Tổ chức TCT HKVN theo mô hình công ty mẹ – công ty con có mối quan hệ với nhau về tài chính thay vì bằng mệnh lệnh hành chính là chủ trương đúng đắn, nhưng mô hình tổ chức như thế nào là thích hợp còn là vấn đề lớn cần phải được phân tích một cách kỹ lưỡng thì mới phát huy được một cách tốt nhất các nguồn lực sẵn có, đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài . Mục tiêu không thể là đầu tư dàn trải và chỉ vì tỷ suất lợi nhuận, mà còn phải thực hiện cho được nhiệm vụ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là vận tải hàng không . Bàn về mô hình tổ chức TCT HKVN có hai khuynh hướng chủ yếu , đó là :
2 .1.1 – Phương án Tổng công ty là Công ty Tài chính hàng không:
• TCT HKVN là công ty mẹ không tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hoạt động như một công ty tài chính, được Nhà nước đầu tư trực tiếp, huy động vốn từ thị trường tài chính, từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, từ các doanh nghiệp ngoài TCT để đầu tư vào các công ty thành viên, bao gồm cả VN.
Như vậy, bộ máy quản lý TCT HKVN sẽ được tách ra từ các cơ quan tham mưu tổng hợp trong khối HTTT hiện hữu. Kiện toàn lại bộ máy quản lý VN, bổ nhiệm thêm Ban Giám đốc của VN, tách VN ra thành một công ty thành viên độc lập.
• Vốn của VN khi tách ra là toàn bộ vốn nhà nước và vốn được tăng thêm có nguồn gốc nhà nước tại các đơn vị trong khối HTTT và HTPT hiện nay ( ngoạt trừ Vasco).
• Chuyển Vasco thành một công ty thành viên độc lập. Tách các doanh nghiệp thành viên HTĐL hiện hữu, thành lập mới một số doanh nghiệp thành viên, sát nhập và giải thể những doanh nghiệp không có hiệu quả, để hình thành hệ thống các công ty con. Thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên, bước đầu TCT thuộc sở hữu nhà nước , nhưng các công ty thành viên là các doanh nghiệp đa sở hữu.
Khi có đủ điều kiện, TCT sẽ được cổ phần hóa để thúc đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa sở hữu, tăng cường khả năng huy động vốn, rót thêm vốn góp vào các công ty con, đặc biệt là VN.
• Các công ty thành viên được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu sự kiểm soát của TCT thông qua tỷ lệ vốn góp khống chế vào vốn điều lệ của công ty thành viên. Ngoài vai trò hỗ trợ về thị trường và điều phối vốn giữa các công ty thành viên, TCT còn thực hiện những nghiệp vụ phát hành chứng khoán, bao tiêu chứng khoán, cấp tín dụng cho các công ty thành viên, đầu tư vốn vào những doanh nghiệp khác có tỷ suất lợi nhuận cao để đa dạng hóa ngành nghề và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Mô hình này được trình bày tổng quát như sau :
Ưu điểm của mô hình này là :
• Quan hệ giữa TCT (công ty mẹ)ï với các công ty thành viên (công ty con) hoàn toàn dựa trên quyền sở hữu về vốn đầu tư , là quan hệ cơ bản có tính chất quyết định trong nền kinh tế thị trường . Tăng quyền chủ động của các công ty thành viên, tạo điều kiện để các công ty này hoạt động trên cơ sở vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính mình và theo định hướng của TCT.
• Giải quyết được sự nhập nhằng trong quản lý giữa các cơ quan Nhà nước và TCT đối với các công ty thành viên. Các công ty thành viên ( kể cả VN ) hoạt động theo Luật doanh nghiệp thông thoáng hơn, giải quyết được những vướng mắc do các quy định cứng nhắc của Luật doanh nghiệp nhà nước và Quy chế quản lý tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên, mà kiểm soát hoạt động của TCT thông qua vai trò của nhà đầu tư .
Nhược điểm của mô hình này là :
• Theo Luật doanh nghiệp nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, khi TCT HKVN là công ty tài chính, hoạt động của TCT sẽ chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng và do Ngân hàng Nhà nước quản lý với những giới hạn về mức góp vốn, mua cổ phần và giới hạn cho vay , bảo lãnh ( Điều 79, Điều 80, Luật các tổ chức tín dụng) [17, 92-93]
Trong điều kiện thị trường tài chính của nước ta chưa phát triển, những văn bản pháp luật về ngân hàng còn chưa được hoàn chỉnh, hoạt động của TCT với tính cách là một định chế tài chính trung gian sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập trung vốn vào VN để thực hiện chiến lược phát triển ngành hàng không Việt Nam theo định hướng của Nhà nước.
• TCT theo mô hình này không còn mang ý nghĩa thực sự là tổng công ty kinh doanh vận tải hàng không, mà trở thành tổng công ty tài chính, với vị thế hoạt động không thể sánh bằng các ngân hàng thương mại đã có bề dày kinh nghiệm và uy tín lớn. Khi đo,ù VN không cần có TCT Tài chính hàng không cũng huy động được vốn từ những nguồn khác thuận lợi hơn. Kết quả là không thực hiện được mục tiêu xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không .
2 .1.2 – Phương án Tổng công ty là Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam :
HÃNG HKQGVN THỊ TRƯỜNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI TCT TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY Là TIỀN NHÀN RỖI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
CÔNG TY TC TRONG & NGOÀI
NƯỚC
TRONG DÂN CƯ
CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH LIÊN DOANH CÁC D. NGHIỆP KHÁC CÓ VỐN GÓP CỦA TCT CÁC CÔNG TY CON
Xác định mục tiêu chiến lược phát triển TCT HKVN là : Xây dựng TCT HKVN thành một tập đoàn kinh tế mạnh, lấy kinh doanh vận tải hàng không là cơ bản, đồng thời phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đảm bảo thực hiện kinh doanh có hiệu quả, phucï vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, TCT HKVN biến Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (VN) thành TCT HKVN ( công ty mẹ ) và thành lập một tập đoàn kinh tế hàng không với các công ty con do TCT HKVN sở hữu toàn bộ hoặc một phần về vốn. Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các công ty thành viên nhằm huy động thêm các nguồn vốn, tạo môi trường hoạt động phù hợp cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh. TCT lấy Công ty Tài chính hàng không làm hạt nhân để liên kết các công ty con theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo định hướng chiến lược chung của TCT.
Mô hình này được trình bày tổng quát như sau :
NHÀ NƯỚC
CÁC CÔNG TY TỔNG CÔNG TY CÁC CÔNG TY TNHH HAI Là MỘT THÀNH VIÊN TNHH TNHH HAI Là MỘT THÀNH VIÊN TNHH THÀNH VIÊN TRỞ
LÊN, CÁC TCCP HÃNG HKQGVN
CÔNG TY TC CÁC CÔNG TY
LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI NƯỚC NGOÀI
HÀNG KHÔNG
• Các đơn vị thuộc khối HTTT và HTPT cũ được sắp xếp lại thành bộ máy tổ chức của TCT, đó là các cơ quan tham mưu tổng hợp, các khối chức năng và các đơn vị kinh doanh trực thuộc.
Mô hình tổ chức TCT theo phương án này được trình bày như sau :
(Xin xem Phụ lục 7 –Sơ đồ tổ chức Tổng công ty HKVN)
• Tùy thuộc vào hình thức và tỷ lệ vốn tham gia của TCT, hệ thống các công ty thành viên của TCT HKVN bao gồm các loại hình sau :
TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG & NGOÀI TRONG & NGOÀI
NƯỚC
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI TCT NGHIỆP NGOÀI TCT
TIỀN NHÀN RỖI TRONG DÂN CƯ TRONG DÂN CƯ THỊ TRƯỜNG
− Các công ty TNHH một thành viên (100% vốn tham gia là của TCT HKVN), quyền kiểm soát của chủ sở hữu (TCT HKVN) được bảo đảm bởi quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty tại Luật doanh nghiệp;
− Các công ty TNHH có hai thành viên trở lên, các công ty cổ phần có vốn tham gia của TCT HKVN, tùy thuộc tỷ lệ vốn góp của TCT, quyền chi phối của TCT HKVN sẽ được bảo đảm bởi những quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị tại Luật doanh nghiệp;
− Các công ty liên doanh với nước ngoài có vốn góp của TCT HKVN từ chi phối trở lên, quyền chi phối của TCT HKVN (với tư cách là người nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được bảo đảm bởi những quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị tại Luật đầu tư nước ngoài.
( Phụ lục 8 – Các Công ty thành viên của Tổng công ty HKVN)
• Hệ thống các công ty thành viên của TCT HKVN là hệ thống mở, có thể được thay đổi, bổ sung một cách linh hoạt thông qua cơ chế tham gia vốn của TCT HKVN . Vì vậy, việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể hoặc chuyển loại hình của công ty thành viên được thực hiện theo pháp luật, không làm thay đổi tổ chức của TCT HKVN. Do đó, không phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT HKVN.
• Các công ty thành viên có pháp nhân đầy đủ, có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với TCT tương ứng với phần vốn tham gia của TCT.
• Vốn của TCT bao gồm : toàn bộ vốn nhà nước của khối HTTT, HTPT và Viện Khoa học hàng không, vốn của TCT tham gia vào các công ty liên doanh, vốn nhà nước và vốn được tăng thêm có nguồn gốc nhà nước tại các doanh nghiệp HTĐL. Vào thời điểm chuyển doanh nghiệp HTĐL thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần , toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp được chuyển thành vốn tham gia của TCT, sau khi dành một tỷ lệ theo quy định của Nhà nước cho tập thể người lao động trong công ty sở hữu .
• Việc huy động vốn từ bên ngoài, giữa TCT và các công ty thành viên, giữa các công ty thành viên với nhau được thực hiện theo quy định trong Điều lệ của Tổng công ty, của công ty thành viên và phù hợp với quy định của pháp luật .
Ưu điểm của mô hình này là :
Cụ thể hoá vai trò nòng cốt của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam(VN) trong cơ cấu tổ chức của TCT HKVN bằng cách khẳng định chính bản thân Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là Tổng công ty HKVN ( công ty mẹ).
• Tiếp tục tận dụng được sự hỗ trợ về nhiều mặt của Nhà nước để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cơ bản là phát triển kinh doanh vận tải hàng không.
• Làm rõ cơ cấu tổ chức của TCT, tạo điều kiện hợp lý hóa công tác quản lý , tập trung thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của TCT HKVN.
• Xác định cơ chế quản lý của TCT đối với các công ty thành viên dựa trên cơ sở mối quan hệ về sở hữu vốn. Thông qua hạt nhân là Công ty Tài chính hàng không, tạo mối liên kết giữa TCT và các đơn vị thành viên. Qua đó, có thể tích tụ , tập trung và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn TCT HKVN
• Áp dụng đa hình thức sở hữu trong hệ thống TCT và các công ty thành viên để tạo điều kiện huy động thêm nguồn vốn , nâng cao quyền tự chủ của các công ty thành viên, đồng thời vẫn bảo đảm quyền kiểm soát có hiệu quả của TCT.
Nhược điểm của mô hình này là :
• Trong một thời gian nhất định vẫn còn tồn tại các đơn vị kinh doanh trực thuộc. Các đơn vị này vừa phục vụ trực tiếp cho hoạt động vận tải hàng không của TCT, vừa cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không khác . Nếu không nhanh chóng xác định giá thanh toán nội bộ một cách hợp lý thì sẽ thiếu cơ sở hạch toán chính xác doanh thu và chi phí của TCT .
Theo chúng tôi, phương án TCT HKVN là Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam giải quyết được những nhược điểm về tổ chức quản lý của mô hình hiện nay và là phương án khả thi trong điều kiện của TCT HKVN. Bởi vì :
Thứ nhất, mục tiêu chiến lược của TCT HKVN là trở thành tập đoàn kinh tế hàng không , lấy kinh doanh vận tải hàng không là cơ bản .
Thứ hai, trong điều kiện của TCT HKVN hiện nay : phải ổn định sản xuất kinh doanh để đứng vững trong thị trường cạnh tranh gay gắt, hoạt động trong môi trường pháp lý chưa hoàn hảo, nội lực bản thân còn yếu kém cả về cơ sở vật chất lẫn năng lực quản lý …, mô hình này không làm thay đổi quá lớn và quá nhanh chóng cơ cấu tổ chức của TCT HKVN, gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT HKVN
Phương án TCT là Công ty Tài chính hàng không là mô hình của một số tập đoàn lớn trên thế giới, mô hình này chỉ thích hợp khi thực lực tài chính của tập đoàn đã đủ mạnh để có thể khống chế các công ty thành viên về mặt tài chính, từ đó cũng có đủ quyền lực kiểm soát các công ty thành viên về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, để khắc phục những nhược điểm của phương án TCT HKVN là VN, TCT HKVN phải tiếp tục đệ trình Nhà nước hỗ trợ thêm một cách trực tiếp và gián tiếp, bằng các chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan đến không tải và bằng sự tăng cường đầu tư vào TCT. Đồng thời, TCT phải tiến hành những giải pháp đồng bộ một cách triệt để, thực sự trở thành công ty mẹ đủ sức mạnh về tài chính và về cơ sở kinh tế kỹ thuật, xứng đáng là trụ cột của tập đoàn kinh tế hàng không. Có như vậy TCT HKVN mới có thể thực hiện thành công việc hoàn thiện mô hình tổ chức như mong muốn .