanh thu).
( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Hình 2.3: Doanh thu bán hàng năm 2009 – 9 tháng /2012
Doanh thu qua các năm đều tăng, trong đó có yếu tố tăng giá xăng dầu và tăng do CT tích cực đẩy mạnh sản lượng bán ra, tìm kiếm thêm các khách hàng mới thay thế các khách hàng giảm nhu cầu sử dụng và các khách hàng CT chủ động cắt giảm để đảm bảo thanh toán an toàn.
Chỉ tiêu chi phí kinh doanh:
Bảng 2.3:Chi phí kinh dooanh
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012
Chi phí Tỷ trọng /DT (%) Chi phí Tỷ trọng/ DT (%) Chi phí Tỷ trọng /DT (%) Chi phí Tỷ trọng/ DT (%) Giá vốn hàng bán 1.400.061 95 1.801.497 95,3 2.705.448 96,9 2.114.557 97,1 Chi phí tài chính 14.447 1 25.632 1,4 26.477 0,9 17.991 0,8 Chi phí bán hàng 19.755 1 11.980 0,6 28.086 1 25.341 1,2 Chi phí quản lý DN 8.243 0,6 19.472 1 13.317 0,5 9.539 0,4 Chi phí khác 1.150 0,1 1.255 0,1 307 0,1 610 0,1 Tổng cộng 1.443.656 97,9 1.859.836 98,4 2.773.635 99,3 2.168.038 99,5
Đặc thù kinh doanh mặt hàng chiến lược xăng dầu từng được xem thuộc độc quyền Nhà nước. Nhà nước thực hiện vai trò chi phối thông qua quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cũng như phân phối 12 DN đầu mối. Năm 2009, điều hành xăng dầu có bước ngoặc mới khi giá bán lẻ được định hướng vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của các CT xăng dầu vẫn phụ thuộc lớn vào cơ quan quản lý thị trường.
Do đó, giá mua và giá bán của CT cũng vận hành theo cơ chế thị trường. Từ năm 2009- 9 tháng/2012 giá vốn hàng bán CT tăng lên từng năm, chiếm tỷ trọng 96%-97% trên doanh thu. Để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế trong nước, Chính phủ chủ trương hạn chế tăng giá xăng dầu. Do đó, mức thù lao cho các tổng đại lý và đại lý giảm mạnh, có những thời điểm chỉ còn 100-150 đ/lít, không đủ bù đắp chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, việc giá vốn hàng bán của CT tăng qua các năm nhưng giá bán lẻ cũng tăng nên lãi gộp của CT thực tế không biến động nhiều.
Chi phí tài chính qua năm 2009- 9 tháng/2012 đều tăng do tình hình lãi suất tăng. Tỷ trọng chi phí tài chính chiếm 0,8%-1,4% doanh thu.
Chi phí bán hàng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm 2009- quý 3/2012. Năm 2009 là 19 tỷ đồng, chiếm 1,3% doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến việc ghi nhận chi phí, cụ thể: từ tháng 09 năm 2009, CT ký kết Hợp đồng liên kết kinh doanh với CT TNHH MTV kinh doanh xăng dầu Tín Nghĩa, gốp vốn bằng 15 TXD hiện có, hợp đồng được thanh lý vào tháng 04/2011. Do đó chi phí hoạt động kinh doanh của 15 TXD trên trong thời gian góp vốn không ghi nhận trên báo cáo tài chính.
Đối với chi phí quản lý DN không biến động nhiều trong năm 2009, 2011-9 tháng/2012. Riêng năm 2010, chi phí 19 tỷ, chiếm 1,05% doanh thu thuần, do CT phải gánh chi phí liên quan đến việc niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ (8,7 tỷ đồng).
Chỉ tiêu lợi nhuận
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Hình 2.4: Lợi nhuận năm 2009 – 9 tháng /2012
Lợi nhuận của CT chủ yếu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, lợi nhuận này phụ thuộc chủ yếu vào mức thù lao đại lý và tổng đại lý hưởng theo quy chế kinh doanh xăng dầu. Do đó, thù lao tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của CT.
Hiện xăng dầu trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Năm 2011, giá xăng dầu thế giới luôn dao động và tăng ở mức cao do tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi. Điều này cho thấy doanh thu của CT trong năm 2011 tăng mạnh, nhưng do chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng nên lợi nhuận chỉ đạt có 15 tỷ đồng. Tuy CT đã tận dụng được những cơ hội kinh doanh vào thời điểm tăng giá bán lẻ hoặc thù lao đại lý cao nhưng trong năm do thù lao đại lý chỉ ở mức trung bình và thấp, các tháng đầu năm và cuối năm bị lỗ ( thù lao bình quân chỉ từ khoảng 170-250 đ) nên lợi nhuận đạt được không cao.
2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa 2.3.1. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012
Khả năng thanh toán hiện thời - CR 1,16 1,07 0,98 0,92
Khả năng thanh toán nhanh -QR 0,98 0,67 0,75 0,62
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản -D/A (%) 57,5 48,8 42,7 47,2 Tỷ lệ thanh toán lãi vay -ICR (%) 3,10 2,19 1,73 1,60
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Nhận xét:
* Khả năng thanh toán hiện thời : Tỷ lệ thanh toán hiện thời của CT có xu hướng giảm dần Rc <1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động của CT chưa đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
* Khả năng thanh toán nhanh : Tỷ số hiện thời của CT đều nhỏ hơn 1, tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của CT không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu như chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Như vậy, nói chung tình hình thanh khoản của CT chưa tốt.
* Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản - D/A : Tỷ lệ nợ trên tổng tải sản CT gần bằng 50%, có nghĩa là 50% giá trị tài sản của CT được tài trợ từ nợ vay. Do đó, khả năng tự chủ tài chính và khả năng CT còn được vay mượn thêm vốn từ các nhà tài trợ là rất cao.
* Tỷ lệ thanh toán lãi vay – ICR : Tỷ lệ thanh toán lãi giảm dần qua các năm. Tuy nhiên khả năng trả lãi vay của CT vẫn duy trì được khá tốt vì cứ mỗi đồng chi phí lãi vay, CT có đến hơn 1 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để thanh toán.
2.3.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.5 :Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012
Hiệu quả sử dụng tài sản –TAT (%) 2,40 3,53 5,93 4,34
Vòng quay tồn kho – IT (vòng) 25,04 18,81 60,01 31,93
Kỳ thu tiền bình quân –ACP (ngày) 24,44 12,52 11,10 12,60
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Nhận xét:
* Hiệu quả sử dụng tổng tài sản – TAT : Hiệu quả sử dụng tài sản CT khá tốt, đặc biệt năm 2011, cứ 1 đồng tài sản của CT tạo ra được 5,93 đồng doanh thu.
* Vòng quay hàng tồn kho – IT : Vòng quay hàng tồn kho thay đổi liên tục, nhưng nhìn chung tăng. Năm 2011, khả năng quản trị hàng tồn kho tốt, giải phóng vốn dự trữ hàng tồn kho để xoay vòng nhanh hơn các năm 2009 và 2010.
* Kỳ thu tiền bình quân – ACP : Ta thấy tốc độ chuyển hóa khoản phải thu của CT đang phát triển tương đối tốt, khoảng thời gian mà khoản phải thu được chuyển thành tiền của CT đang ngày càng được rút ngắn từ (24 ngày xuống 11 ngày), hạn chế được lượng vốn bị chiếm dụng và phần nào góp phần tích cực trong thanh toán nợ của CT.
2.3.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.6 :Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng /2012
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu –ROS (%) 2,1 1,3 0,6 0,4
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA (%) 5,0 4,5 3,3 1,7
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE (%) 13,7 10,1 6,7 3,7
Nhận xét:
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) : Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 2,1 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2010, 2011 và 9 tháng/2012, hiệu quả kinh doanh CT rất thấp, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bắt đầu giảm dần, chỉ còn thu được 0,4 đồng lợi nhuận.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) : ROA đo lường hiệu quả hoạt động của CT. Kết quả qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng và quản lý tổng tài sản của CT rất thấp.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE vẫn không khả quan hơn ROS và ROA, tức cũng giảm dần qua các năm. Vào năm 2009, từ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư đã đem được về 13,7 đồng lợi nhuận, nhưng đến 9 tháng/2012 chỉ còn có 3,7 đồng lợi nhuận.
2.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh t xã hội
Bảng 2.7:Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh t xã hội
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng/ 2012 Giá trị gia tăng trên một
lao động –ES ( đồng) 41.241.106 55.662.090 69.554.634 57.633.016
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Nhận xét: Giá trị gia tăng trên một lao động tăng dần qua các năm. Chi phí nhân công, số lao động và lợi nhuận CT tăng đã làm tăng giá trị gia tăng trên một lao động. Năm 2011, kết quả đạt cao nhất, qua đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của CT khá tốt .2.4. Phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả kinh doanh CT giai đoạn 2009- 9 tháng/2012
2.4. Phân tích các y u tố cơ bản tác động đ n hiệu quả kinh doanh Công ty giai đoạn 2009- 9 tháng/2012
2.4.1.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh của mỗi DN, là yếu tố không thể nào thiếu được của hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.8: Tình hình nguồn nhân lực Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012 I/ Năng suất lao đông (triệu đồng) 4.913 6.083 8.778 6.617
II/ Thu nhập bình quân/tháng 3.436.746 4.638.492 5.796.207 4.802.744
III/ Tổng số lao động ( ngƣời) 296 305 316 328 * Cơ cấu theo chức năng
Trực tiếp (người) 198 201 215 220
Gián tiếp (người) 98 104 101 108
* Cơ cấu theo giới tính
-Nam (người) 245 250 256 266
-Nữ (người) 51 55 60 62
* Cơ cấu theo độ tuổi
< 30 (người) 121 123 128 135
31-> 40 (người) 100 125 130 138
41->60 (người) 75 57 58 55
* Cơ cấu theo trình độ
-Trên đại học (người) 1 3 6 7
-Đại học (người) 35 40 48 51
-Cao đẳng, trung cấp (người) 40 45 54 60
-Lao động tay nghề (người) 25 27 42 45
-Lao động phổ thông (người) 195 190 166 165
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Năng suất lao động tăng dần, theo đó thu nhập cũng tăng hơn. Bên cạnh đó số lượng nhân sự tăng dần qua các năm 2009- 9 tháng/2012.
Cơ cấu theo chức năng: Số lao động gián tiếp trong CT thấp hơn so với số lao động trực tiếp. Điều này chứng tỏ sự bố trí lao động của CT là hợp lý, nhất là đối với đơn vị hoạt động kinh doanh có 32 chi nhánh bán lẻ xăng dầu.
Cơ cấu về giới tính: Lao động chủ yếu của CT là nam. Điều này là một thuận lợi của CT vì CT có thể chủ động nguồn nhân lực. Do đặc thù riêng của CT, phần lớn họat động thiên về quản lý bán hàng xăng dầu, đòi hỏi lao động sức tháo vát chịu đựng gian khổ nên cơ cấu lao động chủ yếu nam là một thuận lợi.
Cơ cấu theo độ tuổi: Với đội ngũ trẻ chủ yếu, lực lượng CT năng động nhiệt tình trong công tác, nhanh chóng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng với tuổi đời còn thấp, kinh nghiệm làm việc còn thiếu, khả năng làm việc độc lập chưa cao, lực lượng trẻ này rất cần sự hướng dẫn chi tiết từ cấp quản lý trực tiếp và các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên
Cơ cấu theo trình độ: Nguồn nhân lực quản lý có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp . Điều này cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực CT còn hạn chế. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đối với nhân viên bán hàng tại các trạm xăng dầu chỉ cần trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông là đạt yêu cầu công việc. Tuy nhiên với tốc độ phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh trong thời gian tới nguồn nhân sự CT hiện có chưa đủ đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Hình 2.5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ qua các năm 2009- 9 tháng/2012
2.4.1.2 Quản trị điều hành và văn hóa tổ chức
Bộ máy quản lý tinh giảm , gọn nhẹ, hoàn thiện để đạt được một cơ cấu khoa học, ổn định và có hiệu quả. Mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng , tất cả các phòng ban trong CT đều dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc . Ban Giám đốc chụi trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của CT trước HĐQT, hạn chế tối đa sự chồng chéo trong khâu quản lý. Tất cả các bộ phận phòng ban, các chi