Nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty, vì vậy công ty phải luôn chú trọng tới công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý sẽ quyết định
đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty. Do vậy, những biện pháp mà công ty có thể áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Về công tác tuyển dụng nhân sự
Chú trọng hơn về vấn đề tuyển dụng, ưu tiên những người đã từng có kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu đặc biệt có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (Tiếng Anh, ,…) cũng như bằng cấp tương đương. Công ty cần tuyển thêm những lao động có chuyên môn cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc này giúp ích cho công ty rất nhiều nên quá trình tuyển dụng đầu vào cần được hết sức chú trọng Việc tuyển dụng lao động cũng cần phải dựa trên nguyên tắc tuyển người phù hợp với mỗi vị trí chứ không tuyển người tốt nhất, tránh lãng phí về quỹ lương cũng như khai thác không hết năng lực của nhân viên. Tiến hành sắp xếp, bố trí nhân sự vào các vị trí tương ứng để thúc đẩy tối đa khả năng của từng cá thể. Đặc biệt, đối với những nhân viên mới cần có sự hướng dẫn, rèn giũa để có thể thực hiện tốt các công việc.
Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Căn cứ vào nhiệm vụ và chiến lược kinh doanh xuất khẩu phòng Hành chính cần có phương án tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cụ thể theo từng năm và chiến lược đào tạo phát triển dài hạn. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu luôn cần phải tiếp xúc và làm việc với các đối tác nước ngoài. Chính vì thế việc nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công nhân viên kinh doanh xuất khẩu cũng là một vấn đề rất cấp bách. Để làm được việc này, trước mắt công ty cần phải mở các khoá học giao tiếp ngắn hạn cho cán bộ, công nhân viên ngay tại công ty vào ngoài giờ hành chính. Về lâu dài, công ty phải có những chính sách đào tạo dài hạn cho cán bộ, công nhân viên như mở các lớp dạy ngoại ngữ vào một số ngày trong tuần để mời các giáo viên các trường ngoại ngữ đến dạy cho cán bộ, công nhân viên, cử cán bộ chủ chốt đi học tại các trường. Đối với lực lượng nhân viên mới tuyển dụng nên tô chức hình thức đào tạo kèm cặp, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ để nâng cao kinh nghiệm làm việc.
Về công tác đánh giá và đãi ngộ nhân sự
Thường xuyên tô chức kì sát hạch cho cán bộ nhân viên. Căn cứ vào kết quả bài sát hạch để đánh giá được điểm mạnh, yếu của từng nhân viên. Từ đó đưa ra biện pháp thích hợp đào tạo từng cá thể. Công ty cần trích ra một quỹ gọi là quỹ khen thưởng. Quỹ khen thưởng được dành cho tất cả các cá nhân và tập thể có
thành tích tốt hay có sáng kiến cải tiến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Số tiền thưởng phải đảm bảo một mức giá trị kinh tế đủ để khuyến khích các cán bộ, công nhân viên làm việc tốt hơn nữa. Công ty cần xem xét lại chế độ thăng tiến, đề bạt để tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, cống hiến sức mình xây dựng công ty phát triển. Bên cạnh các đãi ngộ vật chất cũng cần phải có các đãi ngộ tinh thần hợp lý cho người lao động. Tạo môi trường làm việc vui vẻ, hoà đồng cho cán bộ, công nhân viên. Tô chức hoạt động thể dục thể thao cho cán bộ, công nhân viên với nhau như tô chức giải bóng đá, cầu lông… Làm tốt công tác hiếu hỷ, chăm nom người nhà của nhân viên khi ốm đau, bệnh tật. Có các quỹ về thăm hoi động viên cán bộ nhân viên công ty. - Chế độ đãi ngộ nhân viên tương xứng: Công ty cần hiểu đúng vai trò của từng thành phần trong hệ thống trả công lao động( lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi) để có chính sách khuyến khích phù hợp, tránh tăng lương thuần theo thâm niên. Đồng thời, cần xác định ai là nhân sự nòng cốt để thiết lập chế độ ưu đãi, khuyến khích. - Luôn tạo ra sự đoàn kết gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ đối với các thành viên trong công ty. Có những chính sách khen thưởng để khuyến khích, luôn quan tâm và chăm sóc cho nhân viên cả vật chất lẫn tinh thần, tạo ra cho họ một môi trường làm việc năng động và thân thiện