Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU của công ty cổ phần X20 (Trang 35 - 38)

3.4.2.1 Tồn tại và hạn chế của công ty

Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên , nhưng trong quá trình hoạt động, công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định. Xét riêng về hiệu quả kinh doanh, có thể thấy trong giai đoạn qua công ty luôn có sự thay đôi lên xuống của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh dưới đây.

- Về lợi nhuận: Lợi nhuận tăng không đều,cụ thể lợi nhuận tăng tỷ lệ không tương xứng với sự tăng trưởng của doanh thu. Doanh thu, chi phí xuất khẩu tăng không tương ứng nhau là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thiếu ốn định trong sự biến động của lợi nhuận. Điều này đặt ra yêu cầu, trong thời gian tới công ty phải tìm kiếm và áp dụng các giải pháp làm lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhập khẩu tăng trưởng ôn định, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của công ty nói chung.

- Về tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: Mức tỷ suất này có sự biến động không ôn định khi tăng khi giảm. Tỷ suất này vẫn còn khá thấp .

- Về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Tương tự như mức thông số theo chi phí, doanh thu tăng rõ rệt nhưng lợi nhuận thu về không tăng nhiều. Điều này chứng to sự tăng về lợi nhuận không ôn định mặc dù vẫn luôn duy trì tỷ suất dương. Như vậy yêu cầu đặt ra với công ty là phải tìm kiếm giải pháp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng, hiệu quả kinh doanh nói chung cho công ty.

- Về hiệu quả sử dụng lao động: mức doanh thu trung bình mỗi lao động tạo ra chưa phải cao, mức sinh lời lại tăng không ôn định. Điều này đặt ra yêu cầu với công ty, trong tương lai phải ôn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quan tâm nhiều hơn nữa tới đời sống, thu nhập của người lao động, qua đó ôn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty.

3.4.2.2 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của các hạn chế nêu trên. Trong đó, có thể kể đến một vài nguyên nhân sau:

- Nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công ty: Việc tuyển chọn nhân viên được thực hiện do nhu cầu chứ chưa thực sự có kế hoạch lâu dài, gắn với sự phát triển, mở rộng của công ty. Từ đợt sụt giảm nhân sự là chuyên viên xuất nhập khẩu, mặc dù công ty có tuyển thêm nhiều thực tập sinh là chuyên ngành thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu nhưng phần lớn nhân viên mới còn thiếu kĩ năng. Môi trường làm việc chưa có sự cạnh tranh mạnh mẽ nên nhân viên còn thiếu động lực phấn đấu

- Công tác đào tạo còn nhiều thiếu sót. Phần lớn là nhân viên mới có chút kĩ năng chuyên môn và nhân viên tuôi cao chuẩn bị nghỉ hưu nên năng suất lao động có phần giảm. Công ty vẫn chưa đưa ra được chiến lược duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện có. Lực lượng lao động không ôn định có thể làm tăng chi phí và tốn thời gian, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu của công ty.

- Việc phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của đối tác cũng là vấn đề đối với doanh nghiệp. Sự biến động đơn hàng lớn bé sẽ ảnh hưởng đến giá bán hàng hóa làm cho giá bán hàng hóa tăng giảm thất thường, từ đó tác động đến hiệu quả xuất khẩu.

nhiều chính sách tín dụng dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng mức độ giải ngân của những nguồn vốn này rất chậm. Hơn nữa, các doanh nghiệp muốn vay vốn từ nhà nước cũng gặp một số vấn đề khó khăn như thủ tục rườm rà,mất nhiều thời gian,chi phí...

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X20

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU của công ty cổ phần X20 (Trang 35 - 38)