2. 3– Xác định chức năng quản lý và chức năng điều hành TCT HKVN:
2.6 Thực hiện đồng bộ các chiến lược phát triển TCT HKVN:
2 .6.1 – Chiến lược phát triển kinh doanh vận tải hàng không :
Một tập đoàn kinh tế thực sự mạnh không phải chỉ bằng sự nhập lại đơn thuần tài sản của các công ty con, mà vấn đề then chốt là nó phải tận dụng như thế nào ưu thế của quy mô sản xuất kinh doanh lớn và vị thế mới của tập đoàn. TCT HKVN muốn trở thành một tập đoàn kinh tế hàng không lớn đủ sức đương đầu với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới thì cần phải có chiến lược phát triển đồng bộ, phù hợp với điều kiện mới về môi trường kinh tế-xã hội và chính sách điều tiết không tải của Nhà nước. Trong đó, quan trọng
nhất là chiến lược phát triển vận tải hàng không, để đảm bảo vai trò nòng cốt của công ty mẹ trong hệ thống TCT HKVN.
Để làm được điều này, TCT phải đặt trọng tâm ưu tiên đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu, củng cố và phát triển năng lực của các cơ sở hạ tầng khai thác – kỹ thuật. Đồng thời, chú trọng phát triển nguồn nhân lực như là động lực chủ yếu quyết định sự thành công trong tương lai. Trong chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành, phải lấy yếu tố khả năng sinh lời và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh vận tải hàng không làm thước đo hiệu quả đầu tư.
2 .6.2 – Chiến lược phát triển kinh doanh ngoài vận tải hàng không :
TCT HKVN (công ty mẹ) quản lý các công ty thành viên (công ty con) thông qua góp vốn đầu tư và cử nhân sự tham gia quản lý các công ty con. Sắp xếp, tổ chức lại và hợp nhất một cách hợp lý các công ty con để bảo đảm hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy cổ phần hóa, giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài và không kinh doanh các ngành nghề mà TCT HKVN không có ưu thế cạnh tranh. Mở rộng hoạt động các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… nhằm mục tiêu hỗ trợ các hoạt động khác , đồng thời tận dụng khả năng sinh lợi từ hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực này.
2 .6.3 – Chiến lược hội nhập và hợp tác quốc tế :
Song song với củng cố, phát triển nội lực, TCT HKVN phải chú trọng tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế, từng bước xây dựng các mối quan hệ liên minh chiến lược trong các liõnh vực sản phẩm, dịch vụ, kỹ thuật, cung ứng … để mở rộng thị trường, huy động các nguồn vốn đầu tư, phát triển khoa học-công nghệ và nguồn nhân lực.Năng động tìm phương thức hoạt động thích hợp với vị thế của Việt Nam, thích nghi tốt với môi trường vận tải hàng không phi điều tiết có lộ trình của Nhà nước, tiến tới mở cửa bầu trời trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới.
2 .6.4 – Chiến lược phát triển nguồn nhân lực :
Một trong những chiến lược phát triển đồng bộ TCT HKVN có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình đổi mới là chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Trong đó , vấn đề đào tạo cán bộ quản lý các công ty thành viên là vấn đề cấp bách. Ngoài ra, TCT cần phải xác định tiêu chuẩn cán bộ quản lý, giải quyết tốt các mối quan hệ về phân cấp trách nhiệm, bổ nhiệm cán bộ . Đồng thời, phải có chế độ thưởng phạt thích đáng, làm cho quyền lợi và trách nhiệm của nhà quản trị gắn liền với kết quả quản trị doanh nghiệp.