CHƯƠNG IV: KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC 4.1 Đánh giá chiến lược

Một phần của tài liệu Phân tích Chiến lược kinh doanh của công ty du lịch Vietravel (Trang 38 - 40)

4.1 Đánh giá chiến lược

- Xác định những yếu tố cần đo lường:

Để có thể đánh giá được chiến lược kinh doanh của công ty du lịch và lữ hành Vietravel chúng ta cần xác định các yếu tố cần đo lường. Vietravel là một công ty du lịch và lữ hành mạnh về tài chính và nhân sự. Do đó, chọn những yếu tố để đánh giá chiến lược của Vietravel là yếu tố tài chính, nhân sự.

Năm 2019, Vietravel đặt mục tiêu đạt 8.613 tỷ đồng doanh thu và 60,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Quý 1/2019 Công ty lãi sau thuế 5,1 tỷ đồng, tổng tài sản vào mức 1.368 tỷ đồng thời điểm kết thúc quý 1/2019. Riêng 2019, Vietravel đã phục vụ khoảng một triệu khách với hơn 300 chuyến bay thuê bao nguyên chuyến (charter).

Vietravel đặt mục tiêu đến năm 2022, công ty sẽ phục vụ từ 1,7 đến 2 triệu khách. Và chỉ trong năm 2020, Vietravel đã đặt mục tiêu là phấn đấu thu hút 1.000.000 lượt khách và trở thành một trong 10 công ty du lịch hàng đầu châu, một sứ mệnh mới là trở thành công ty lữ hành đa quốc gia đầu tiên của Việt Nam với hệ thống giao dịch rộng khắp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên đầu năm 2020, do khủng hoảng dịch Covid-19, ngành du lịch của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo kế hoạch kinh doanh đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam Vietravel đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm nay giảm mạnh do đại dịch Covid-19. Do đó, Vietravel đã đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế âm gần 23 tỷ đồng do Covid-19 và doanh thu năm 2020 cũng bị giảm hơn một nửa so với năm 2019, còn 3.065 tỷ đồng tương đương mức giảm gần 60% so với năm trước.

Trong năm 2020, Vietravel đặt mục tiêu tái cấu trúc toàn bộ công ty. Bên cạnh đó, ưu tiên hàng đầu là duy trì đội ngũ nhân sự và phục hồi từng mảng kinh doanh nhanh nhất.

- Đo lường kết quả hiện tại:

Theo báo cáo tài chính năm 2019, Vietravel đạt được tổng doanh thu 7.438 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 44,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, Vietravel còn lấn sân hàng không với dự án Vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Ngày 19/2/2019, Vietravel Airlines đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng, do Vietravel sở hữu 100% vốn. Sau đó vốn điều lệ của của Vietravel Airlines tiếp tục được điều chỉnh lên 700 tỷ đồng. Công ty vừa nộp hồ sơ xin phép đầu tư ngành hàng không và kỳ vọng có thể bay sau 18 tháng tới.

Tình hình kinh doanh ảm đạm của Vietravel đã phản ánh ngay trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 789 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu du lịch lữ hành luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của Vietravel nhưng 3 tháng đầu năm, mảng kinh doanh này chỉ đạt 608 tỷ đồng. Doanh thu từ bán vé máy bay giảm còn 155 tỷ đồng.

Dù chủ động cắt giảm mạnh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng quý I/2020, Vietravel lỗ trước thuế 38 tỷ đồng.

Năm 2019, Vietravel chưa hoàn thành các mục tiêu cả về doanh thu, lợi nhuận. Vietravel mới thực hiện được 86% kê hoạch được định ra. Còn về lợi nhuận sau thuế của công ty, Vietravel chỉ đạt được 44,3 tỷ, thực hiện được 73% kế hoạch được đặt ra.

Theo công bố báo cáo tài chính quý I, doanh thu của Vietravel giảm 43,74% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận khoản lỗ hơn 40 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 98,3 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 7,58% xuống 3,83%. Doanh thu du lịch lữ hành của Vietravel trong 3 tháng đầu năm giảm 47%. Điều này có thể dễ hiểu khi các doanh nghiệp du lịch chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch Covid-19 do các chính sách hạn chế đi lại, đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu. Doanh thu từ bán vé máy bay cũng giảm 33%.

- Các hành động điều chỉnh:

Theo Tổng cục Du lịch, dự báo từ nay đến cuối năm 2020, khách du lịch nội địa sẽ chiếm 95% tổng lượt khách trong năm 2020. Vì vậy, cần tập trung vào thực hiện các chính sách xúc tiến mạnh và vấn đề kích cầu du lịch nội địa, với chương trình Người Việt nam đi du lịch Việt Nam, để bù đắp cho việc sụt giảm nghiêm trọng lượng khách quốc tế, giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp và tạo ra việc làm cho người lao động trong các ngành du lịch, khách sạn, hàng không. Vietravel tung ra gói nhiều sản phẩm giá giảm sâu nhằm kích cầu du khách tới những điểm đến an toàn mùa dịch. Trong giai đoạn đầu phục hồi, các nhóm ngành như dịch vụ nhà hàng, khách sạn và hàng không cả trong nước và trên thế giới đều sẽ triển khai hàng loạt các chương trình giảm giá kích cầu thị trường thu hút lại khách du lịch. Đây là cơ hội cho ngành du lịch phục hồi theo các dịch vụ để triển khai nhiều sản phẩm mới lạ, có chính sách giá sốc để thu hút lại khách.

Bên cạnh đó, công ty thực hiện cắt giảm chi phí giúp cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 19% và 35%.

Một phần của tài liệu Phân tích Chiến lược kinh doanh của công ty du lịch Vietravel (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w