Đình Cốc là tên th-ờng gọi của nhân dân địa ph-ơng, tên chữ là Phong Cốc Đình. Tên gọi có thể xuất phát từ vị trí điạ lý của mảnh đất dựng đình giống hình con chim Cốc, cũng có thể xuất phát từ tên làng Cốc.
Đình Cốc thuộc xóm thôn Phong Cốc xã Phong L-u tổng Hà Nam huyện Yên H-ng. Nay Thuộc thôn một xã Phong Cốc. Đình nằm ở nơi giáp ranh giữa xã Phong Cốc và Phong Hải huyện Yên H-ng, cách thị trấn Quảng Yên 6 km, cách thành phố Hạ Long 45km.
Đình Cốc đ-ợc xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, đ-ợc nhân dân xã Phong L-u x-a xây dựng vào năm Gia Long 1805. Đình Phong Cốc là một công trình kiến trúc điêu khắc độc đáo mang đậm phong cách thời Lê. Trải qua 3 thế kỷ với nhiều lần trùng tu tôn tạo, nh-ng đình Phong Cốc vẫn giữ đ-ợc dáng dấp nguyên sơ của một ngôi đình cổ. Khác với các đình khác thờ Thành Hoàng là các danh nhân, danh t-ớng. Đình Cốc thờ Thành Hoàng là thần Nông và tứ vị Thánh N-ơng. Theo truyền thuyết kể lại rằng, mảnh đất Hà Nam x-a kia luôn chìm trong cảnh hàng năm nắng hạn triền miên, ruộng đồng khô nẻ không có n-ớc cho sản xuất sinh hoạt, đời sống dân c- rất đỗi cự nhọc, khó khăn. Không còn cách nào khác, họ phải nhờ thần bảo hộ, thần nông đem m-a cho ruộng đồng mang lại mùa màng tốt t-ơi cho nhân dân.
Ngoài ra đình còn thờ tứ vị Thánh N-ơng. Theo thần phả và truyền thuyết, Thánh Mẫu tên thật là Kiều N-ơng, một cô gái xinh đẹp,
con nhà thuyền chài quê ở Nghệ An. Bà đ-ợc vua Tống Đế Bình ( một vị vua ph-ơng Bắc - Trung Quốc) lấy và sắc phong làm hoàng hậu. Khi giặc Nguyên Mông định chiếm nhà Tống, vua Tống Đế Bình vội sai cận thần đ-a hoàng hậu và hai công chúa sinh đôi là Hồng Hạnh, Hồng Liên cùng một thi nữ xuống thuyền chạy loạn về ph-ơng Nam. Đoàn thuyền v-ợt biển đến Nghệ An bỗng nhiên gặp phải cơn phong ba đã bị đắm. Chỉ còn Hoàng Hậu, hai công chúa, cùng thị nữ sống sót dạt vào ngôi chùa. Sau đó đ-ợc tin vua Đế Bình tử trận, Hoàng Hậu, hai công chúa và thị nữ đã tự vẫn để bảo toàn “ khánh tiết ” của mình. Dân địa phương vô cùng cảm phục đã lập miếu thờ họ.
Đình Cốc là một tổng thể kiến trúc gồm có hai ngôi đình và một hậu cung, đ-ợc xây dựng vào thời gian khác nhau theo kiểu chữ nhị. Giá trị nhất của ngôi đình ngoài còn gọi là tiền đ-ờng. Tr-ớc cửa đình còn nguyên vẹn hai cửa chính bằng gỗ lim chạm nổi hình rồng ph-ợng đang bay trong mây, hai cánh cửa khép lại tạo thành một tác phẩm điêu khắc gỗ lớn độc đáo.
Đề tài trang trí của đình Cốc rất độc đáo và có nhiều đổi mới. Đề tài tứ linh món ăn thị hiếu của tầng lớp trên vẫn còn phổ biến, nh-ng tính chất của rồng ph-ợng, nghê không còn nữa.
Đình Cốc đã đ-ợc bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia tháng 3 năm 1988.