Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam giai đoạn 1996 2017 (Trang 31)

Nhóm sử dụng phương pháp giá trị p-value để kiểm định giả thuyết về hệ số hồi

Xét giả thuyết thống kê: H : β = β ∗với β ∗ = 0 H :β ≠β∗

Với mức ý nghĩa α = 1% cho trước, nếu P-value < α thì bác bỏ H0

→Hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê Ta có bảng kết quả hồi quy sau:

Hình 14. Kết quả hồi quy

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)

Theo kết quả hồi quy, ta có nhận xét về các hệ số hồi quy của các biến độc lập với mức ý nghĩa α = 1%

Bảng 5. Kiểm tra ý nghĩa thống kê Biến Hệ số Giá trị p-value Kết luận

GDP β1 0.002 < 1% Có ý nghĩa thống kê LP β2 0.000 < 1% Có ý nghĩa thống kê lnTHNS β3 0.002 < 1% Có ý nghĩa thống kê Hệ số chặn β0 0.001 < 1% Có ý nghĩa thống kê 3.4.2 Kiểm định tính có ý nghĩa của mô hình

Giả thiết thống kế H :β =β =⋯=β =0 H :β +β +…+β ≠0

Với mức ý nghĩa α = 5% cho trước, nếu P-value < α thì bác bỏ H0

→Mô hình có ý nghĩa thống kê

Vậy ta kết luận mô hình có ý nghĩa ở mức α = 5%. 3.4.3 Kiểm định đa cộng tuyến

Do trong quá trình thu thập số liệu, các giá trị của biến độc lập có thể phụ thuộc với nhau trong mẫu, nhưng không phụ thuộc lẫn nhau trong tổng thể dẫn đến một khoảng tin cậy rộng và p-value kém tin cậy hơn cho mô hình, nhóm tiến hành kiểm định đa cộng tuyến nhờ sự trợ giúp của phần mềm Stata.

Sử dụng câu lệnh estat vif, ta được kết quả:

Hình 15. Kiểm định đa cộng tuyến

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)

Từ kết quả trên ta thấy:

VIF(lnTHNS); VIF(LP); VIF(GDP) đều nhỏ hơn 10. Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 3.4.4 Kiểm định phương sai sai số

Nhóm sử dụng kiểm định White để kiểm tra phương sai sai số thay đổi. Sử dụng câu lệnh imtest, white ta được kết quả sau:

Hình 16. Kiểm định phương sai sai số

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)

Ta thấy: Giá trị Prob > chi2 = 0.3835 lớn hơn mức ý nghĩa 5% . Vậy mô hình không mắc phương sai sai số thay đổi.

3.4.5 Kiểm định tự tương quan

Dùng kiểm định Durbin - Watson trên stata được kết quả như sau: Hình 17. Kiểm định tự tương quan

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)

Ta thấy: Giá trị Prob > chi2 = 0.7537 lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Vậy mô hình không mắc tự tương quan.

3.4.6 Kiểm định bỏ sót biến

Hình 18. Kiểm định bỏ sót biến

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)

Theo kết quả thu được, Prob > F = 0.1851 lớn hơn mức ý nghĩa α = 5%, vậy mô hình không bỏ sót biến.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH NHẰM CẢI THIỆN THÂM HỤT NGÂN SÁCH

4.1 Kết luận về mối quan hệ của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thời kỳ nghiên cứu. nghiên cứu.

Sau quá trình phân tích, kiểm định các khuyết tật của mô hình, nhóm nhận thấy mô hình không mắc lỗi gì nghiêm trọng nên về cơ bản mô hình định lượng của nhóm là hoàn hảo, cụ thể như sau:

LS = – 0.0027906 + 2.426329GDP + 0.7406895LP + 0.0333639lnTHNS

Theo kết quả ước lượng, β1 = 2.426329 cho thấy tỉ lệ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với lãi suất thị trường. Điều này cho thấy kì vọng của nhóm về dấu của tỉ lệ tăng trưởng GDP so với lãi suất thị trường là đúng. Với mức ý nghĩa 1%, khi tỉ lệ tăng trưởng GDP tăng (hoặc giảm) thêm 1% thì lãi suất thị trường tăng (hoặc giảm)

2.426329% trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi. Đồng thời dựa vào bảng ma trận tương quan và theo kết quả ước lượng, nhận thấy tăng trưởng GDP có mối tương quan và có ý nghĩa thống kê đối với mô hình từ đó nhận thấy GDP có ảnh hưởng tương đối quan trọng đối với lãi suất thị trường.

β2 = 2.426329 cho thấy kì vọng dấu dương giữa tỉ lệ lạm phát và lãi suất thị

trường của nhóm là đúng, có nghĩa là tỉ lệ lạm phát và lãi suất trung bình thị trường có mối quan hệ cùng chiều. Với mức ý nghĩa 1%, khi tỉ lệ lạm phát tăng (hoặc giảm) 1% thì lãi suất thị trung bình thị trường sẽ tăng (hoặc giảm) 2.426329%. Tuy nhiên điều này không đúng với thực tế vì khi lạm phát tăng, chính phủ cần rút lại tiền từ thị trường dẫn đến cung tiền giảm lãi suất cân bằng sẽ giảm.

β3 = 0.7406895 cho thấy quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất là quan hệ cùng chiều đúng với kì vọng dấu của nhóm về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất. Với mức ý nghĩa 1%, khi thâm hụt ngân sách tăng (hoặc giảm) 1% thì lãi suất tăng (hoặc giảm) 0.7406895% trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi. Dựa

vào kết quả ước lượng theo phương pháp OLS và bảng ma trận tương quan, nhóm kết luận thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng quan trọng với lãi suất thị trường.

4.2. Hạn chế của nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu có hạn, bài tiểu luận không thể tránh khỏi sai sót và tồn đọng một vài hạn chế như:

Thứ nhất, quy mô mẫu còn nhỏ (22 quan sát trong giai đoạn 1996 – 2017) khiến kết quả thống kê định lượng không hoàn toàn chính xác. Kết luận chỉ mang tính áp dụng trong phạm vi hẹp của tiểu luận mà chưa thể áp dụng rộng rãi cho mọi trường hợp của nền kinh tế.

Thứ hai, có nhiều hơn các biến giải thích được sử dụng trong bài khi xét về tác động của các chỉ số kinh tế đến sự biến động của lãi suất. Tiêu biểu, đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây, được đề cập trong mục 1.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cho rằng biến số quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến lãi suất dài hạn là thâm hụt ngân sách kỳ vọng. Vì vậy, mô hình định lượng sử dụng trong bài vẫn chưa thể bao quát hết các trường hợp và chưa thể kiểm định đâu là nhân tố thật sự trọng yếu tác động đến lãi suất thị trường.

Thứ ba, do sự khác biệt về quy định tính toán các chỉ số giữa Việt Nam và thế giới nên bộ số liệu có thể tồn tại sự không đồng nhất về mặt toán học, do đó gây ra sự chưa thật sự hợp lý về mặt kinh tế học.

Thứ tư, trong giai đoạn nghiên cứu của bài tiểu luận từ 1996 – 2017, có thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2007 – 2009 chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, do vậy có thể đã bỏ sót những tác động của cuộc khủng hoảng, cũng như những thay đổi ngắn hạn của Chính phủ để đối phó kịp thời với khủng hoảng.

Thứ năm, do chưa thể tìm ra cách khắc phục tính không dừng của chuỗi số liệu cung tiền M2 nên nhóm chưa thể đưa ra kết luận về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lãi suất, từ đó chưa đưa ra được kết quả bao quát.

Thứ sáu, bài tiểu luận sử dụng mô hình hồi quy ước lượng bình quân nhỏ nhất OLS có thể chưa phản ánh hết được mối quan hệ giữa các biến độc lập (lạm phát, tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ bội chi ngân sách và cung tiền M2) và biến phụ thuộc do những ưu và nhược điểm riêng của mô hình này.

4.3. Thực trạng thâm hụt ngân sách của các quốc gia trong khu vựcThái Lan Thái Lan

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách tại Thái Lan (giai đoạn 2000 - 2017) 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% -1.00% 200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017

Lãi suất cho vay kỳ hạn 12 tháng

Lãi suất tại Thái Lan (giai đoạn 2000 - 2017) 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% 2000 2001 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 -1.00%

Tính toán mối quan hệ của thâm hụt ngân sách và lãi suất tại Thái Lan cho thấy cứ 1% thay đổi của thâm hụt ngân sách gây ra 0,6% thay đổi của lãi suất.

Để ổn định thị trường, Chính phủ Thái Lan đã đề ra các kế hoạch nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn. Cụ thể:

Quản lý và hiệu quả hóa chi tiêu: Giám sát các chi phí hiện có (tính minh bạch, tính hiệu quả và tính ổn định), ví dụ như phúc lợi xã hội và thu mua của Chính phủ; đầu tư vào các dự án có lợi ích dài hạn.

Cải thiện hệ thống thuế nhằm bao quát một cách có hiệu quả: Ổn định tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân (PIT – Personal Income Tax) và thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT – Corporate Income Tax); tái cấu trúc hệ thống thuế thương mại; áp dụng các loại thuế trực thu dựa trên tài sản (thuế thừa kế, thuế đất) sao cho ít ảnh hưởng nhất đến nhóm người thu nhập thấp; chỉnh sửa các quy định về miễn thuế nhằm xây dựng hệ thống thuế công bằng giữa các nhóm thu nhập khác nhau.

Quản lý gánh nặng vay nhằm tạo điều kiện phát triển đầu tư: Cân bằng nợ công, nguồn tài chính dài hạn và tái cấp vốn và tái cơ cấu.

Campuchia

Trong năm 2018, tổng chi ngân sách nhà nước bằng 7% GDP, cao hơn 22% so với năm 2017. Tổng thu ngân sách năm 2018 tăng 15% so với năm 2017, đạt con số 6 tỷ USD. Tuy nhiên, Campuchia vẫn đang trong tình trạng bội chi ngân sách gần t tỷ USD, khiến quốc gia này tăng cao gánh nặng nợ nước ngoài.

Lượng thuế thu về năm 2017 của Campuchia đạt mức 3,83 tỷ USD. Năm 2018, con số này đã vượt quá 4 tỷ USD. Theo David Van, giám đốc điều hành Deewee Consultants, nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách của Campuchia là bởi số lượng nợ nước ngoài quá cao.

Vì vậy, Campuchia đề ra chính sách mới giảm nợ nước ngoài, tăng vay nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu nhằm điều chỉnh tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước.

Lào

Tình trạng thâm hụt ngân sách của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn nằm trong mức báo động nhiều năm gần đây. Tỷ lệ nợ công của quốc gia này lên đến hơn 60% GDP, đây là tỷ lệ cao và rất rủi ro theo các nhà kinh tế học. Thậm chí, Chính phủ Lào

đã bị các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, trong đó có Ngân hàng Thế giới đe dọa cắt giảm nguồn vốn hỗ trợ.

Vì vậy, Hội đồng Trung ương của Lào đã đề ra các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng bội chi ngân sách, trong đó chủ yếu là đầu tư có kế hoạch hơn. Cụ thể, các chi phí

của chính phủ trong tương lai cần tương xứng với ngân sách sẵn có của quốc gia, đến từ thu nhập nội địa và tài trợ của các quốc gia khác, hạn chế việc chính phủ đi vay.

Chính phủ Lào đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ bội chi ngân sách, giảm từ 5,3% năm 2017 xuống còn 4,72% năm 2018. Trong năm 2019, với những chính sách mới được đề ra, Lào dự kiến tỷ lệ thâm hụt ngân sách chỉ còn 4,28% so với GDP.

Hội đồng Trung ương đưa ra các giải pháp cho việc sử dụng ngân sách vào các khoản đầu tư, lên kế hoạch chỉ đầu tư chính phủ vào các dự án có hiệu quả cho nền kinh tế, chủ yếu là các lĩnh vực như du lịch, vận tải và các ngành công nghiệp sản xuất, cũng như cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp vận hành.

4.4. Đề xuất chính sách quản lý ngân sách nhà nước, ổn định lãi suất thị trườngNguyên Tổng thống Pháp G. Doumergue từng phát biểu: “Như bà nội trợ đi chợ Nguyên Tổng thống Pháp G. Doumergue từng phát biểu: “Như bà nội trợ đi chợ không được tiêu quá số tiền trong túi. Quốc gia cũng như vậy, không được tiêu quá số tiền thu được.” Câu nói này cho thấy việc cân đối thu chi ngân sách là rất quan trọng. Không nên để xảy ra tình trạng bội chi ngân sách lâu dài, cũng như không nên tồn tại thặng dư ngân sách, bởi thặng dư ngân sách có thể là một dấu hiệu của đầu tư nhà nước không hiệu quả, nền kinh tế không phát triển, doanh nghiệp hoạt động trì trệ, bộ phận quản lí có tâm lý chủ quan và giám sát ngân sách lỏng lẻo.

Trên thực tế, bội chi ngân sách không phải một hiện tượng tiêu cực, nhất là khi bội chi ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp cận vốn, tăng trưởng mạnh mẽ. Với các nước phát triển, tỷ lệ thâm hụt ngân sách nên dưới mức 5% GDP, con số này là dưới 3% ở những nền kinh tế đang phát triển.

Tỷ lệ này được giải thích một phần thông qua phương trình cân bằng của nền kinh tế. Ta có phương trình cân bằng của nền kinh tế:

Y=C+I+G+NX

Sau khi biến đổi, ta thu được phương trình: =

Trong đó vế trái là tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP, và vế phải là thâm hụt cán cân thương mại (X là xuất khẩu, M là nhập khẩu). Các nhà kinh tế học thông qua quan sát thực tế đưa ra kết quả nếu thâm hụt cán cân thương mại của các nước đang phát triển vượt quá 3%, nước đó sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Vì vậy, để có thể ổn định kinh tế thị trường, Chính phủ Việt Nam không nhất thiết phải loại trừ hoàn toàn thâm hụt ngân sách. Điều quan trọng là Việt Nam có thể duy trì tỷ lệ thâm hụt ngân sách dưới mức 3%. Có hai chiều hướng khi cải thiện bội chi ngân sách: Một là giảm chi tiêu chính phủ và tăng tổng thu ngân sách; hai là xử lý bội chi trực tiếp và gián tiếp. Trong khuôn khổ bài tiểu luận, nhóm xin phép được tiếp cận

lý thuyết và đưa ra các gợi ý chính sách theo hướng xử lý thâm hụt ngân sách trực tiếp và gián tiếp.

4.4.1. Xử lý thâm hụt ngân sách trực tiếp

Cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách bằng các phương thức trực tiếp đem lại lợi thế về mặt thời gian, tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp cấp bách, không có giá trị bền vững, không nên bị lạm dụng và sử dụng lâu dài.

Tăng thuế

Xét về khái niệm, thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính hoàn trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, thuế chiếm từ 70 – 80% tổng thu ngân sách.

Về thực trạng thuế ở Việt Nam, theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tổng thu thuế thu nhập cá nhân tuy đã tăng từ 2% năm 2006 lên 6% năm 2016 so với tổng thu ngân sách nhà nước, nhưng có thể nói đây vẫn là một tỷ lệ khá nhỏ. Ở các nước phát triển, con số này có thể lên đến 20%. Theo Tổng cục Thuế, năm 2015, cả nước có 17,7 triệu người trong diện phải nộp thuế, nhưng chỉ 9,3 triệu người quyết toán thuế. Qua đó cho thấy việc quản lý thuế còn nhẹ tay.

Để kịp thời xử lý tình trạng thâm hụt bằng cách tăng tổng thu ngân sách, nhà nước có thể tăng thuế. Tuy nhiên, đây là một biện pháp rất nhạy cảm, và gặp phải nhiều hạn chế. Thứ nhất, đối tượng nộp thuế thường không sẵn sàng mất đi một phần thu nhập mà không thu lại được lợi ích ngay lập tức (do đặc điểm không có tính hoàn trả trực tiếp của thuế), do đó tổn thất, hay “tốc độ thỏa dụng” của người và tổ chức chịu thuế luôn lớn hơn nhiều so với lượng thuế Chính phủ thực thu được. Một sự gia tăng nhỏ về thuế có thể gây nên sự không đồng tình và bất bình từ phía đối tượng nộp thuế. Thứ hai, việc tăng thuế khóa có thể là cầu nối dẫn tới các hành vi vi phạm đạo đức của bộ phận quản lý, gây ra tình trạng lạm dụng tăng thuế, tham nhũng,…

Điều quan trọng là, nhà nước cần cải cách lại hệ thống thuế. Khâu quản lý cần được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn nhằm phòng tránh việc trốn thuế, ngăn chặn hiện tượng khai thuế sai của các doanh nghiệp và cá nhân.

Giảm chi ngân sách

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam giai đoạn 1996 2017 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w