Tổng quan về ngành dược phẩm và năng lực cạnh tranh trong ngành dược

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm quốc tế CTT việt nam (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Tổng quan về ngành dược phẩm và năng lực cạnh tranh trong ngành dược

ngành dược phẩm Việt Nam

Tiềm năng tăng trưởng lớn, nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người tại Việt Nam đạt 33 USD/người. Việt Nam mới chỉ đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa tự phát minh được thuốc đặc trị. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của ngành dược giai đoạn 2008-2012 đạt 23%/ năm, giai đoạn 2013-2019 đạt 17,5%/năm. Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ.

Ngành dược chưa được quy hoạch bài bản, chỉ tập trung vào các dòng phổ thông, bỏ ngõ phân khúc đặc trị cho người nước ngoài. Chính sách quản lý đang được điều chỉnh theo hướng phù hợp nhằm thúc đẩy ngành dược nội địa phát triển. Tại Việt Nam, đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S-GMP, EU-GMP để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng trúng thầu kênh ETC và khai thông thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, gia công thuốc và sản xuất nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả nhất để học hỏi và theo kịp trình độ phát triển của ngành dược thế giới.

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Tại Việt Nam ngành dược vẫn đang phải chịu sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu, chưa

khung pháp lý đang cần hoàn thiện... Xét về năng lực cạnh tranh

- Việt Nam nằm trong cực đông nam của bán đảo Đông Dương, vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với ba mặt giáp biển. Do đó nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình 84%/năm, lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 123-300cm và một số nơi có thể gây ra lũ. Với đặc điểm vị trí địa lý và khí hậu như vậy dẫn đến Việt Nam thường có nhiều dịch bệnh xuất hiện. Vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc rất lớn.

- Khi đời sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng càng chú trọng nhiều hơn đến chăm sóc sức khỏe. Không phải chỉ có người bệnh mới tìm đến thuốc mà ngay cả khi khỏe mạnh, các loại thuốc đùng phòng chống bệnh tật hay tăng cường sức khỏe cũng được sử dụng rất nhiều. Do đó, Việt Nam là một thị trường rộng lớn có nhiều tiềm năng mà ngành dược cần khai thác.

- Thị trường dược phẩm Việt Nam chưa thể cạnh tranh được với thuốc ngoại cả về chất lượng, chủng loại, mẫu mã,… Đồng thời, dược phẩm là một mặt hàng quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người và Việt Nam là một thị trường rộng lớn nhiều tiềm năng. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam là nhiệm vụ rất quan trọng cần phải giải quyết.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty CP Dược phẩm quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm quốc tế CTT việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w