6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.3.1 Đánh giá mức độ nhận biết của hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty
Khảo sát kiểm tra mức độ nhận biết thương hiệu công ty được thực hiện bằng bảng hỏi với kích thước mẫu điều tra là 100 người, bảng hỏi được gửi tới nhiều đối tượng khác nhau như nhân viên trong công ty, tổ chức hoặc khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty, nhân viên thuê ngoài của công ty,… Sau khi kết thúc quá trình khảo sát đã thu được những phản hồi về thương hiệu công ty như sau:
2.3.1.1Mức độ biết đến thương hiệu công ty
72.00% 28.00%
Có Không
Qua quá trình gửi phiếu khảo sát đã nhận được kết quả về mức độ nhận biết đối với thương
thương hiệu là chiếm 72%, trong đó 28% còn lại chưa từng được biết đến thương hiệu này.
Với biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy công ty đã được khá nhiều khách hàng biết đến và ghi nhớ trong tiềm thức. Và nhìn nhận vào vấn đề ta sẽ thấy đây chính là dấu hiệu tốt và cũng chính là lợi thế đã đạt được của hệ thống nhận diện thương hiệu. Vậy nhưng kết quả bên trên chỉ mang tính tổng thể, nếu ta chỉ nhìn vào đó thì chưa đánh giá chuẩn xác được hiệu quả thực sự của từng yếu tố cấu thành.
Đối tượng khảo sát:
Người quản lý, lãnh đạo giám sát công ty chiếm 18%, nhân viên văn phòng chiếm 31%, nhân viên kinh doanh chiếm 6%, nhân viên kế toán- tài chính chiếm 20%, còn 25% là kỹ thuật viên. (Biểu đồ 2.3.2)
Nhân viên văn p hòng Ngườ i quả n lý, điều hành công ty Kỹ th uật v iên Nhân viên kinh doan h Nhân viên kế to án tà i chí nh 0% 5% 10% 15% 20% 25%30% 35% 31% 18% 25% 6% 20%
Biểu đồ 2.3.2 : Đối tượng khảo sát
2.3.1.2Mức độ nhận biết về lĩnh vực kinh doanh của công ty
Với hệ thống nhận diện thương hiệu và phong cách cũng như các hoạt động truyền thông của mình, công ty khá thành công trong việc tiếp cận tới khách hàng về lĩnh vực kinh doanh. Thực tế cho thấy khả năng nhận biết đến 70% và đặc biệt trong số đó có đến 68% khách hàng nhận xét rằng tên thương hiệu của công ty dễ nhận biết và khác biệt. Đây là lợi thế cũng như đòn bẩy rất tốt cho công ty có những hoạt động tryền thông đưa công ty cũng như thương hiệu của mình đến gần với khách hàng và công chúng hơn.
70.00% 30.00%
Biểu đồ 2.3.3: Tỷ lệ nhận biết lĩnh vực kinh doanh của công ty
Có Không
2.3.1.3 Nhận xét đánh giá về bao bì sản phẩm
65.00% 25.00%
10.00%
Biểu đồ 2.3.4: Đánh giá về bao bì sản phẩm
Ấn tượng, dễ nhận biết
Bình thường, không để lại ấn tượng Chưa nhìn thấy
Theo như đánh giá từ phía khách hàng thì kết quả tương đối khả quan: 65% nhận thấy bao bì ấn tượng và dễ nhận biết; 25% thấy bình thường và không có ấn tượng; còn 10% thì chưa nhận biết được bao bì của sản phẩm công ty. Số liệu cho ta thấy được công ty đã có cái nhìn khá tốt trong khâu thiết kế bao bì dù thuê ngoài. Đây cũng được coi là lợi thế của công ty đối với vấn đề nhận diện thương hiệu. Việc khách hàng và người tiêu dùng có ấn tượng với bao bì sản phẩm như một bước đà để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
2.3.1.4 Cảm nhận về tác phong làm việc của nhân viên
Cảm nhận của khách hàng về tác phong, văn hóa ứng xử của đội ngũ nhân viên trong công ty khi khách hàng đã tiếp xúc và trò chuyện được khảo sát khá chi tiết. Với tính cách thân thiện, vui vẻ, lịch sự thì có 78% khách hàng đã đồng ý với nhận xét trên, cách ăn mặc lịch sự nghiêm túc được đánh giá 19%, khoảng 3% là khách hàng chưa thấy trang phục không lịch sự của nhân viên trong công ty, sự không thân thiện trong cách ứng xử của nhân viên trong công ty là 0%. Ngoài ra, việc thể hiện cách ứng xử, giao tiếp của nhân viên, tác phong làm việc tương đối nghiêm túc, còn một số hạn chế có thể do một số nhân viên gặp sự cố trong việc đi lại ảnh hưởng đến việc ăn mặc không được lịch sự không đúng quy định.
78.00% 19.00%
3.00%
Thân thiện, vui vẻ, lịch sự Trang phục lịch sự, nghiêm túc
Không thân thiện Trang phục không lịch sự
2.3.1.5 Nhận biết công ty qua các điểm tiếp xúc thương hiệu
Tỷ lệ biết thương hiệu công ty qua các điểm tiếp xúc thương hiệu như: truyền miệng 31%, báo chí 29%, mạng xã hội 28%, nhân viên 8%, áp phích + băng rôn 4% (biểu đồ 2.3.6)
Truyền miệng chiếm tỷ lệ lớn nhất, đây là lý do vì sao tỷ lệ biết đến thương hiệu công ty khá cao nhưng khả năng nhận biết thương hiệu lại thấp do tiếp xúc bằng truyền miệng chỉ để lại dấu ấn về tên gọi, danh tiếng sản phẩm còn sự nhận biết về hình ảnh thương hiệu là không có.
29.00% 31.00% 28.00% 4.00% 8.00% Báo chí truyền miệng Website
ap phich, băng rôn Nhân viên
2.3.1.6Mức độ hài lòng về hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty
Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần mức độ hài lòng về hình ảnh thương hiệu ở mức tương đối, còn một vài điểm thiếu xót cần điều chỉnh và khắc phục nhằm đem lại sự tối ưu hơn nữa cho việc quảng bá thương hiệu. Một số khách hàng còn chưa hài lòng về đồng phục nhân viên hay việc quảng bá thương hiệu còn hạn chế, hình ảnh công ty với màu sắc,thiết kế chưa để lại nhiều dấu ấn và chưa truyền tải được thông điệp của công ty. (Biểu đồ 2.3.7)
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 48 39 29 9 28 3 9 24 24 45 29 30 29 48 26 17 14 53 35 58 40 20 12 9 7 10 3
Biểu đồ 2.3.7 : Mức độ hài lòng về hệ thống nhận diện thương hiệu công ty
Không hài lòng Bình thường Hài lòng