6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.1.4 Kết quả sản xuất kinhdoanh chủ yếu trong 3 năm gần nhất
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
STT Chỉ tiêu Mã Thuyết minh 2015 2016 2017 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 13.379.027.779 14.480.138.880 16.376.166.656 2 Các khoản giảm trừ doanh
thu 02
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 02)
10 13.379.027.779 14.480.138.880 16.376.166.656
4 Gía vốn hàng bán 11 11.135.771.677 11.784.111.104 13.000.933.325
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 11 )
20 2.243.256.102 2.696.027.776 3.375.233.331
6 Doanh thu hoạt động tài chính
21 1.385.310 2.878.882 1.090.638
7 Chi phí tài chính 22 352.380.361 363.219.999 828.750.000 -Trong đó: Chi phí lãi vay 23 352.380.361 363.219.999 828.750.000 8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 1.152.250.000 1.530.300.500 1.637.616.666
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinhdoanh(30=20+21- 2224) 30 740.011.051 805.386.159 909.957.303 10 Thu nhập khác 31 11 Chi phí khác 32 12 Lợi nhuận khác (40 = 31 32) 40
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 = 30 + 40 )
50 IV.09 740.011.051 805.386.159 909.957.303
14 Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp 51 185.002.763 201.346.540 181.991.461
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51)
60 555.008.288 604.039.619 727.965.842
Từ bảng trên ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng liên tục trong 2 năm 2015-2016. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng đều qua các năm do công ty biết duy trì ổn định tài chính không bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên doanh thu tăng đều qua các năm .
2.2 Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty
2.2.1 Giới thiệu chung về thương hiệu công ty:
- Logo:
Logo là một yếu tố vô cùng quan trọng của thương hiệu, là một trong những yếu tố không thể thiếu của công ty. Logo được ví như bộ mặt của công ty, nó luôn là hình ảnh đại diện cho công ty một cách cụ thể nhất. Đối với thương hiệu logo như một cầu nối dễ dàng nhất để tiếp cận khách hàng cũng như tiếp cận thị trường.
Với nhiều lợi ích rõ rệt như vậy tuy nhiên công ty đã thành lập và đi vào hoạt động được hơn 12 năm nay lại mắc phải một sai lầm đó là chưa thống nhấtvà chọn lựa được một logo nhất định cho riêng thương hiệu của mình. Đây là một thiếu sót vô cùng nghiêm trọng mà công ty cần khắc phục sớm nhất có thể để giúp hoàn thiện cầu nối giữa khách hàng và thương hiệu công ty.
- Slogan:
“ Luôn là bạn đồng hàng của mọi người”
Slogan có vai trò vô cùng quan trọng đối với thương hiệu, là một yếu tố thiết yếu của thương hiệu. Slogan thú vị sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm được niềm tin người tiêu dùng, sự tò mò của khách hàng một cách dễ dàng. Không những vậy, slogan còn là một yếu tố song hành cùng thương hiệu trên mọi mặt trận truyền thông vậu nên nó chính là một đòn bẩy hoàn hảo và lí tưởng cho thương hiệu. Một slogan tốt sẽ có thể kết nối một cách mượt mà giữa khách hàng, người tiêu dùng với thương hiệu công ty cũng như với chính công ty, nó sẽ giúp công ty truyền đạt, khắc sâu tạo ấn tượng trong tâm trí họ về thương hiệu công ty.
Với slogan này công ty đã khẳng định mục tiêu chính của Công ty là mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ thân thiện nhất cũng như tốt nhất trong khả năng của mình.
Người tiêu dùng luôn an tâm với chất lượng và dịch vụ mà công ty mang đến. - Bao bì:
Là một công ty xây dựng nên sản phẩm mà công ty đưa ra thị trường sẽ khác biệt rất lớn đối với các sản phẩm khác. Các sản phẩm của các công ty khác có thể được bày biện, trưng bày một cách hoa mỹ bắt mắt và thiết kế tỉ mỉ gây ấn tượng cho khách hàng để họ tham khảo, đánh giá và ra quyết định mua hàng. Vậy nên khâu bao bì cho sản phẩm của Công ty cổ phần xây lắp Vĩnh Hưng không cần quá đầu tư và tỉ mỉ. Chi phí bỏ ra cho
khâu bao bì này được tiết kiệm và rút gọn hết sức có thể. Công ty đã dùng nguồn tài chính này để chuyển sang những mục khác tạo lợi ích lớn và cần thiết hơn so với bao bì.
2.2.2 Nhận thức của công ty về hoạt động hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu:
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có một vấn đề vô cùng cấp thiết là nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của thương hiệu. Nhận thức của ban lãnh đạo về nhận diện thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng sẽ ảnh rất lớn tới nhận thức của công nhân viên. Với đa số chủ doang nghiệp hiện nay, nhận diện thương hiệu đối với họ đơn thuần chỉ là logo, slogan; vì vậy, bộ phận thương hiệu đối với họ chỉ có tính chất phân biệt, nhận dạng mà chưa thực sự nhìn nhận được giá trị tiềm ẩn và lợi ích bất ngờ mà thương hiệu đem tới cho công ty. Việc phải làm thế nào để có được một hệ thống nhận diện thương hiệu còn lệ thuộc rất lớn vào nhận thức của lãnh đạo, nguồn lực công ty và khách hàng hướng tới….
Với công ty kinh doanh về lĩnh vực sản phẩm xây dựng không thể bày bán sản phẩm cho khách hàng nhìn thấy, đánh giá chi tiết hay khảo sát sản phẩm. Do vậy, việc công ty kinh doanh sản phẩm liên quan lĩnh vực xây dựng có thể tiếp cận được tới nhiều khách hàng cũng như trúng thầu một dự án hoặc nhiều công trình thì sẽ là lợi thế rất lớn nếu có một thương hiệu tốt, danh tiếng tốt giúp tăng niềm tin cùng độ tin cậy đối với khách hàng về công ty. Cho nên thương hiệu như thế nào, xây dựng ra sao sẽ là một dấu hỏi vô cùng lớn, một bài toán hóc búa đối với công ty.
Đi vào hoạt động hơn 12 năm, có một nền tảng là bề dày kinh nghiệm thế nhưng ban lãnh đạo lại chưa ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu, chưa nhận ra giá trị và lợi ẩn sau của việc phát triển thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu còn sơ sài, đơn giản mới chỉ dừng lại ở tên thương hiệu, slogan, các ấn phẩm của công ty… Cũng đã nhận ra vấn đề và tầm ảnh hưởng của thương hiệu nên công ty đã thành lập một nhóm Marketing-thương hiệu trực thuộc phòng Kinh doanh chuyên phụ trách, giải quyết các vấn đề liên quan tới marketing và thương hiệu của công ty. Tuy nhiên vấn đề về thương hiệu lại chưa được chú trọng, chưa thực sự được để tâm nhiều nên nhân lực và sự hiểu biết về lĩnh vực chưa nhiều cũng như chưa được đầu tư mạnh tay từ phía lãnh đạo. Nhận thức của trưởng nhóm khá cao khi mạnh dạn nêu ý kiến rằng việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống nhận diện thương hiệu riêng cho công ty là một việc vô cùng cấp thiết, cần được đầu tư cần quan tâm nghiêm túc ngay từ khâu xây dựng ý tưởng cho tới thực thi và bảo vệ chính bộ hệ thống nhận diện thương hiệu đó.
Trong xã hội và thị trường hiện nay, nếu công ty không ý thức được và có cái nhìn mang tính chiến lược dài hạn xa rộng hơn thì việc kinh doanh của chính công ty sẽ gặp phải rất nhiều rào cản cũng như hạn chế. Vậy nên việc cần phải xây dựng và hoàn
thiện một bộ hệ thống nhận diện thương hiệu đầy đủ và hoàn hảo là một vấn đề vô cùng cấp thiết và cần được quan tâm trong lúc này đối với công ty.
2.2.3 Đầu tư của công ty về công tác hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
Khi có trong tay một thương hiệu danh tiếng, công ty qua đó sẽ thu lại rất nhiều lợi ích như tăng thị phần nhờ việc duy trì được một lượng khách hàng trung thành ổn định và chiếm ưu thế trong lòng các khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, có thể khách hàng trung thành của đối thủ cạnh tranh cũng sẽ bị dao động bởi danh tiếng thương hiệu của công ty. Cùng với đó, một thương hiệu danh tiếng sẽ giúp công ty đưa ra một chính sách giá mới có lợi nhuận cao hơn so với chính sách giá cũ cũng như cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng để có được một thương hiệu tiếng tăm khá khó nhằn, công ty cần phải đồng thời hội tụ được nhiều yếu tố.
Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị thương hiệu – Đại học Thương Mại- cho hay: “ Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu đúng về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Các doanh nghiệp này hiện chỉ đang xây dựng và phát triển dựa trên hệ thống các dấu hiệu thương hiệu và chỉ là một phần nhỏ bé và sơ sài nhất về việc là thương hiệu”
Là một công ty kinh doanh, đầu tư về lĩnh vực xây dựng, lắp đặt công trình với số vốn điều lệ là 120 tỷ tuy nhiên phần lớn chi phí đầu tư của công ty cổ phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng lại dồn vào tài sản cố định như máy móc, thiết bị, vật liệt vật tư hỗ trợ xây lắp, chi phí cho nguồn nhân lực… Chi phí đầu tư cho mảng thương hiệu còn rất ít chủ yếu tập trung vào bao bì sản phẩm, văn phòng phẩm.
Ngoài việc tận dụng chính các ý tưởng từ các nguồn nhân lực của công ty, các bước tiến hành khác công ty hoàn toàn phải thuê ngoài. Vì họ chưa chú trọng nên chưa đầu tư kinh phí cũng như nhân lực cho mảng này. Dẫn đến việc phải thuê ngoài gần như hoàn toàn khi hoạt động liên quan đến lĩnh cực thương hiệu diễn ra trong công ty.
2.2.4 Thực trạng công tác triển khai hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
Sau khi nhận thấy thực trạng về đầu tư như phần 2.2.3 được phân tích và đưa ra kết luận công ty chủ yếu thuê ngoài về các khâu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu như các ấn phẩm công ty…
- Đồng phục nhân viên:
Với đặc thù công việc cũng như đặc thù ngành nghề lĩnh vực, nhân viên công ty luôn luôn phải để ý đến hình ảnh bản thân, cẩn trọng trong tác phong để gây ấn tượng tạo thiện cảm với khách hàng của mình. Vest bộ, sơ mi, bảng tên, tác phong chuyên nghiệp làm việc rõ ràng dứt khoát sẽ được đánh giá cao trong mắt khách hàng, tạo niềm tin cũng như dễ dàng nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, giúp hình ảnh công ty đi lên
rất nhiều. Về vấn đề đồng phục công ty đã quán triệt rõ ràng từ nhân viên tới lãnh đạo tất cả các phòng ban, nhóm tổ.
Công ty hàng năm bỏ ra một khoản tương đối lớn cho vấn đề đồng phục nhân viên: nhân viên nam sẽ được nhận hỗ trợ 2.000.000 đồng và nhân viên nữ sẽ được nhận hỗ trợ 1.700.000. Qua mức ngân sách đó có thể nhận thấy công ty đã để tâm đến hình ảnh của lãnh đạo, nhân viên nói riêng và hình ảnh công ty nói chung trong mắt khách hàng.
- Ấn phẩm của công ty:
Hình 2.1 Ấn phẩm của công ty cổ phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng
Hiện công ty đã in tên viết tắt của mình lên các ấn phẩm văn phòng như túi đựng tài liệu, phong bì, túi quà cho nhân viên… Mặc dù vậy phía công ty vẫn chưa thống nhất được logo nên đây là vấn đề cần chú ý và khắc phục sớm để hệ thống nhận diện thương hiệu của mình được tốt hơn.
- Bảo vệ thương hiệu:
Công ty cổ phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng tính đến nay đã hoạt động được hơn 12 năm nhưng vẫn chưa đăng kí bảo hộ thương hiệu trong khi đó công ty đã có gần đầy đủ các yếu tố của nhận diện thương hiệu cần có. Trong thị trường thật giả lẫn lộn ngày nay thì đây là một thiếu sót vô cùng lớn của công ty mà bên công ty đã không nghĩ đến.
2.3 Một số nhận định và đánh giá về hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty cổ phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng
2.3.1 Đánh giá mức độ nhận biết của hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty
Khảo sát kiểm tra mức độ nhận biết thương hiệu công ty được thực hiện bằng bảng hỏi với kích thước mẫu điều tra là 100 người, bảng hỏi được gửi tới nhiều đối tượng khác nhau như nhân viên trong công ty, tổ chức hoặc khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty, nhân viên thuê ngoài của công ty,… Sau khi kết thúc quá trình khảo sát đã thu được những phản hồi về thương hiệu công ty như sau:
2.3.1.1Mức độ biết đến thương hiệu công ty
72.00% 28.00%
Có Không
Qua quá trình gửi phiếu khảo sát đã nhận được kết quả về mức độ nhận biết đối với thương
thương hiệu là chiếm 72%, trong đó 28% còn lại chưa từng được biết đến thương hiệu này.
Với biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy công ty đã được khá nhiều khách hàng biết đến và ghi nhớ trong tiềm thức. Và nhìn nhận vào vấn đề ta sẽ thấy đây chính là dấu hiệu tốt và cũng chính là lợi thế đã đạt được của hệ thống nhận diện thương hiệu. Vậy nhưng kết quả bên trên chỉ mang tính tổng thể, nếu ta chỉ nhìn vào đó thì chưa đánh giá chuẩn xác được hiệu quả thực sự của từng yếu tố cấu thành.
Đối tượng khảo sát:
Người quản lý, lãnh đạo giám sát công ty chiếm 18%, nhân viên văn phòng chiếm 31%, nhân viên kinh doanh chiếm 6%, nhân viên kế toán- tài chính chiếm 20%, còn 25% là kỹ thuật viên. (Biểu đồ 2.3.2)
Nhân viên văn p hòng Ngườ i quả n lý, điều hành công ty Kỹ th uật v iên Nhân viên kinh doan h Nhân viên kế to án tà i chí nh 0% 5% 10% 15% 20% 25%30% 35% 31% 18% 25% 6% 20%
Biểu đồ 2.3.2 : Đối tượng khảo sát
2.3.1.2Mức độ nhận biết về lĩnh vực kinh doanh của công ty
Với hệ thống nhận diện thương hiệu và phong cách cũng như các hoạt động truyền thông của mình, công ty khá thành công trong việc tiếp cận tới khách hàng về lĩnh vực kinh doanh. Thực tế cho thấy khả năng nhận biết đến 70% và đặc biệt trong số đó có đến 68% khách hàng nhận xét rằng tên thương hiệu của công ty dễ nhận biết và khác biệt. Đây là lợi thế cũng như đòn bẩy rất tốt cho công ty có những hoạt động tryền thông đưa công ty cũng như thương hiệu của mình đến gần với khách hàng và công chúng hơn.
70.00% 30.00%
Biểu đồ 2.3.3: Tỷ lệ nhận biết lĩnh vực kinh doanh của công ty
Có Không
2.3.1.3 Nhận xét đánh giá về bao bì sản phẩm
65.00% 25.00%
10.00%
Biểu đồ 2.3.4: Đánh giá về bao bì sản phẩm
Ấn tượng, dễ nhận biết
Bình thường, không để lại ấn tượng Chưa nhìn thấy
Theo như đánh giá từ phía khách hàng thì kết quả tương đối khả quan: 65% nhận thấy bao bì ấn tượng và dễ nhận biết; 25% thấy bình thường và không có ấn tượng; còn 10% thì chưa nhận biết được bao bì của sản phẩm công ty. Số liệu cho ta thấy được công ty đã có cái nhìn khá tốt trong khâu thiết kế bao bì dù thuê ngoài. Đây cũng được coi là lợi thế của công ty đối với vấn đề nhận diện thương hiệu. Việc khách hàng và người tiêu dùng có ấn tượng với bao bì sản phẩm như một bước đà để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
2.3.1.4 Cảm nhận về tác phong làm việc của nhân viên
Cảm nhận của khách hàng về tác phong, văn hóa ứng xử của đội ngũ nhân viên trong công ty khi khách hàng đã tiếp xúc và trò chuyện được khảo sát khá chi tiết. Với tính cách thân thiện, vui vẻ, lịch sự thì có 78% khách hàng đã đồng ý với nhận xét trên, cách ăn mặc lịch sự nghiêm túc được đánh giá 19%, khoảng 3% là khách hàng chưa thấy trang phục không lịch sự của nhân viên trong công ty, sự không thân thiện trong