Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm quốc tế CTT việt nam (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

2.3.1.1. Môi trường kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có biến động thì nền kinh tế của Việt Nam luôn có mức tăng trưởng cao và ổn định, Việt Nam có mức độ tăng trưởng đứng thứ 2 của châu Á chỉ sau Trung Quốc.

Theo Tổng Cục Thống kê cho biết, quy mô nền kinh tế 2016 theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng, GDP bình quân ước tính đạt được 45,7 triệu đồng, tương đương vơi 2.109 USD/người/năm và càng ngày càng tăng sau các năm.

Ngoài những thành tựu mà Việt Nam đạt được thì nền kinh tế vẫn còn tồn tại như khả năng chủ động kiềm chế lạm phát còn yếu kém, chưa đảm bảo, hệ thống tài chính ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khiến cho môi trường kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế không tránh khỏi việc ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt

hơn 162 tỷ USD. Đây là mức tăng thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra. Từ những thông tin trên ta có thể thấy được Việt Nam là nước có mức độ tăng trưởng cao và khá ổn định trong ngắn và trung hạn

Đây chính là điều kiện quan trọng để công ty CP Dược phẩm CTT Việt Nam yên tâm vào đầu tư và mở rộng phát triển thị trường góp phần vào phát triển chung của nghành và quốc gia.

2.3.1.2. Môi trường chính trị

Do các mặt hàng thuốc, thực phẩm chức năng, dược phẩm mà công ty CP Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam kinh doanh và phân phối trên thị trường phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài. Mà Nhà nước có chính sách nhập khẩu thuốc song song tức là khi một doanh nghiệp phân phối thuốc muốn nhập hàng từ nước ngoài thì cần phải có sự ủy quyền của một doanh nghiệp sản xuất thuốc thì mới được sở hữu thuốc nhập khẩu đó. Và cho đến hiện nay Nhà nước vẫn thực hiện chính sách hạn ngạch đối với giá trị thuốc nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước, cùng với thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu đôi khi làm cho công ty phải tốn nhiều thời gian mới nhập được hàng về và điều này có ảnh hưởng một phần lớn đến công ty.

Do chính sách quảng cáo và tiếp thị thuốc chữa bệnh không cho phép các thuốc

bắt buộc có kê đơn của bác sỹ được quảng cáo truyền thông mà phải tư vấn trực tiếp

cho nhà thuốc, y, bác sỹ. Do vậy mà doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của công ty bị ảnh hưởng.

2.3.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội

Mức tăng trung bình hàng năm của dân số trong độ tuổi lao động của nước ta là 2,8% ( mức tăng Thái Lan là 2,1%, Trung Quốc là 1,5%)

Bà Lê Kim Dung (Cục trưởng Cục việc làm phát biểu tại Hội nghị "Phát

triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng và sử dụng lao động" do Cục việc làm phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức mới đây) dân số năm 2018

ước tính khoảng 94 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,16 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về tỷ lệ lực lượng lao động. . Đây là điều kiện thuận lợi về nguồn cung lao động cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty CP Dược phẩm quốc tế CTT Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên tính đến hiện tại Việt Nam có hơn 75% dược sỹ trình độ đại học và sau đại học sau khi tốt nghiệp đều làm cho các doanh nghiệp, tổ chức

hiểu biết về dược phẩm cho lĩnh vực phân phối, kinh doanh thuốc là ít. Theo báo cáo tổng kết của Cục quản lý Dược Việt Nam thì tốc độ tăng của các dược sỹ có trình độ trung cấp và cao hơn rất thấp, đây là một trong những điểm yếu về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dược Việt Nam của Nhà nước.

2.3.1.4. Môi trường vi mô a, Khách hàng

Khi người tiêu dùng nhận thức được, để ý và thấy được sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn là khi nhu cầu của họ được hình thành. Ngoài ra, việc chuộng hàng ngoại là xu hướng không còn xa lạ với người Việt Nam. Thống kê cho thấy tỷ lệ yêu thích hàng Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,… vượt trội hơn hẳn so với tỷ lệ mua hàng. Khách hàng thường đánh giá cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu nước ngoài. Đây là lợi thế của công ty CTT Pharma với những mặt hàng sẵn có đều được nhập từ các thương hiệu nổi tiếng và đã được kiểm định so với các mặt hàng trong nước.

Sau khi xác nhận được nhu cầu, khách hàng sẽ tiến hành tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ. Sản phẩm của công ty với những thương hiệu uy tín có thể xây dựng riêng tập những niềm tin, thái độ riêng trong lòng khách hàng so với những hãn hiệu khác. Công ty CP Dược phẩm quốc tế CTT Pharma xây dựng các điều khoản sử dụng sản phẩm và các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đem lại lợi ích tối ưu cho khách hàng.

Với dược phẩm có mức giá hợp lý, giúp tối ưu hóa những nhu cầu của khách hàng và đem lại những lợi ích vượt ngoài mong đợi của sản phẩm của công ty CTT Pharma đem lại là lợi thế lớn giúp công ty có chỗ đứng và thị phần nhất định trên thị trường ngành Dược phẩm Việt Nam.

b, Nguồn cung ứng đầu vào

Hiện nay trên thị trường dược phẩm và thực phẩm chức năng của Việt Nam bị thả nổi, nhiều hàng giả, kém chất lượng được quảng cáo thái quá về tính năng sản phẩm. Tuy nhiên công ty CP Dược phẩm quốc tế CTT Việt Nam với nguồn gốc nhập từ các nước: Anh, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ, Slovenia,… Các sản phẩm của công ty cung cấp đều được kiểm tra về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và đảm bảo về chất lượng, dịch vụ hỗ trợ khác sau bán.

Năng lực chuỗi cung ứng có tác động tích cực lên lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Các sản phẩm đều được nhập từ các nước phát triển và công ty CTT Pharma thu nhận kiến thức định hướng theo thị trường làm cho chuỗi cung ứng

biệt với đối thủ cạnh tranh dẫn tới nâng cao lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của công ty CP Dược phẩm quốc tế Việt Nam là khả năng do chính công ty tạo ra trên cơ sở chất lượng sản phẩm, sản phẩm độc quyền nhập ngoại và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh. Từ kết quả này, tacs giả chỉ ra rằng cần không ngừng đầu tư phát triển năng lực động chuỗi cung ứng thông quan việc học hỏi tri thức mới về chuỗi cung ứng, mạnh dạn đưa ra những đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

c, Đối thủ cạnh tranh

Trong hoạt động kinh doanh của công ty CP Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam

đã phải cạnh tranh rất nhiều đối với các doanh nghiêu cùng lĩnh vực, ngành nghê. Tuy

nhiên, trong năm 2018 có sự tham gia mới của những thương hiệu lớn trên thị trường bán lẻ, phân phối trong ngành dược như Thế Giới Di Động, FPT Retail, Digiworld, Nguyễn Kim đã đầu tư và “lấn sân” để mở hoàng loạt các siêu thị thuốc cùng với dịch vụ phân phối, bán hàng hiện đại, tiện lợi nhằm thu được lợi nhuận từ lĩnh vực này khi mà thị trường công nghệ, điện máy đang trong giai đoạn bão hòa. Điều này đã gây sức ép cạnh tranh vô cùng lớn cho các công ty phân phối dược phẩm nói chung và công ty CP Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm quốc tế CTT việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w