, CHỮ VIẾT TẮT
5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp trên thế giới
1.2.1.1 Nước Đức
Đối với nƣớc Đức, khu vực DNVVN đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Đức, nó tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn một phần hai doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Để đạt đƣợc những thành tựu đó, chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt chính sách và chƣơng trình thúc đẩy DNVVN trong việc huy động các nguồn vốn.
Công cụ chính để thực hiện các chính sách và chƣơng trình hỗ trợ này là thông qua các khoản tín dụng ƣu đãi, có sự bảo lãnh của nhà nƣớc. Các khoản tín dụng này đƣợc phân bổ ƣu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tƣ thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ và vào những khu vực kém phát triển trong nƣớc. Do phần lớn các DNVVN không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận đƣợc khoản tín dụng lớn bên cạnh các khoản tín dụng ƣu đãi, ở Đức còn phát triển khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này đƣợc thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 1950 với sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thƣơng mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng, DNVVN nhận đƣợc khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của một tổ chức bảo lãnh tín dụng. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tổ chức này sẽ có trách nhiệm hoàn trả khoản vay đó cho ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay này có thể đƣợc chính phủ tái bảo lãnh. Với các cơ chế và chính sách hỗ trợ nhƣ vậy, các DNVVN ở Đức đã khắc phục đƣợc khá nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Đối với Đài Loan lại có những khác biệt. Ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp chính sách khuyến khích phát triển các DNVVN trong một số ngành sản xuất nhƣ: nhựa, dệt, kính, xi măng, gỗ. Năm 1981, Đài Loan đã thành lập ra Cục quản lý DNVVN thuộc Bộ kinh tế. Hiện nay, số lƣợng DNVVN ở Đài Loan chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Chúng tạo ra khoảng 40% sản lƣợng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc. Để đạt đƣợc những thành tựu đó, Đài Loan đã dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho các DNVVN. Cho đến nay, rất nhiều ngân hàng nhà nƣớc và tƣ nhân ở Đài Loan đứng ra tài trợ cho các DNVVN. Bộ tài chính Đài Loan có quy định một tỷ lệ tài trợ nhất định cho các DNVVN và tỷ lệ này có xu hƣớng tăng dần sau mỗi năm. Đồng thời cũng lập ra 3 quỹ là: Quỹ phát triển, Quỹ Sino - US và Quỹ phát triển DNVVN nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN thông qua các ngân hàng trên. Nhận thức đƣợc sự khó khăn của các DNVVN trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974 đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc hoạt động của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng đã ngày càng tin tƣởng hơn vào việc tài trợ cho vay đối với các DNVVN. Kể từ khi thành lập tới nay, quỹ đã bảo lãnh cho 1,3 triệu trƣờng hợp với tổng số vốn cho vay rất lớn. Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp khác nhƣ: giảm lãi suất đối với những khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh, mời các chuyên gia đến giúp DNVVN nhằm tối ƣu hóa cơ cấu vốn và tăng cƣờng các điều kiện vay vốn.
Trong kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ hai của Malaysia (1991 - 2000) đã khẳng định rõ vai trò của các DNVVN trong công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc. Do vậy, trong thời kỳ này chính phủ đã thông qua chƣơng trình hỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
trợ phát triển DNVVN nhƣ các chƣơng trình về thị trƣờng và hỗ trợ kỹ thuật, chƣơng trình cho vay ƣu đãi, chƣơng trình công nghệ thông tin… Mục đích của chƣơng trình cho vay là nhằm giúp các DNVVN có đƣợc một lƣợng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hóa và hiện đại hóa, để cải tiến chất lƣợng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt, đồ gỗ, lƣơng thực thực phẩm… Chƣơng trình này đƣợc thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaysia thông qua Quỹ cho vay ƣu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là các DNVVN thuộc các lĩnh vực ƣu tiên nói trên.
1.2.1.3 Nhật Bản
Ở Nhật Bản, các chính sách về DNVVN đƣợc hình thành từ những năm 1950, trong đó dành sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNVVN tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay… các biện pháp hỗ trợ này đƣợc thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNVVN. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các tổ chức tín dụng tƣ nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiẹp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có 3 tổ chức tài chính công cộng khác. Đó là Công ty tài chính DNVVN, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shoko Chukin do chính phủ đầu tƣ thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ với cho các DNVVN để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lƣu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, qua kinh nghiệm hỗ trợ của các nƣớc, Việt Nam đã và đang áp dụng các chính sách hỗ trợ tƣơng tự. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Đài loan, nhà nƣớc cũng nên thành lập ngân hàng đầu tƣ chuyên hỗ trợ vốn cho các DNVVN, các tổ chức tài chính hỗ trợ vốn cho các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
DNVVN, với các định chế cho vay, mức lãi suất cho vay vừa đảm bảo sự chặt chẽ của hệ thống tín dụng vừa khuyến khích đƣợc các DNVVN phát triển. Đồng thời, lãi suất cho vay đối với các DNVVN cần phải thấp hơn nữa để thể hiện tính uƣ đãi, hỗ trợ.
1.2.2.Tình hình vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp Việt Nam
Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) ở Việt Nam là quy mô vốn và lao động nhỏ, thƣờng khởi sự từ khu vực kinh tế tƣ nhân, song rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị trƣờng, thích hợp với điều kiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau nhƣ thủ công, nửa cơ khí, cơ khí để sản xuất ra những sản phẩm thích ứng với yêu cầu của nhiều tầng lớp dân cƣ có thu nhập khác nhau.
DNVVN góp phần quan trọng trong việc giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy đƣợc nội lực vào xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội...
Tuy nhiên các DNVVN đang gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển. Một trong những khó khăn lớn nhất của các DNVVN hiện nay là phải tự thân vận động về nguồn vốn. Mặc dù đã tiếp cận với khá nhiều các nguồn vốn khác nhau, song DNVVN khó bảo đảm nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân khiến DNVVN khó vay vốn ngân hàng, trong đó nguyên nhân căn bản là do các DNVVN chƣa đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn nhƣ: phƣơng án kinh doanh khả thi, tài sản bảo đảm, cân đối tài chính...
Theo điều tra gần đây của Bộ KH&ĐT, chỉ có 1/3 DNVVN có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, 1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận đƣợc. DNVVN tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng đã rất khó, nhƣng việc duy trì khoản vay nợ và giữ uy tín với ngân hàng lại là điều khó hơn nhiều. Thêm vào đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện quá cao. Thực tế, quy định lãi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
suất trần huy động vốn của ngân hàng chỉ 14%/năm, nhƣng nhiều ngân hàng đã phá rào, nâng lên 15- 19%/năm, kéo theo lãi suất cho vay lên tới 20- 22%, thậm chí lên tới 27%/năm.
Các DNVVN vay vốn ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, cứ 3- 6 tháng, doanh nghiệp phải đáo hạn một lần. Nếu không vay thì các hoạt động kinh doanh sẽ bị ngừng trệ, nếu phải vay với lãi suất ngất ngƣởng, doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động cầm chừng.Các DNVVN vay vốn ngân hàng ngắn hạn, đến hạn không trả đƣợc nợ, ngân hàng sẽ đƣa khoản nợ của doanh nghiệp sang nhóm 2 (nợ cần chú ý- các khoản nợ quá hạn 10- 90 ngày). Lúc đó khoản nợ của doanh nghiệp sẽ đƣa lên hệ thống cảnh báo CIC của toàn hệ thống ngân hàng, đồng nghĩa với việc uy tín của doanh nghiệp bị giảm đi và sẽ không có hy vọng vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào một cách thuận lợi... Vì thế, để bảo đảm uy tín, các nhà quản lý DNVVN phải huy động vốn bằng mọi cách, thậm chí chiếm dụng vốn của bạn hàng, vay tín dụng "đen" lãi suất lên tới 9%/tháng để đáo hạn nợ vay ngân hàng. Điều mà các nhà quản trị DNVVN lo lắng nhất là lúc đó các ngân hàng có cho vay tiếp hay không? Chính ngân hàng cũng không thể trả lời chính xác đƣợc câu hỏi đó.Hiện nay, với chính sách "thắt chặt tiền tệ", cộng với việc giá đầu vào tăng cao, các DNVVN không tránh khỏi khó khăn trong sản xuất- kinh doanh, nhiều DN đứng trƣớc nguy cơ bị phá sản. Câu hỏi đặt ra là từng DNVVN có thể chống chịu với "sóng gió" của nền kinh tế bao lâu?
Theo nhiều chuyên gia, hiện nay chỉ còn khoảng 60- 80% DNVVN còn hoạt động, trong số đó có tới 80% phải "gồng mình" trong tình trạng rất khó khăn. Ông Trần Thế Dƣ- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty CP sản xuất và kinh doanh vật tƣ tổng hợp- một DNVVN chuyên kinh doanh mặt hàng thép tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội- cho biết: Năm nay do Chính phủ thắt chi tiêu công nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nên mặt hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
thép và vật liệu xây dựng bán rất chậm, trong khi đó, lãi suất ngân hàng quá cao (hiện tại công ty đang vay ngân hàng 10 tỷ đồng, trƣớc đây lãi suất 12%/năm, mỗi tháng phải trả lãi 100 triệu đồng/tháng, nhƣng nay phải trả 200 triệu đồng/tháng) nhƣng công ty vẫn phải vay, vì nếu không vay sẽ không có khả năng cung cấp thép cho khách hàng.
Một số chuyên gia kinh tế khẳng định, phƣơng châm giúp cho các doanh nghiệp vƣợt qua giai đoạn khó khăn hiện nay là "tự cứu mình trƣớc khi trời cứu". Các DNVVN phải tự tìm kiếm cơ hội, nỗ lực hơn bao giờ hết, tăng cƣờng chuỗi liên kết cung ứng trong hiệp hội, ngành hàng, vùng. Không chỉ có vậy, các DNVVN cần nắm bắt các cơ hội mới khi Nhà nƣớc tái cấu trúc nền kinh tế.
Để tối ƣu hóa việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, trƣớc hết, các DNVVN phải tạo dựng độ tin cậy và uy tín của mình, đặc biệt là sự trung thực, tính minh bạch về khả năng quản lý, năng lực tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, cam kết về hiệu quả sử dụng vốn... với các ngân hàng.
Trong quá trình đàm phán vay vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần đƣợc bảo đảm bởi tài sản thế chấp hợp pháp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên chứng minh cho ngân hàng thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà mình đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình nhƣ: giá trị thƣơng hiệu, thị phần, kênh phân phối... còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá doanh nghiệp sẽ rất hữu ích.
Trong việc cho vay vốn, vấn đề lo ngại nhất của ngân hàng là rủi ro tài chính, luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng sớm quyết định, DNVVN nên có các phƣơng án tối ƣu và khả thi sử dụng các khoản tiền vay...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Về vĩ mô, các DNVVN đang rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nƣớc bằng những chủ trƣơng, chính sách hợp lý, phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là sự hỗ trợ, ƣu đãi vay vốn ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 2 PHƢƠ
2.1. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra
2.1.1. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng đƣợc bao nhiêu và sử dụng nhƣ thế nào trong kinh doanh theo từng ngành, từng khu vực kinh tế?
2.1.2. Hiệu quả của vốn vay từ ngân hàng NN & PTNT của các DNVVN trên địa bàn huyện Tiên Du nhƣ thế nào?
2.1.3. Lãi suất vay vốn là bao nhiêu thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả cao.?
2.1.3. Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn huyện Tiên Du?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Các nguồn tài liệu thứ cấp lấy từ Ngân hàng và báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê..
2.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.1.
Số TT DN theo ngành Số DN điều tra Cơ cấu (%)
1 Nông, lâm ngƣ nghiệp 9 18
2 Tiểu thủ CN, cơ khí 7 14
3 Vận tải và xây dựng 15 30
4 Thƣơng mại, dịch vụ 13 26
5 Ngành khác 6 12
Tổng cộng 50 100
2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là thống kê so sánh để đánh giá ƣu nhƣợc điểm theo từng phƣơng thức cho vay khác nhau theo đối tƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích
Xử lý phân tích số liệu thống kê đƣợc tiến hành trên bảng tính excel, phân tích các chỉ tiêu, hiệu quả của các phƣơng thức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.2.4. Phân tích điêm mạnh điêm yếu (Swot)
SWOT giúp vạch ra biện pháp giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực từ những điểm yếu của mình tới kết quả kinh doanh trong khi phát huy tối đa các điểm mạnh của doanh nghiệp. Theo lý thuyết, phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của mình, chớp lấy các cơ hội kinh doanh trên thị trƣờng do các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh hoặc khi các đối thủ này bỏ trống thị trƣờng.
2.2.5. Phương pháp chọn mẫu
Phƣơng pháp chọn mẫu mà khả năng đƣợc chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều nhƣ nhau. Đây là phƣơng pháp tốt nhất để ta có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
thể chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính đƣợc sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng đƣợc các phƣơng pháp ƣớc lƣợng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung.