Phương pháp thi công kéo ống:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP“Tính toán thi công, lắp đặt tuyến ống dẫn dầu RP2 – UBN3”. docx (Trang 29 - 33)

a) Thi công bằng phương pháp kéo ống trên mặt (Surface tow):

Các phân đoạn ống được nối liên tiếp thành những đoạn dài phụ thuộc vào khả năng của tàu kéo. Để duy trì được mức nổi sát mặt cần có hệ thống ponton để nâng đỡ ống. Hệ thống ponton tạo thành những gối đỡ, ống phải

làm việc như một dầm liên tục. Các đoạn ống được kéo ra vị trí thi công nhờ tàu kéo và tàu giữ. Quá trình thi công điểm đầu cũng như điểm cuối đều được thực hiện như quá trình thi công bằng xà lan thả ống.

Hình 4.3 Phương pháp kéo ống trên mặt

 Ưu điểm :

 Do ống được kéo sát mặt nên ảnh hưởng bởi tác động của sóng và dòng chảy là nhỏ, do vậy sức kéo của tàu cho phép kéo được đoạn ống lớn.

 Mọi công việc hàn, kiểm tra đều được thực hiện trên bờ do vậy đường ống có chất lượng cao.

 Nhược điểm:

 Đòi hỏi mặt bằng thi công trên bờ là lớn, độ dốc lắp ráp là nhỏ. Phải chế tạo hệ thống pontoon và các thiệt bị phụ trợ cho công tác lắp ghép các pontoon vào đường ống.

 Thường gặp những sự cố khi ngắt (tháo) pontoon để đánh chìm đường ống.

 Việc thi công sẽ là bất lợi khi thi công tuyến ống xa khu vực bãi lắp ráp do thời gian di chuyển trên biển là lớn.

 Gây cản trở các hoạt đông trên biển như sự đi lại của các tàu thuyền,

các hoạt đồng đánh cá …v.v.

b) Phương pháp kéo ống sát mặt (Below-Surface Tow):

Trong quá trình thi công ống, ống nổi cách mặt biển một khoảng tùy theo thiết kế nhờ hệ thống phao nâng và hệ thống phao điều chỉnh khoảng

cách. Đoạn ống được kéo cũng được thực hiện thi công giống như kéo ống trên mặt.

Hình 4.4 Phương pháp kéo ống sát mặt

 Ưu điểm:

 Thi công nhanh, hạn chế được các ảnh hưởng đến các hoạt động trên biển.

 Tránh được các chướng ngại vật, đánh chìm ống được thực hiện dễ dàng hơn phương pháp kéo ống trên mặt.

 Nhược điểm:

 Không thể thực hiện được trong điều kiện thời tiết xấu.

 Do kéo ống ngập cùng phao dưới nước nên lực cản lớn, do vậy cần có sự kéo lớn hơn phương pháp kéo ống trên mặt

 Đòi hỏi cần phải có 2 loại phao khác nhau.

c) Phương pháp thi công kéo ống trên đáy biển (Bottom Tow):

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc nối ống chung như các phương pháp kéo ở trên. Trong quá trình kéo, ống sẽ tiếp xúc ngay với đáy biển và không cần sự hỗ trợ của hệ thống phao nâng.

Hình 4.5 Phương pháp thi công kéo ống trên đáy biển

 Ưu điểm:

 Đơn giản, không đòi hỏi các phương tiện phụ trợ. Ít chịu tác động của môi trường như dòng chảy và sóng.

 Khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi có thể để ống dưới đáy biển mà không sợ hư hỏng.

 Phương pháp này thuận lợi cho việc lắp đặt tuyến ống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cần phải khảo sát kĩ khu vực kéo tuyến ống đi qua để tránh những hư hại do chướng ngại vật gây ra. Do vậy làm tăng giá thành thi công tuyến ống.  Quá trình thi công dễ gặp các sự cố do va chạm vào các chướng ngại vật dọc tuyến ống.

 Trong quá trình tính toán cần phải tăng độ dày ống để tránh hiện tượng ma sát giữa ống và đáy biển trong quá trình kéo.

 Tuy không chịu ảnh hưởng tải trọng môi trường, nhưng đường ống ma sát đáy lớn do vậy cấn có tàu có sức kéo lớn.

 Phương pháp này chỉ thích hợp cho những tuyến ống gần bờ, điều kiện địa chất thuận lợi, đáy biển tương đối bằng phẳng.

d) Phương pháp thi công kéo ống sát đáy biển (Off – Bottom Tow):

Phương pháp này cho phép kéo ống nổi trên mặt đáy biển một đoạn thông qua việc xác định chiều cao chướng ngại vật mà tuyến ống đi qua. Để duy trì được độ cao cần thiết, cần phải sử dụng hệ thống phao nâng sao cho ống cách đáy biển một khoảng xác định.

Trong suốt quá trình kéo ống dưới tác động của môi trường, ống có thể bị nhấn sát đáy biển, để điều chỉnh được độ cao kéo ống thì cần tính hệ thống dây xích như một vật đối trọng linh hoạt để đảm bảo ống nổi trên đáy biển với khoảng cách thiết kế nhờ sự thay đổi chiều dài của hệ thống xích được gắn cùng phao.

Hình 4.6Phương pháp thi công kéo ống sát đáy biển

 Ưu điểm:

 Không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của tàu thuyền trên biển.  Yêu cầu sức kéo nhỏ hơn phương pháp kéo trên biển.

 Nhược điểm:

Phương pháp này tỏ ra không kinh tế cho những vùng nước sâu, do áp

lực thủy tỉnh lớn dẫn đến yêu cầu độ bền cho hệ thống phao là đáng kể. Khó

xử lý khi sự cố xẩy ra.

Kết luận:

Qua việc nêu các phương pháp thi công trên thế giới hiện nay đang sử dụng và các số liệu địa chất, địa hình khảo sát và khả năng thi công của Liên Doanh Dầu khí Vietsovptro cho thấy: Phương án thi công ngầm bằng tàu thả ống dùng Stinger là thích hợp hơn cả.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP“Tính toán thi công, lắp đặt tuyến ống dẫn dầu RP2 – UBN3”. docx (Trang 29 - 33)