Nhân tố khách quan phát sinh và tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân DN.
1.4.2.1 Kinh t
Các yếu tố kinh tế như : lãi suất ngân hàng, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, chính sách tài chính- tiền tệ, tỷ giá hối đoái, lạm phát…đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các daonh nghiệp.
Tuy có nhiều yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến DN, nhưng DN cần phải xác định các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất đối với mình vì nó có liên quan trực tiếp kết quả kinh doanh của DN.
1.4.2.2 Chính trị, pháp luật
Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN.
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị DN, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
Đoàn thể, các lực lượng chính trị, xã hội. Môi trường quốc tế.
1.4.2.3 Nhân tố dân số và thu nhập
Dân số chính là động lực của nền kinh tế hiện tại và tương lai vì đây vừa là lực lượng lao động, vừa là thị trường tiêu dùng tiềm năng. Họ là những người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của DN. Thu nhập thực tế của dân cư ảnh hưởng đến sức mua các sản phẩm và dịch vụ. Do đó nếu như mức sống và thu nhập của họ cao thì có thể tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khi đó doanh thu sẽ tăng, đủ bù đắp chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN và ngược lại.
1.4.2.4 Nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm : Vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng….
Tác động của chúng đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các DN thừa nhận. Trong rất nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
1.4.2.5 Đối thủ cạnh tranh
Trong xu thế hiện nay, khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự cạnh tranh giữa các DN ngày càng khốc liệt hơn.Thị trường luôn có những biến động bất thường và các đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách để vượt lên. Do đó để tồn tại và phát triển đòi hỏi DN không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các nguy cơ cạnh tranh trên thực tế có thể chia thành 3 dạng sau đây:
+ Cạnh tranh của các DN hiện hữu trong ngành: hình thức cạnh tranh này xảy ra giữa các DN đã có tên tuổi trong ngành. Phương thức cạnh tranh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức chẳng hạn cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ trước và sau bán hàng…mức độ cạnh tranh cũng có thể khác nhau tùy theo từng ngành.
+ Nguy cơ xâm nhập mới: Thị phần và mức lời của các DN hoạt động trong ngành có thể bị chia sẻ vì sự xâm nhập mới. Nguy cơ này có thể khác nhau tùy
thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Một cách tốt nhất để đối phó với nguy cơ này là làm cho sản phẩm rẻ hơn và tạo được dự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của DN.
+ Các sản phẩm thay thế: Trong xu thế hiện nay, ngòai việc phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, DN còn phải đối phó với những hãng ở ngòai với các sản phẩm và dịch vụ có khả năng thay thế các sản phẩm và dịch vụ của hãng.
1.4.2.6 Khách hàng
Vấn đề khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh của CT. Nó quyết định đến sự thành bại của CT khi tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nội dung đánh giá sự ảnh hưởng của khách hàng đối với CT gồm 2 vấn đề chính sau:
− Sự tín nhiệm của khách hàng đối với CT và sản phẩm của CT.
− Xu hướng và mức độ đòi hỏi chất lượng cao, giá bán giảm của khách hàng. Khả năng giảm giá của khách hàng tăng lên khi:
+ Số lượng hàng của người mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng CT bán ra.
+ Người mua có thể dễ dàng mua sản phẩm cùng loại ở nơi khác.
+ Khách hàng nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm của CT trên thị trường. + Sản phẩm của CT ít ảnh hưởng tới sản phẩm của khách hàng.
Mặt khác, cơ cấu về đại lý, nhân khẩu học, tâm lý tiêu dùng, thái độ tiêu dùng... của khách hàng cũng ảnh hưởng tới CT và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của CT.
1.4.2.7. Nhà cung ứng
Các CT bao giờ cũng phải liên kết với các hãng cung cấp để được cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn... Các nhà cung cấp có thể gây một áp lực
mạnh trong hoạt động của CT bằng việc tăng cường hay giảm bớt cung cấp trong những điều kiện cần ưu tiên hay trong mọi hoàn cảnh có thể. Các nhà cung ứng được xem là mạnh nếu :
− Chỉ có một số ít các nhà cung ứng.
− Khi sản phẩm thay thế không có sẵn và sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của CT.
− Khi CT phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp.
Tóm tắt chƣơng 1
Hệ thống hóa những lý thuyết chung về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu kinh doanh.
Giới thiệu khái quát về DN đầu mối, DN tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu .
Trình bày một số công cụ đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh làm cơ sở đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại CT CP Xăng Dầu Tín Nghĩa.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU TÍN NGHĨA TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Giới thiệu tổng quát về CT
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CT
CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa chính thức hoạt động theo mô hình CT CP từ ngày 01/01/2009, trên cơ sở chuyển đổi từ CT TNHH một thành viên Xăng dầu Tín Nghĩa. Tiền thân của CT là Trung Tâm Thương mại Dịch vụ Du lịch và Khách sạn (thành lập năm 1999) - đơn vị trực thuộc Tổng CT Tín Nghĩa.
– Tên tổ chức: CT CỔ PHẦN XĂNG DẦU TÍN NGHĨA
– Logo CT:
- Khẩu hiệu: “Đúng chất lƣợng, đủ số lƣợng, văn minh, lịch sự”.
– Trụ sở chính: 95A, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
– Điện thoại: (+84-61) 3 842 434 - 3 840 057 Fax: (+84-61) 3 941 024 – E-mail: info@timexpetrol.com.vn | Website: www.timexpetrol.com.vn
– Vốn điều lệ đăng ký: 213.437.600.000 đồng
– Vốn thực góp của cổ đông: 213.437.600.000 đồng
– Ngành nghề kinh doanh: Xăng dầu, nhớt, gas, vật liệu xây dựng và du thuyền.
Với 2 trạm xăng dầu từ ngày đầu thành lập (năm 1999) có sản lượng bán ra chỉ gần 20 triệu lít xăng dầu/năm, đến nay, CT đã có mạng lưới phân phối gồm 34
trạm xăng dầu trực thuộc trên khắp địa bàn tỉnh Đồng Nai, sản lượng bán ra trên 146 triệu lít/năm, doanh thu trên 2.700 tỷ đồng/năm. Ngoài hệ thống bán lẻ, CT còn bán cho các khách hàng đại lý và các khách hàng công nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, CT có thêm lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ du lịch. Về kinh doanh vật liệu xây dựng, đây là lĩnh vực mới của CT, thị phần CT trong lĩnh vực kinh doanh này chưa đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh khác. Về lĩnh vực dịch vụ và du lịch, hoạt động của CT có quy mô rất nhỏ. Hai hoạt động này, về doanh thu, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (1%-2%) trên tổng doanh thu của CT.
Qua hơn 10 năm hoạt động, CT đã từng bước xây dựng uy tín thương hiệu Xăng dầu Tín Nghĩa với phương châm bán hàng “Đúng chất lượng, đủ số lượng, văn minh, lịch sự”. Đến nay uy tín thương hiệu Xăng dầu Tín Nghĩa đã được khẳng định trên thị trường Đồng Nai và khu vực Đông Nam bộ, thu hút lượng khách hàng ngày càng tăng. Hoạt động kinh doanh xăng dầu của CT ngày càng phát triển, hiện nay CT Xăng dầu Tín Nghĩa là một trong những DN hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Từ năm 2003 đến nay, CT đã áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, và hiện nay là tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và được đơn vị chứng nhận có uy tín là Quacert cấp giấy chứng nhận. Với những nỗ lực của mình trên con đường xây dựng và phát triển DN, CT đã vinh dự nhận được các giải thưởng: Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền do UBND Tỉnh Đồng Nai tặng, cúp vàng ISO của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 200, giải thưởng Quả cầu vàng 2007 của Hội chợ Triển Lãm Thương mại Việt Nam – WTO 2008, cúp vàng DN tiêu biểu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được xếp hạng trong top 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2010 và 2011 – VNR 500 do Báo điện tử VietNamNet và VietNam Report xếp hạng.
2.1.2. Tầm nhìn
Trở thành DN có hệ thống bán lẻ lớn nhất trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận.
Trở thành DN đầu mối nhập khẩu trực tiếp xăng dầu.
2.1.3. Sứ mạng
CT sẽ trở thành một trong những nhà cung cấp xăng dầu lớn trong khu vực với sứ mạng :
+ Đảm bảo uy tín, chất lượng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa và cung cách phục vụ. Duy trì và phát triển thương hiệu dựa trên cam kết ” Đúng chất lượng, đủ số lượng, văn minh lịch sự”.
+ Kinh doanh có đạo đức là một trong những tiêu chí quan tâm hàng đầu của CT.
+ Tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu hoàn thành cả hai sứ mạng “Kinh tế” và “Chính trị”: Tổ chức kinh doanh xăng dầu có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đồng thời thực hiện nhiệm vụ là bình ổn nhu cầu và giá xăng dầu cho xã hội.
2.1.4. Bộ máy tổ chức
Tính đến thời điểm 30/9/2012, tổng số lao động của Công ty là 328 người. Văn phòng CT đặt tại thành phố Biên Hòa, các trạm xăng dầu trãi rộng khắp địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên các tuyến quốc lộ, qua các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Long Khánh, Xuân Lộc và Định Quán. Văn phòng chính tại Biên Hòa vừa thực hiện việc bán buôn ngoài hệ thống, vừa đảm nhiệm việc quản trị điều hành hoạt động bán lẻ của các trạm xăng dầu trực thuộc. Hiện nay CT có 6 phòng ban chức năng, 34 chi nhánh trạm xăng dầu trực thuộc.
( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự )
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức
Bộ máy của CT được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đảm bảo chức năng quyền hạn và trách nhiệm tập trung vào một đầu mối, đảm bảo thông tin mệnh lệnh được truyền đạt nhanh chóng và chính xác.
PHÓ GIÁM ĐỐC H. CHÍNH N.SỰ PHÓ GIÁM ĐỐC Đ.TƢ P.TRIỂN PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG H.CHÍNH N.SỰ PHÒNG KD XĂNG DẦU, GAS PHÒNG Đ.TƢ PHÁT TRIỂN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT TRẠM XĂNG DẦU 2 TRẠM XĂNG DẦU 1 TRẠM XĂNG DẦU X TRẠM XĂNG DẦU X TRẠM XĂNG DẦU X VLXD 2 CỬA HÀNG VLXD ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Bộ máy quản lý của CT bao gồm các cơ quan chính sau:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của CT theo Luật DN và Điều lệ của CT. ĐHĐCĐ có những trách nhiệm chính: thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về hướng phát triển của CT, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của CT.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị CT, có toàn quyền nhân danh CT quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của CT trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền. HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển CT, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý CT đồng thời đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra. Nhiệm kỳ của HĐQT là năm (5) năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trong nhiệm kỳ, ĐHCĐ có thể bãi nhiệm hoặc bầu bổ sung thành viên HĐQT để đảm nhiệm hết nhiệm kỳ.HĐQT CT gồm 5 thành viên bao gồm các thành viên:
- Ban kiểm soát: là cơ quan có nhiệm vụ giúp ĐHĐCĐ giám sát và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CT một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về tài chính – kế toán, do ĐHCĐ bầu và bãi nhiệm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
- Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của CT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của CT, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT về phương án kinh doanh và phương án đầu tư của CT, kiến nghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ CT, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong CT trừ các chức danh thuộc quyền quyết định của HĐQT, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong CT và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hay bắt
nguồn từ các nhiệm vụ trên.
Các phòng ban chức năng:
- Phòng Hành chính Nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về
công tác
Tổ chức bộ máy, nhân sự phù hợp với từng thời kỳ;
Thanh toán lương, thưởng và các chế độ, chính sách cho người lao động;
Công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
Công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân; bảo vệ tài sản, an ninh trật tự;
Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nội quy lao động, các quy định của CT, vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của CT;
– Phòng Kế toán Tài vụ: Tham mưu cho Giám đốc CT về công tác tài chính
kế toán, quản lý sử dụng vốn; báo cáo hiệu quả của hoạt động tài chính và chế độ kế toán, bao gồm:
Hoạch định chiến lược quản trị tài chính và hoạt động kế toán CT;
Thực hiện các nghiệp vụ tài chính, các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của CT CP;
Đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của CT;
Phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động tài chính;
Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán cho đơn vị cơ sở trực thuộc thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê và các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành;
Theo dõi và kiểm soát toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của CT.
– Phòng Kinh doanh xăng dầu – Vật liệu xây dựng: Tham mưu cho Ban Giám đốc CT công tác tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác trong toàn CT.