0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Lắp đặt tuyến ống

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP“TÍNH TOÁN THI CÔNG, LẮP ĐẶT TUYẾN ỐNG DẪN DẦU RP2 – UBN3”. DOCX (Trang 43 -47 )

a. Thi công nối rải ống

Ống được sử dụng lắp đặt là loại ống bọc Compozit 24m được tổ hợp trước trong bờ.

Trên tàu Côn Sơn với sự trợ giúp của cẩu Tadano, ống được cẩu lên hệ thống băng truyền đưa vào giá ống và đưa vào hệ thống tời nối ống.

Hình 4.11Sơ đồ thiết bị thi công rải ống

Thợ lắp ráp ở vị trí tời số một tiến hành làm sạch mép ống (theo yêu cầu kỹ thuật). Thợ lắp ráp đứng ở tời số một điều chỉnh đưa đầu ống 24m nối tiếp với tuyến ống đã được thả xuống biển và bắt đầu tiến hành các công việc sau:

Trạm số 1: tiến hành hàn lớp lót.

Trạm số 2: hàn lớp 2.

Trạm số 3: hàn các lớp kế tiếp đến khi đầy các mối hàn.

Trạm số 4: hàn cục chống ăn mòn.

Trạm số 5: kiểm tra mối hàn và chụp tia Rơn ghen, sau đó tiến hành sơn và quấn băng keo bảo vệ mối hàn.

Khi công việc các trạm đã hoàn thành (tất cả được báo về đài chỉ huy)

Đẩy hết một ống 24m thì tàu dừng lại (thông qua loa báo của thợ lắp ráp điều khiển tời số một) mọi công việc được lắp lại và tiến hành liên tục cho đến khi đến hết chiều dài của neo thì dừng lại đợi phía đội tàu tiến hành công tác nhổ thả neo đểtiến về phía trước theo thiết kế.

Khi toàn bộ hệ thống neo đã hoàn tất và có thể làm việc bình thường trở lại, cho tiến hành lắp vào đầu nối tiếp tục các ống để đẩy thả cho đến khi đủ theo chiều dài thiết kế. Khi đó bắt đầu bịt đầu ống bằng đầu bịt và thả xuống biển để chuẩn bị cho thợ lặn kiểm tra khoảng cách đến vị trí của UBN3 và

chuẩn bị cho các công việc chuyển giai đoạn tiếp theo.

b. Thi công bịt đầu ống thả xuống biển để kiểm tra

* Khi độ dài tuyến ống RP2 đến UBN3 đã đủ thì:

Tiến hành hàn đầu bịt ống, sau khi hàn đầu bịt đã xong dùng tời 2 điều chỉnh cho đầu bịt tiến lại đầu cáp của tời số 9, thợ lắp ráp tiến hành dùng cáp tời số 9 có đường kính Ø 70mm bắt trực tiếp vào đầu bịt.

Tiến hành kiểm tra mọi thao tác của công tác mắc cáp vào đầu bịt một lần nữa xem có đảm bảo an toàn không. Sau đó bắt đầu tăng tải đưa tời số 9 vào

làm việc sao cho toàn bộ tải trọng được chuyển từ tời số 2 sang tời số 9, người phụ trách ca có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ quá trình thao tác và tải trọng của tời số 9 lần sau cùng, sau đó giải phóng tải trọng tời 2 đưa tời 2 vào trạng thái tự do. Trưởng ca phối hợp với chỉ huy của tàu điều khiển cho tàu tiến về phía trước và dịch chuyển từ từ về phía đuôi tàu thì dừng lại.

Tiến hành kiểm tra lại hệ thống liên kết giữa tời số 9 với đầu bịt, sau đó thợ lắp ráp tiến hành mắc cáp Ø 50.8mm dài L = 60m, một đầu cáp được mắc vào phao điểm và mắc vào móc cẩu của tàu, đầu còn lại mắc vào tai cẩu của đầu bịt phần cuối tuyến ống.

Sau khi các công việc mắc cáp cẩu, lắp phao điểm và kiểm tra công việc được tiến hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật tiến hành nâng tải cho cẩu kết hợp với tàu cùng với tời số 9 và cẩu cho ống lùi dần xuống biển và tàu tiến dần lên phía trước cho đến khi đuôi của tuyến ống vượt qua khỏi đuôi của Stinger, sao

cho toàn bộ tải trọng của đuôi tuyến ống dồn lên tải trọng của cẩu và tải trọng ở tời số 9 tự do.

Bơm nước vào phần đuôi của Stinger sao cho phần đuôi của Stinger chìm

xuống nước tiếp tục tiến tàu và thả tời số 9 xuống cẩu cho đến khi đầu bịt và phần đuôi tuyến ống nằm hẳn xuống đáy biển.

Xuống móc cẩu và giải phóng phao điểm ra khỏi móc cẩu, lùi tàu lại một khoảng (cho tời số 9 chùng lại) để cho thợ lặn dễ tháo cáp liên kết giữa tời số

9 và đầu bịt.

Lúc này mọi công việc trên tàu kể cả việc kéo neo và các công tác khác có liên quan đều phải dừng hoạt động để thợ lặn tiến hành lặn tháo cáp giải phóng tời số 9.

Sau khi thợ lặn đã hoàn tất công việc lặn, cho tàu tiến về phía trước, kết hợp thu cáp tời số 9 về phía tàu và tiếp tục tiến thêm một khoảng sao cho chiếu của đuôi Stinger xuống đáy biển cách đầu bịt cuối cùng của tuyến ống một khoảng là 200m (đây là khoảng cách an toàn theo thiết kế. Tại vị trí này có thể bắt đầu giải phóng Stinger khỏi đuôi tàu).

Tháo và giải phóng Stinger khỏi đuôi tàu và cẩu đặt Stinger lên tàu và gia

cố giữ Stinger vào boong tàu).

Giải phóng cẩu tiến hành lùi tàu về gần phao điểm và dùng cẩu vớt phao điểm, sau đó tiến hành nâng phần đuôi ống lên và điều chỉnh ép tàu sao cho đuôi ống vào vị trí tương đối theo thiết kế. Xuống cẩu hạ đầu ống nằm vào vị trí cần đặt tạm thời để cho thợ lặn đo kiểm tra.

4.2.6.3 Lắp đặt ống đứng và lắp nối tuyến ống vào hệ thống PLEM –

UBN3

a. Lắp nối tuyến ống vào hệ thống PLEM – UBN3

Khi đã rải đủ số ống cho tuyến ống từ RP2 đến UBN3 đầu ống sau khi được bịt kín bằng đầu bịt chuyên dùng và thả xuống biển, được thợ lặn khảo

sát, kiểm tra kích thước tốt, sau đó cho cẩu chuẩn bị nhấc đầu bịt ống lên.

Hệ thống Plem – UBN3 đã được chuẩn bị trước được đặt và cố định trên tàu Lam Sơn.

Trước khi tiến hành lắp nối tuyến ống dẫn dầu vào hệ thống Plem cho tiến hành lắp sẵn trước mặt bích công nghệ 12” Class 600 vào hệ thống các

van trong Plem – UBN3.

Sau các công việc chuẩn bị sẵn trước trên hệ thống Plem đã được thực hiện xong, cho tiến hành nhấc đầu ống lên khỏi mặt nước và đặt gia cố vào các hệ thống đã chuẩn bị trước trên tàu Lam sơn.

Dùng các sợi cáp có đường kính Ø 42mm, L = 5 ÷ 7.5m gia cố thêm và chằng giữ ống vào mạn tàu Lam Sơn.

Khi tiến hành xong các công việc gia cố và chằng giữ ống trên tàu, giải phóng cáp cẩu trên đầu bịt ống để tiến hành cắt đầu bịt ống.

Trước khi cắt đầu bịt ống, tiến hành đo kiểm tra kích thước thực tế trên đầu ống qua số liệu báo cáo của thợ lặn. Sau đó bắt đầu cắt đoạn đầu bịt ống ngắn bớt hoặc nối thêm vào cho đúng kích thước đo đạc, kiểm tracủa thợ lặn.

Khi đã đo cắt đủ kích thước ống, tiến hành mài và làm sạch đầu ống theo yêu cầu kỹ thuật, hàn các bản mã định vị đầu ống, dùng cẩu tàu Côn Sơn mắc

cáp Ø 50.8mm, L = 30m vào vị trí mới vừa được chuẩn bị trên phía đầu của tuyến ống gần với vị trí sẽ được hàn lắp nối vào mặt bích.

Cần cẩu tàu Côn Sơn với sự hỗ trợ của cần cẩu Tadano, tiến hành phối hợp từ từ bắt đầu nâng tuyến ống lắp nối vào mặt bích công nghệ 12 ” Class 600 đã chuẩn bị trước đó.

Kiểm tra lại một lần nữa cho toàn bộ các kích thước và các điều kiện làm việc cần thiết trong quá trình thi công lắp nối để chuẩn bị cho công tác hàn và hoàn thiện tiếp theo.

Khi đã lắp nối và hàn xong, cho chụp Rơn ghen để kiểm tra và kiểm tra lại một lần nữa trên toàn bộ các quá trình vừa thi công. Sau cùng là sơn và quấn băng keo chống ăn mòn bảo vệ.

Sau khi lắp nối xong tuyến ống vào mặt bích của hệ thống Plem – UBN3

cho giải phóng các cẩu Tadona và Cẩu tàu Côn Sơn khỏi vị trí vừa mắc cáp.

Dùng móc cẩu của tàu Côn Sơn có tải trọng nâng 300T, tiến hành mắc vào hệ thống các cáp dùng để cẩu Plem – UBN3 và chuẩn bị cho quá trình hạ thủy hệ thống đầu của tuyến ống với Plem – UBN3.

Sau khi đã mắc xong hệ thống cáp cẩu Plem, kiểm tra lại toàn bộ các vị trí và các điều kiện theo yêu cầu thiết kế thi công, chuẩn bị tiến hành nâng hệ thống đầu tuyến cùng với Plem.

Dùng hệ thống tời kéo trên tàu Lam Sơn để kéo giữ Plem không cho trượt về phía đuôi tàu Lam Sơn, cẩu tàu Côn Sơn bắt đầu nâng tải trọng từ từ cho đến khi cáp cẩu bắt đầu căng và nhận tải trọng.

Giữ nguyên cẩu và tời kéo tại vị trí này để tạo ổn định, tiến hành giải phóng toàn bộ các cáp và các hệ thống chằng giữ Plem cùng đầu của tuyến ống.

Sau khi giải phóng xong toàn bộ các chi tiết và các bộ phận không cần thiết trong quá trình hạ thủy, cẩu tiến hành nâng tải trọng từ từ, đồng thời tời

kéo trên tàu Lam Sơn cũng được từ từ nhả cáp. Quá trình này được thực hiện từ từ theo sự chỉ huy của người phụ trách chung của công trình thi công.

Khi toàn bộ hệ thống Plem cùng với đầu của tuyến ống đã được nâng lên khỏi tàu Lam Sơn một khoảng cách cho phép, cẩu tầu Côn Sơn tiến hành quay tải trọng đến vị trí đã được định vị trước để hạ thủy, đồng thời tời kéo cũng được thả ra khi cẩu quay. Khi cẩu tàu đã quay tải trọng hoàn toàn rời khỏi tàu Lam Sơn một khoảng cách cho phép theo thiết kế thì dừng lại một vài phút để giữ ổn định tải trọng.

Sau khi tải trọng đã ổn định, cẩu của tàu Côn Sơn bắt đầu từ từ hạ móc cẩu xuống, đồng thời tời kéo trên tàu cũng tiếp tục thả cáp và quá trình này được thực hiện cho đến khi toàn bộ hệ thống gồm Plem cùng với đầu của tuyến ống được đặt hoàn toàn trên đáy biển thì tời kéo và cẩu tàu dừng lại.

Khi tất cả các điều kiện của hệ thống hạ thủy đã được ổn định, thợ lặn bắt đầu làm việc và tiến hành kiểm tra các điều kiện về độ ổn định và vị trí của hệ thống vừa được hạ thủy.

Sau khi đã kiểm tra tất cả các điều kiện thi công lắp đặt và hạ thủy hệ thống đã được thực hiện đúng theo thiết kế, thợ lặn bắt đầu tiến hành giải phóng cáp tời kéo của tàu Lam Sơn và cáp cẩu hệ thống Plem cùng đầu tuyến ống.

Thợ lặn rời khỏi vị trí làm việc lúc này tời kéo trên tàu Lam Sơn bắt đầu

thu cáp, cẩu tàu Côn Sơn lên móc thu cáp.

Đến đây thì mọi việc thi công tuyến ống và lắp đặt Plem – UBN3 đã hoàn tất. Tàu Côn Sơn nhả neo rời xa khu vực Plem – UBN3, sau đó nhổneo chuẩn bị tiến đến thi công lắp đặt ống đứng tại RP2.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP“TÍNH TOÁN THI CÔNG, LẮP ĐẶT TUYẾN ỐNG DẪN DẦU RP2 – UBN3”. DOCX (Trang 43 -47 )

×