8.3.PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và thiết kế chế tạo robot tham gia cuộc thi sáng tạo robocon Việt Nam năm 2008 (Trang 42 - 46)

PHỤ LỤC

Phần mềm mô phỏng thiết kế mạch và lập trình. Phần mềm Orcad 9.2

Việc thiết kế, tính toán, mô phỏng, vẽ mạch in có thể rất dễ dàng với phần mềm Orcad 9.2, Orcad 10. Đặc biệt là việc tính toán giá trị các linh kiện trong mạch.

Ví dụ tính toán mạch nguồn trên qua mô phỏng:

Hình 4.12: Giao diện Orcad 9.2

+Việc mô phỏng để chọn các giá trị linh kiện cho phù hợp với thiết kế là rất đơn giản. Bước 1 Vẽ mạch sơ đồ mạch nguyên lý với các linh kiện lấy trong thư viện PSpice. Bước 2 Lập profile bằng cách kích chọn nút lệnh New Simulation Profile,đặt tên -> Create. Bước 3 Cửa sổ Simulation Setting hiện ra, trong ô Analysis type chọn Bias point ->Apply ->OK. Bước 4 Quay về cửa sổ thiết kế mạch nguyên lý, kích vào nút lệnh Run PSpice, cửa sổ SCHEMATIC -<<tên profile>>-PSpice A/D hiện nên, sau khi chương trình tính toán được thực hiện song, ta thu nho cửa sổ

này để quan sát kết quả tính toán được. Bước 5 Kích lần lượt vào các nút lệnh trên thanh công cụ: Enable Bias Voltage Display, Enable Bias Current Display, Enable Bias Power Display -> quan sát kết quả các thông số tính toán được, nếu không phù hợp thì có thể điều chỉnh lại giá trị các linh kiện rồi quay lại bước 1.

Nhược điểm của phần mền này là thư viện mô phỏng còn hạn chế.

Phần mềm Proteus 6 Professional

Phần mềm này có 2 module hỗ trợ cho thiết kế, lập trình mô phỏng, vẽ mạch in. Module ARES 6 Professional hỗ trợ cho vẽ mạch in. Module ISIS 6 Professional hỗ trợ cho mô phỏng mạch đặc biệt là các mạch có sử dụng các bộ điều khiển lập trình. Trong phần này sẽ giới thiệu sơ lược về sử dụng module ISIS 6 Professional trong mô phỏng vi điều khiển.

Hình 4.13: Giao diện ISIS 6 Professional.

Module nay hỗ trợ tốt cho việc thiết kế mạch mới có sử dụng bộ vi điều khiển mà ta cần xem xét tính khả thi của việc thiết kế đặc bịêt là đối với các linh kiện mới. Ở đây để cho đơn giản ta lấy ví dụ về dùng PIC16F88 lập trình cho led nhấp nháy.

Bước 1 Sau khi mở giao diện module, ta lần lượt vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch trên: Gõ ‘P’ để vào thư viện lấy các linh kiện ra và sắp sếp như hình vẽ trên, dùng chuột trái để nối chân các linh liện lại ta được sơ đồ nguyên lý của mạch trên.

Bước 2 Viết chương trình, việc này có thể thực hiện ngay trên phần mềm này, hoặc viết, biên dịch ở các phần mềm thông thường.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và thiết kế chế tạo robot tham gia cuộc thi sáng tạo robocon Việt Nam năm 2008 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)