5. Kết cấu khóa luận
3.2.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán của
toán của công ty TNHH Thương mại Việt Hưng.
- Hoàn thiện việc ghi nhận doanh thu, chi phí:
Hiện nay, công ty TNHH Thương mại Việt Hưng chưa mở các tài khoản chi tiết cho hàng hóa và dịch vụ riêng mà gộp chung hết trong TK 511, TK 632. Để có thể theo dõi và phản ánh chi tiết doanh thu, giá vốn các hoạt động bán hàng hóa và cung
cấp dịch vụ rõ ràng hơn, công ty có thể mở chi tiết tài khoản doanh thu và tài khoản giá vốn theo hoạt động:
Tài khoản 511 có thể chi tiết thành các tài khoản cấp 2: - TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa (sách, vở, máy in, …) - TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ (dịch vụ thương mại,…) - TK 5118: Doanh thu khác
Và tương ứng với tài khoản doanh thu, tài khoản giá vốn hàng bán cũng cần được mở chi tiết thành các tài khoản:
- TK 6321: Giá vốn hàng bán: Hàng hóa (sách, vở, máy in,… - TK 6323: Giá vốn dịch vụ cung cấp
Hàng ngày căn cứ vào hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng hóa vào tài khoản 5111 và doanh thu cung cấp dịch vụ vào tài khoản 5113, sau đó cuối mỗi tháng kế toán sẽ tổng hợp lên tài khoản doanh thu tổng 511. Số liệu trên tài khoản 511 chính bằng số liệu của tài khoản 5111 cộng với số liệu trên tài khoản 5113 cộng với số liệu trên tài khoản 5118.
Đồng thời với bút toán ghi nhận doanh thu kế toán cũng ghi nhận luôn vào tài khoản 632. Cụ thể khi xuất kho bán hàng hóa kế toán ghi nhận giá vốn vào tài khoản 6321 còn khi cung cấp các dịch vụ thì kế toán ghi nhận vào tài khoản 6323. Sau đó tổng hợp lên tài khoản giá vốn tổng. Tài khoản 632 này cũng bằng tổng của hai tài khoản 6321 cộng với tài khoản 6323.
Như vậy, việc phản ánh doanh thu sẽ được rõ ràng hơn. Khi đó, việc kết chuyển doanh thu, giá vốn cũng phải được thực hiện theo từng tài khoản chi tiết cấp 2 này thì khi cần sử dụng tới thông tin liên quan tới hàng hóa hay dịch vụ, nhà quản trị sẽ xem xét được tình hình kinh doanh như thế nào để đưa ra chiến lược đúng đắn.
- Công ty cần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Đối tượng khách hàng của công ty TNHH Thương mại Việt Hưng khá rộng, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn với số lượng mua hàng nhiều, việc không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi sẽ ảnh hưởng tới công ty, khiến việc phản ánh giá trị và các chi phí phát sinh không chính xác, ảnh hưởng tới tính trung thực hợp lý của BCTC và Báo cáo KQKD của công ty. Việc không trích lập cũng làm tăng rủi ro cho
công ty nếu không may doanh nghiệp đó không có khả năng trả nợ, công ty chắc chắn sẽ lỗ nhiều và gặp khó khăn.
Kế toán nên tuân theo chuẩn mực 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng. Khi có những bằng chứng về khoản nợ phải thu khó đòi phù hợp theo quy định trong chế độ tài chính hiện hành. Khoản dự phòng phải thu khó đòi hạch toán là chi phí quản lý kinh doanh, khi hoàn nhập hạch toán là thu nhập khác.