6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.2.2 Giải pháp về triển khai áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu
- Tăng cường điều tra, khảo sát ý kiến khách hàng về hệ thống nhận diện thương hiệu của công
Hiệu quả của hệ thống nhận diện thương hiệu được đánh giá thông qua mức độ nhận biết, mức độ cảm nhận, sự hài lòng của khách hàng về các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu. Mục đích của việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cũng xuất phát từ mong muốn khách hàng có thể tiếp cận tốt hơn và ghi nhớ tốt hơn về thương hiệu. Do đó, mà việc theo dõi, khảo sát để lấy ý kiến của khách hàng về hệ thống nhận diện thương hiệu hiện tại của công ty là điều cần làm để từ đó phân tích và thấy được những hạn chế còn tốt tại, để thấy được hệ thống hiện tại đã phù hợp hay chưa, còn điểm gì cần điều chỉnh và phải điều chỉnh như thế nào.
- Tăng cường triển khai hệ thống nhận nhiện thương hiệu qua các điểm tiếp xúc thương hiệu
Chú trọng nhiều đến công tác triển khai hệ thống nhận diện qua các điểm tiếp xúc nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết thương hiệu một cách chính xác, những mục tiêu phấn đấu của Công ty trong những năm kế tiếp đó là phải lấy được lòng tin của khách hàng, đối tác, khẳng định vị thế trong và ngoài ngành nhằm vươn cao vươn xa hơn, bước tiếp những bước tiến mới, ổn định vững chắc.
Qua khảo sát có thể nhận thấy hình ảnh thương hiệu công ty trong tâm trí khách hàng còn khá mờ nhạt, quảng cáo hình ảnh của công ty chưa thực sự mạnh. Cần phải tăng cường hơn nữa cho công tác quảng cáo. Tổng công ty cần quan tâm việc tham gia các hội chợ triển lãm về lĩnh vực xây dựng và lắp đặt thiết bị, kết hợp với việc phát tờ rơi, tặng kèm những món quà nhỏ nhưng có giá trị rất lớn, các vật dụng thông thường gần gũi với nhu cầu thiết yếu của khách hàng như mũ bảo hiểm, mũ vải, móc chìa khóa, quẹt ga, áo mưa, bút… có in tên thương hiệu, logo Công ty giúp hình ảnh thương hiệu đến gần với người dân hơn nữa.
Giá cả cho việc triển khai qua những kênh thông tin hay trên phương tiện truyền thông đặc biệt là truyền hình tại Việt Nam quá cao đối với các doanh nghiệp. Với qui định này, một số doanh nghiệp sẽ hạn chế, không đủ khả năng để làm quảng cáo, một trong những cách quảng bá để xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng mà giảm được một khoảng chi phí nhất định bằng cách tiến hành sử dụng chiến lược quảng cáo đánh vào tâm lý khách hàng bằng một số hình ảnh quảng cáo ngoài trời như trên xe buýt, xe đón công nhân viên mang hình ảnh logo công ty.
- Nâng cao nhận thức của công ty về thương hiệu.
Để xây dựng thương hiệu mạnh nói chúng và hoàn thiện được hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng thì trước hết cần nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu. Vì vậy cần không ngừng xây dựng và phát triển những giá trị “Văn hóa công ty” cũng như nhân thức về thương hiệu thông qua việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhân viên cũng góp phần tạo lên thương hiệu và bộ mặt của công ty. Do đó cần giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị và nhất là phong cách, thái độ giao tiếp, ứng xử; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc; phát động các phong trào thi đua, các cuộc thi; đẩy mạnh các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo… xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa cốt lõi, đạo đức trách nhiệm và những hành vi ứng xử chuẩn mực, làm nên chữ Tín và trở thành nhân tố cốt lõi thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của công ty
- Xây dựng phòng thương hiệu chuyên trách
Thương hiệu có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là cả một quá trình lau dài và bền bỉ. Do đó cần có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm về vấn đề thương hiệu. Công ty do chưa xây dựng cho mình một phòng ban chuyên trách về thương hiệu do đó là hoạt động về thương hiệu chưa được quản lý triệt để dẫn đến hiệu quả trong triển khai hệ thống nhận
diện thương hiệu còn hạn chế. Vì vậy, yêu cầu xây dựng một phòng ban chuyên trách về thương hiệu cho công ty là rất cần thiết. Phòng thương hiệu sẽ đảm nhận công việc truyền thông cũng như thiết kế, triển khai, chỉnh hoàn chỉnh thương hiệu cho công ty. Việc lập phòng thương hiệu sẽ giúp cho công ty xử lý linh hoạt hơn các vấn đề liên quan đến thương hiệu.
- Cân đối nguồn ngân sách cũng như các nguồn lực khác trong xây dựng và triển khai
Công ty cần lập ra một nguồn vốn riêng dành cho việc đầu tư cho thương hiệu. Bên cạnh đó cần lên kế hoạch cụ thể và chi tiết trong từng giai đoạn từ thiết kế đến triển khai hệ thống, sắp xếp thời gian và nguồn lực sao cho phù hợp để tránh lãng phí tài chính cũng như các nguồn lực khác.
- Thực hiện đồng bộ hóa từ cách bài trí, đồ dùng văn phòng, bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất,… cho đến hình ảnh người nhân viên công ty thể hiện sự chuyên nghiệp. Góp phần tạo ấn tượng và giúp khách hàng có thể ghi nhớ nhận diện được thương hiệu của công ty cũng như gia tăng độ tin cậy của khách hàng đối với công ty.
- Tổ chức triển khai các cuộc thi, chương trình sáng tạo mà thành phần tham gia chính là công nhân viên công ty. Việc đó sẽ giúp công ty tận dụng được tối đa kho kiến thức và nguồn cảm hứng sáng tạo vô hạn này một cách triệt để, đồng nghĩa với nó công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn để thuê ngoài.
KẾT LUẬN
Hệ thống nhận diện thương hiệu công ty đã đạt được mục đích kỳ vọng ban đầu của công ty đề ra đó là giúp khách hàng nhận biết và phân biệt được công ty với các thương hiệu cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty vẫn chưa hoàn thiện. Vẫn còn nhiều hạn chế cả trong thiết kế và triển khai hệ thống. Vì vậy công ty cần tiếp tục tìm hiểu và đưa ra các điều chỉnh cho bộ nhận diện thương hiệu để giúp gia tăng sức mạnh cho thương hiệu của mình.
Qua bài khóa luận, với những kiến thức đã học được trên giảng đường, cùng với thực tế quan sát và phân tích về thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng, em đã đưa ra một số đánh giá cũng như kiến nghị một số giải pháp trong viêc hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu công ty, hy vọng có thể giúp công ty phần nào nhận ra và có hướng hoàn thiện hệ thống nhận diện tốt hơn.
Do kiến thức còn hạn hẹp và kinh nghiệm làm việc thực tế chưa có nhiều nên những giải pháp mà em đưa ra chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô. Đồng thời xin được gửi lời cảm ơn và chúc toàn thể Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng sẽ ngày càng phát triển vũng mạnh!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Building Strong Brand” - David A.Aaker
2. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu và phác thảo hệ thống nhận diện thương hiệu trường đại học thương mại” - Đào Thị Dịu, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Cẩm Ly.
3. Luận văn “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty cổ phần
Viễn thông Tuổi trẻ (Yotel)” - Nguyễn Thị Cúc – Chuyên ngành quản trị thương hiệu,
Trường đại học thương mại.
4. “Thương hiệu với nhà quản lý” , tác giả Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung (2009). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
5. Bài giảng Quản trị thương hiệu, hệ đại học - Bộ môn Quản trị thương hiệu, Trường đại học thương mại.
6. Thương hiệu và quảng cáo phép thuật phát triển kinh doanh của doanh nghiệp- Nguyễn Dương (2006), Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
I. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG:
Xin chào anh/chị, tôi đang thực hiện một cuộc điều tra về hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty cổ phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về khả năng nhận biết, phân biệt, ghi nhớ của khách hàng đến thương hiệu công ty thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu của thương hiệu này. Rất mong nhận được ý kiến của anh/chị để chứng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin cam kết giữ bí mật các thông tin riêng của khách hàng. Xin trân trọng cảm ơn!
1. Độ tuổi của bạn: - 22-35
- 36-45 - > 45
2. Nghề nghiệp của bạn: …… 3. Chức vụ của bạn:
- Nhân viên
- Quản lý cấp trung - Quản lý cấp cao - Chủ doanh nghiệp 4. Thu nhập: - < 6 triệu - 6 - 10 triệu - 10 – 20 triệu - > 20 triệu
5. Bạn có biết đến công ty không? - Có
- Không
6. Bạn biết công ty kinh doanh lĩnh vực gì không? - Điện tử
- Dịch vụ du lịch
- Sản xuất đồ điện dân dụng - Phân phối thiết bị điện quang 7. Ấn tượng của bạn về công ty:
- Không có ấn tượng - Ấn tượng xấu
8. Nhận xét về bao bì sản phẩm: - Dễ nhận biết
- Không ấn tượng - Chưa nhìn thấy
9. Tên thương hiệu của công ty: - Dễ nhớ, dễ thuộc
- Khó nhớ
10. Đồng phục công ty:
- Chuyên nghiệp, ấn tượng, bắt mắt
- Thiếu chuyên nghiệp, gây khó chịu với người nhìn 11. Website công ty hoạt động như thế nào?
- Hiệu quả
- Không hiệu quả - Tương đối
12. Thiết kế công ty có gây ấn tượng với bạn không? - Ấn tượng, sáng tạo
- Không ấn tượng
13. Bạn cảm thấy hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty có nhất quán không? - Nhất quán, tương đồng
- Không nhất quán
14. Nếu sắp tới cần sử dụng dịch vụ và thiết bị điện quang thì bạn có lựa chọn công ty không?
- Có - Không
- Cân nhắc thêm
15. Bạn biết đến thương hiệu bằng cách thức nào? - Được giới thiệu qua người quen
- Mạng Internet, TV, báo đài
- Vô tình nhìn thấy trong khi di chuyển II. ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN:
Tôi là Hoàng Lan Anh sinh viên khoa Marketing chuyên ngành Quản tị thương hiệu, trường Đại học Thương Mại. Với mục đích khảo sát hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty cố phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng, tôi xin gửi tới quý vị bảng câu hỏi này. Tôi vô cùng biết ơn quý vị đã dành thời gian quý báu của mình để giúp đỡ
hoàn thành bảng khảo sát ngày hôm nay. Tôi đảm bảo những thông tin này chỉ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Thương hiệu của công ty trong nhận thức của bạn là: - Nhãn hiệu công ty
- Tên thương mại của doanh nghiệp - Xuất xứ hoặc chỉ dẫn về doanh nghiệp - Khác
2. Theo bạn được biết thì thương hiệu được đăng ký bảo hộ không? - Đã đăng ký
- Chưa được đăng ký - Không quan tâm
3. Theo bạn việc hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu có thật sự cần thiết và quan trọng không?
- Vô cùng quan trọng - Không thật sự cần thiết - Không nên đầu tư quá nhiều
4. Nhận diện thương hiệu có giúp ích gì? - Khách hàng dễ nhận biết
- Tăng giá thành sản phẩm - Tăng uy tín cho công ty
- Phát triển hình ảnh của công ty, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài 5. Công ty có hoạch định chiến lược cho thương hiệu cụ thể không?
- Có - Không
6. Những năm qua công ty có chú trọng phát triển thương hiệu không? - Có
- Không - Không để ý
7. Hoạt động Website công ty có đạt được hiệu quả không? - Có
- Không
8. Hành động và hoạt động của công ty đối với hệ thống nhận diện thương hiệu: - Hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu
- Phát hành ấn phẩm, quần áo, banner, catalog, bảng biển,… - Quảng cáo thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu cho công ty
9. Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới ưu tiên vào: - Bổ sung các điểm tiếp xúc thương hiệu
- Làm mới thương hiệu - Khác
10. Theo bạn hệ thống nhận diện thương hiệu cần thay đổi những gì? Đóng góp của bạn để nâng cao thương hiệu công ty?
……… ………
III. ĐỐI VỚI BAN LÃNH ĐẠO:
Tôi là Hoàng Lan Anh sinh viên khoa Marketing chuyên ngành Quản tị thương hiệu, trường Đại học Thương Mại. Với mục đích khảo sát hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty cố phần đầu tư xây lắp Vĩnh Hưng, tôi xin gửi tới ban lãnh đạo một số thắc mắc. Tôi vô cùng biết ơn ban lãnh đạo đã dành thời gian quý báu của mình để giúp đỡ hoàn thành khảo sát ngày hôm nay. Tôi đảm bảo những thông tin này chỉ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Theo a/c thương hiệu có vai trò như thế nào đối với quý công ty? Công ty đã có hệ thống nhận diện thương hiệu cho mình chưa? Đã áp dụng hệ thống đó như thế nào?
2. Bộ phận marketing được đầu tư khoảng bao nhiêu % doanh thu trong một năm? Trong những năm tới a/c có ý định nâng mức đầu tư lên không và nếu có thì khoảng bao nhiêu %?
3. Những yêu cầu cơ bản mà công ty đặt ra đối với một nhân viên Marketing là gì? Trước nay công ty có chú trọng đào tạo nhân viên Marketing hay không?
4. Công ty đã đầu tư cho hệ thống nhận diện thương hiệu như thế nào? Công ty trong những năm tới có dự định cải thiện lại hoặc hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu hay không?
5. Những thành công và những khó khăn còn tồn tại khi công ty áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu? Các giải pháp trong thời gian tới để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động của thương hiệu?