Nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu tín nghĩa đến năm 2017 (Trang 59)

Theo thống kê của Bộ công thương, tổng số đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam là 12 DN và Tổng CT dầu Việt Nam (PV Oil) chuyên khai thác, sản xuất và bán nội địa.

Nhu cầu sử dụng xăng dầu hiện nay và trong vài năm tới là rất lớn , trong khi đó nước ta sản xuất không đủ đáp ứng thị trường trong nước do đó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài (nhập khẩu trên 70% xăng dầu), các DN kinh doanh xăng dầu trong nước thì phụ thuộc các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

Đồng Nai là địa phương có nhiều khu công nghiệp, dân số đông, nhu cầu sử dụng xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng rất lớn mà hiện nay chưa có DN nào có chức năng làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu, vì vậy hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung và CT CP Xăng dầu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng là các CT xăng dầu đầu mối như : Số lượng hàng bán, giá bán, điều kiện thanh toán, điều kiện giao nhận hàng, chính sách thù lao đại lý….

2.4.2.7 Khách hàng

"Không có khách hàng sẽ không có bất cứ CT nào tồn tại". Nhận định của nhà kinh tế nổi tiếng Erwin Frand đã cho thấy vai trò của khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh. Khách hàng tạo ra lợi nhuân cho DN.

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế xã hội, trình độ hiểu biết của người tiêu dùng không ngừng được nâng cao. Người tiêu dùng dễ dàng nhận biết chất lượng sản phẩm, dịch vụ của từng DN kinh doanh xăng dầu. Khách hàng luôn mong muốn

được cung cấp những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn. Do đó chất lượng xăng dầu là tiêu chí mà CT luôn đặt lên hàng đầu.

2.5. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của CT CP Xăng Dầu Tín Nghĩa 2.5.1 Những thành tựu

Doanh thu đều tăng qua các năm. Doanh thu năm 2012 CT đạt 3.116.662 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2011.

Nguồn thuế nộp vào ngân sách cho chính phủ mỗi năm tăng dần. CT thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, góp phần tăng nguồn thu cho nhà nước có nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động văn hóa, xã hội y tế, giáo dục góp phần tích lũy và phát triển kinh tế.

Tình hình thu nhập của người lao động ổn định và tăng liên tục qua các năm (bình quân từ 3 triệu đồng năm 2009 đến 5 triệu đồng/tháng năm 2012). Ngoài tạo công ăn việc làm cho người lao động, CT thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nguồn nhân lực thông qua các hoạt động : Thưởng vào các ngày lễ, tết trong năm (bình quân 3,7 triệu đồng/ người), hàng năm tổ chức cho cán bộ CNV đi tham quan nghỉ mát ở khu du dịch (142, 5 triệu đồng/ năm), tổ chức các hoạt động phong trào, họp mặt và chăm sóc CBCNV nữ nhân dịp ngày 8/3, 20/10 (500 ngàn đồng/ người), khám sức khỏe định kỳ cho tất cả các CBCNV (14,2 triệu đồng/ năm). Các chế độ khác của CBCNV như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, thăm hỏi khi ốm đau hiếu hỉ được quan tâm giải quyết thỏa đáng, tạo được tâm lý an tâm, thoải mái làm việc cho CBCNV. Bên cạnh đó, công tác an toàn lao động, an toàn PCCC và bảo vệ môi trường của CT cũng được làm tốt. Trách nhiệm xã hội không chỉ dừng lại trong nội bộ CT mà được lan tỏa ra ngoài cộng đồng. Hàng năm CT đã dành một phần lợi nhuận của mình đã đóng góp vào cộng đồng xã hội như: phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng (12 triệu đồng/ năm), các ca mổ tim cho trẻ em nghèo (30 triệu đồng/năm), ủng hộ đồng bào lũ lụt Miền Trung (40 triệu đồng)...

Ngoài các thành tựu có thể lượng hóa được thì CT còn rất nhiều thành tựu khác:

Thương hiệu xăng dầu Tín Nghĩa có uy tín trên thị trường, sự tín nhiệm của người tiêu dùng ngày càng tăng. CT luôn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của các nhà cung cấp và khách hàng. Năm 2012, CT nhận giải vàng Chất lượng Đồng Nai và giải Bạc Chất lượng quốc gia. Được VNR tiếp tục xếp vào Top 500 DN lớn nhất Việt Nam.

Có mối quan hệ rộng và quan hệ tốt với cộng đồng nên khả năng huy động vốn mạnh.

Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị ở các trạm xăng tốt, tạo được lòng tin cho khách hàng. Có phương tiện vận chuyển chủ động trong việc cung cấp hàng.

Mạng lưới kinh doanh ở Đồng Nai tương đối lớn, có nhiều trạm xăng dầu vị trí tốt.

Bộ máy quản lý tinh giảm, gọn nhẹ, hoàn thiện. Tất cả các bộ phận phòng ban, các chi nhánh phối hợp hoạt động nhịp nhàng, phân công đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng đảm bảo cho quy trình kinh doanh được liên tục, nhờ thế mà thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, tính độc lập của CBCNV.

Văn hóa tổ chức tại CT là một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, trong đó năng lực và sự sáng tạo của cá nhân được phát huy, cơ chế làm việc, thăng tiến, lương thưởng cụ thể , minh bạch và công bằng.

2.5.2 Những tồn tại

Tình hình thanh khoản CT chưa tốt, các tỷ số thanh toán hiện thời của CT đều nhỏ hơn 1. ( Năm 2011 = 0,98 và 9 tháng /2012 = 0,92).

Tuy doanh thu tăng qua các năm nhưng lợi nhuận không tăng tương ứng nên các tỷ suất lợi nhuận của CT còn ở mức thấp. (Năm 2011: ROS =0,6%, ROA = 3,3%, ROE = 6,7% và 9 tháng/2012 : ROS =0,4%, ROA =1,7%, ROE = 3,7%).

Chính sách bán hàng chưa linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng, việc thực hiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng còn hạn chế giảm khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Trình độ công nghệ còn lạc hậu. Phải mất nhiều thời gian xử lý thông tin bằng phương pháp thủ công, ảnh hưởng đến quyết định trong kinh doanh. Các công cụ phục vụ quản lý hiện nay chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả. Phần mềm kế toán ASC chưa được sử dụng nhất quán và đồng bộ. Chưa triển khai áp dụng phần mềm quản lý nhân lực, phần mềm theo dõi hoạt động bán hàng, công nợ và hàng tồn kho tại các chi nhánh trực thuộc.

Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Nguồn nhân lực quản lý có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp. (Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ qua các năm 2009- 9 tháng/2012 có trình độ trên đại học chiếm 2%, trình độ đại học 16%, cao đẳng và trung cấp chiếm 18%, lao động tay nghề 14% và lao động phổ thông 50% trong tổng số nguồn nhân lực).

2.5.3 Nguyên nhân

2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan

Trong một số giai đoạn, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, Nhà nước không cho phép tăng giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường.

Hoạt động kinh doanh xăng dầu của CT tại địa bàn tỉnh Đồng Nai đang gặp nhiều áp lực cạnh tranh từ các đối thủ là DN kinh doanh xăng dầu trong và ngoài Tỉnh.

DN đầu mối bị thua lỗ, hoa hồng đại lý xuống thấp, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh đại lý, bán lẻ xăng, dầu.

Nghị định 84 quy định tổng đại lý, đại lý chỉ được ký hợp đồng với một DN đầu mối [9] nên khó có thể lựa chọn những điều kiện mua hàng tốt nhất.

Theo lộ trình gia nhập WTO, Chính phủ sẽ mở cửa cho các DN xăng dầu nước nước ngoài được kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam [9]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi suất tăng cao, chi phí sử dụng vốn cao, từ đó CT phải giảm chính sách bán hàng tín dụng để thu hồi vốn nhanh các khoản nợ và đồng thời giảm rủi ro công nợ khách hàng , điều này đã ảnh hưởng tình hình tiêu thụ CT.

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Việc thực hành tiết kiệm chi phí được thực hiện nhưng vẫn chưa triệt để Hệ thống định mức chi phí chưa được xây dựng hoàn chỉnh theo định kỳ, có thể là 6 tháng hoặc một năm đánh giá thực tế phát sinh so với định mức, từ đó điều chỉnh và xây dựng định mức chi phí phù hợp tình hình thực tế. Bên cạnh đó CT chưa xây dựng và áp dụng qui chế thưởng – phạt sử dụng thực tế chi phí so với định mức, nên không khuyến khích được ý thức tiết kiệm chi phí của người lao động.

- Hiện nay việc nghiên cứu nhu cầu thị trường của CT còn rất yếu kém, CT không có biện pháp nghiên cứu thị trường riêng của mình, nên việc nắm bắt nhu cầu thị trường không nhanh nhạy làm cản trở việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Việc xác định nhu cầu đào tạo có mức độ chính xác chưa cao và chưa thật sự hiệu quả, đôi lúc chỉ căn cứ vào thâm niên công tác hoặc mối quan hệ quen biết, cả nể trong công việc. Do đó thiếu nhân sự có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý tốt để đáp ứng cho việc triển khai, thực hiện các định hướng, chiến lược trong hiện tại và tương lai của CT. Bên cạnh đó việc đánh giá kết quả công việc còn dựa vào cảm tính, chưa phản ánh đúng hiệu quả công việc mà chính bản thân người lao động mang lại cho CT. Đồng thời thiếu đi một hệ thống thang bậc lương để CBCNV phấn đấu trong quá trình công tác, khi đạt và vượt mục tiêu đề ra thì mức lương thưởng sẽ tăng là bao nhiêu và ngược lại. Kết quả đánh giá công việc hay năng lực chưa được quan tâm hay được sử dụng để làm cơ sở đề bạt, thuyên chuyển, tạo cơ hội thăng tiến. Rõ ràng còn những bất cập nên chưa tạo được động lực kích thích nguồn nhân lực, thúc đẩy tinh thần hăng say làm việc cũng như gắn bó lâu dài với CT.

Tóm tắt chƣơng 2

Chương này đã giới thiệu tổng quát về CT CP xăng dầu Tín Nghĩa và phân tích thực trạng kinh doanh tại CT CP xăng dầu Tín Nghĩa từ năm 2009 đến 9 tháng năm 2012 thông qua các chi tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của CT đều dương, chứng tỏ trong thời gian qua CT hoạt động kinh doanh có lời. Nhưng hầu hết các tỷ suất lợi nhuận của CT còn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất trên tổng tài sản, điều này đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh của CT chưa cao.

Đồng thời trong chương này đã đưa ra những cơ hội cũng như thách thức của CT CP xăng dầu Tín Nghĩa trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Với thực trạng kinh doanh của CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa, tác giả xin được đề xuất giải pháp và kiến nghị để phần nào đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho CT CP xăng dầu Tín Nghĩa trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2017

3.1. Mục tiêu phát triển của CT đ n năm 2017

3.1.1 Triển vọng phát triển ngành xăng dầu ở Việt Nam

Theo thống kê từ Bộ Công thương, sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước năm 2009 đạt khoảng 15 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2008, mức tiêu thụ xăng dầu năm 2010 là 16,3 triệu tấn, trong đó có khoảng 11,6 triệu tấn xăng dầu là từ nhập khẩu. Mức tăng trưởng trung bình của sản lượng xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam từ 2000 tới nay khoảng 6-8% và được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 8% cho tới năm 2020. Đối với lĩnh vực dầu, Bộ Công Thương đưa ra chính sách năng lượng quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn đến 2050 đã tính toán theo nhu cầu dầu 2010 vào khoảng 16,7- 17,2 triệu tấn/năm, năm 2020 vào khoảng 29-31,2 triệu tấn/ năm, đến năm 2050 con số này sẽ lên tới 90-98 triệu tấn/ năm.

Trước năm 2009, toàn bộ xăng dầu tiêu thụ của Việt Nam đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đáp ứng được khoảng 30%-35% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa với công suất thiết kế của nhà máy đạt 6.5 triệu tấn/năm, kế hoạch sẽ nâng lên 10 triệu tấn/năm.

Như vậy, tiềm năng phát triển ngành xăng dầu rất lớn, đây là cơ hội cho các DN kinh doanh xăng dầu, trong đó có CT Xăng dầu Tín Nghĩa gia tăng thị phần, mở rộng địa bàn hoạt động đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

3.1.2 Mục tiêu phát triển của CT đ n năm 2017

- Niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Duy trì tốc độ tăng doanh thu 40%-50%/ năm, duy trì lợi nhuận ròng ở tỷ lệ 30%/ doanh thu.

- Trở thành CT có hệ thống bán lẻ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận. Tăng sản lượng tiêu thụ, góp phần ổn định thị trường kinh doanh xăng dầu trong khu vực và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

- Trở thành CT đầu mối nhập khẩu xăng dầu đầu tiên của Đồng Nai (tổng kho và cảng xăng dầu Phú Hữu tại Huyện Nhơn Trạch với đầy đủ các hoạt động bán buôn và bán lẻ trên địa bàn Đồng Nai và mở rộng dần sang các tỉnh lân cận (Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng).

- Ngoài hệ thống phân phối phục vụ các phương tiện vận tải trên bộ, CT sẽ chú trọng phát triển mạng lưới phân phối xăng dầu phục vụ cho các phương tiện vận tải đường thủy.

- Đầu tư hệ thống chiết nạp gas và phân phối tới khách hàng. Đây sẽ là một trong những sản phẩm chính của CT Xăng dầu Tín Nghĩa trong tương lai. Ngoài ra, CT sẽ cung cấp một số dịch vụ như cho thuê kho (chứa xăng dầu, chứa hóa chất, v.v.).

- Sau khi mạng lưới bán lẻ và hệ thống đại lý phân phối phát triển rộng khắp CT sẽ đa dạng hóa kinh doanh sang một số sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ như: nhiên liệu sinh học, nhựa đường và dầu nhờn trên địa bàn tỉnh Đông Nai và các địa bàn lân cận.

- Xây dựng hệ thống Trạm xăng dầu bán lẻ hiện đại, đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào quản lý hệ thống kinh doanh.

- Đến năm 2017, phát triển CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa trở thành CT đứng đầu ở Đồng Nai và top 14 CT mạnh về ngành xăng dầu ở Việt Nam.

3.2. Định hƣớng phát triển - Nguồn nhân lực: - Nguồn nhân lực:

+ Tiếp tục củng cố, sắp xếp lại tổ chức, tuyển dụng nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc để bố trí cho các đơn vị mới thành lập và bổ sung, thay thế lao động nghỉ việc;

+ Đào tạo và huấn luyện nâng cao nghiệp vụ. Tập trung phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực quản lý và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ;

+ Hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng nhằm thu hút và giữ nhân tài, những người có đóng góp nhiều vào kết quả kinh doanh của CT. Chú trọng những hình thức thưởng đang được nhiều CT nước ngoài áp dụng như thưởng bằng cổ phiếu, quyền chọn mua để khuyến khích nhân viên; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị trƣờng tiêu thụ:

+ Tích cực tìm kiếm quỹ đất đầu tư xây dựng trạm xăng dầu, mở rộng mạng lưới bán lẻ sang địa bàn các Tỉnh lân cận như Bình Thuận, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu…với mục tiêu đặt ra, trung bình mỗi năm CT sẽ phát triển thêm 04 trạm xăng dầu;

+ Củng cố và đẩy mạnh công tác tiếp thị bán buôn vào các khu công nghiệp, các hộ tiêu dùng trực tiếp và Đại lý bán lẻ;

+ Mở rộng đối tượng khách hàng bán buôn xăng dầu và gas; thực hiện phương thức mua bán linh hoạt, phù hợp tình hình thị trường;

- Quản lý vốn:

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến giá dầu thế giới, tình hình thị trường trong nước để có kế hoạch mua hàng và tồn kho hợp lý, tìm kiếm nguồn hàng có giá cạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu tín nghĩa đến năm 2017 (Trang 59)