Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ.

Một phần của tài liệu DÂN tộc CHĂM (Trang 28 - 33)

4.3) Tín ngưỡng thờ cúng

-Ngoài tín ngưỡng cổ truyền , người Chăm còn chịu ảnh hưởng Ấn Độ gíao và Islam giáo…Mặc dù theo Balamon giáo , nhưng đối với người Chăm , các vị thần Balamon được đồng hoá thành các anh hùng dân tộc.

-Khi dựng nhà mới , người Chăm ở Ninh Thuận , Bình Thuận thực hiện các nghi thức : Cúng thổ thần để đốn gỗ ; Cúng khi chở gỗ về làng ; Cúng phạt mộc ; Cúng vào nhà mới

4.4) Lễ hội - lễ Tết

-Trong sản xuất , người Chăm vẫn còn giữ nhiều kiêng cữ và tập tục cổ truyền đặc biệt là lễ nghi nông nghiệp được bảo lưu khá tốt. Các lễ nghi nông nghiệp hàng năm gồm có : Lễ khai mương đắp đập ; Hạ điềm ; Mừng lúa mới ; Mừng lúa ra đồng…

-Liên quan đến đánh bắt (người Chăm ở Châu Đốc) có tục đan chài , ở cửa chính nhà , đan xong phải làm lễ cúng , phát lộc cho trẻ em , quăng chài chụp vào trẻ con…không được dẫm chân lên đầu thuyền.

- Lễ hội lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.

4.5) Văn nghệ dân gian

-Văn học dân gian Chăm khá phát triển , nhiều thể loại , nội dung phong phú ( truyền thuyết , thần thoại , cổ tích , truyện cười , trường ca sử thi) nhưng đều thuộc loại văn học truyền miệng. Đáng lưu ý , thần thoại về các vị thần sáng tạo ra vũ trụ , truyền thuyết về Pô Nagar (mẹ xứ sở) , thần thoại Bàlamon giáo

-Kho tàng cổ tích , ca dao , dân ca…phản ánh nhiều mặt xã hội

-Mặc dù có nhiều loại nhạc cụ truyền thống , nhưng người Chăm chỉ sử dụng trong tế lễ . Nhạc cụ truyền thống của họ bao gồm : đàn kanki , kèm Saranay , kèn bầu , …

-Sự độc đáo của nghệ thuật còn thể hiện ở các tháp Chăm . Hiện nay đã có gần 300 tháp Chăm được biết đến , trong đó có 150 tháp đặc biệt có giá trị

Một phần của tài liệu DÂN tộc CHĂM (Trang 28 - 33)