Xử lý thâm hụt ngân sách gián tiếp

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam giai đoạn 1996 2017 (Trang 42 - 46)

Các biện pháp cải thiện thâm hụt ngân sách gián tiếp tuy rằng không thể có tác dụng kịp thời, ngay lập tức, nhưng sẽ giúp nhà nước xây dựng hệ thống quản lý ngân sách bền vững hơn, thường không để lại những hậu quả nặng nề như các biện pháp kể trên.

Tăng cường, nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách

Nhà nước cần thống nhất hoạt động kê khai, tính toán các khoản cân đối thu, chi ngân sách theo chuẩn quốc tế, đảm bảo tính minh bạch. Một trong số đó là cải thiện tình trạng chia nhỏ các khoản chi dài hạn vào ngân sách nhiều năm, trong khi đây là khoản chi cần được ghi nhận vào năm đầu tiên đối với trái phiếu phát hành thêm cho mục đích trả nợ. Các hoạt động ngoại bảng nên được đưa vào tính toán trong bảng cân đối ngân sách như tài trợ của Chính phủ cho y tế, giáo dục có nguồn gốc từ Trái phiếu Chính phủ.

Thêm vào đó, việc giám sát bộ phận quản lý ngân sách nhà nước là không thể xem nhẹ. Kế hoạch phòng chống tham nhũng của Việt Nam đã và đang được vận hành một cách tích cực, tuy nhiên tham nhũng không phải vấn đề cỏ diệt một lần thì ngừng mọc, mà sẽ luôn lợi dụng kẽ hở của pháp luật để xuất hiện và gây hại đến các hoạt động điều hành kinh tế, chính trị ổn định của Chính phủ. Do đó, luôn có các biện pháp cảnh giác cũng như đưa ra điều luật chính thức nhằm trừng phạt nghiêm khắc với những hành vi vi phạm.

Nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội

Phát triển trình độ đội ngũ lao động. Con người là yếu tố then chốt tạo ra sản phẩm, do đó việc đầu tư cho con người chính là đầu tư cho chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất. Áp dụng các gói hỗ trợ học bổng học tập kinh nghiệp tại nước ngoài

kèm các điều kiện ràng buộc, các chính sách đãi ngộ với nhân tài nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám là một cách bồi dưỡng nguồn nhân lực. Công sức bỏ ra của người lao động cần phải được đền đáp xứng đáng, đáp ứng được những nhu cầu của họ thì mới có thể tận dụng được người tài.

Hiệu quả nền sản xuất thể hiện qua việc đạt lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, và một trong những cách giảm chi phí là hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô. Vì vậy, nhà nước cần tích cực gia tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp bằng việc đầu tư có hiệu quả và kích cầu tiêu dùng khi cần thiết.

Thúc đẩy kinh tế phát triển

Trong thời kì hội nhập, kinh tế càng không thể nằm ngoài xu thế phát triển với sự góp mặt của các quốc gia trên toàn thế giới. Nhà nước cần tăng cường tình hữu nghị và ký kết các hiệp định thương mại tự do có lợi, giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thế giới, cũng như nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tăng cường lượng vốn chảy vào quốc gia. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển bằng cách xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, cạnh tranh lành mạnh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém thời gian và tiền của.

Các doanh nghiệp nhà nước cũng cần được xem xét kĩ càng để hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn. Một hội đồng thẩm định nên được thành lập riêng để đánh giá các dự án của doanh nghiệp nhà nước, như khi đánh giá các dự án đầu tư trong quyết định cắt giảm chi tiêu Chính phủ. Các doanh nghiệp nhà nước không chỉ cần đảm bảo tạo ra lợi nhuận, mà còn phải đáp ứng các tiêu chí lợi ích về xã hội như tạo công ăn việc làm cho người dân, đóng góp xây dựng ngân sách,…

KẾT LUẬN

Đề tài: “Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường Việt Nam giai đoạn 1996 - 2017” được nghiên cứu nhằm lượng hóa tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước đến sự thay đổi của lãi suất cho vay trung và dài hạn trên thị trường. Qua quá trình tìm hiểu các nghiên cứu, bài đăng tạp chí trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến biến động lãi suất và những ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách lên các yếu tố kinh tế vĩ mô, nhóm đã tìm ra đưa ra được kết luận về mối quan hệ thuận chiều của thâm hụt ngân sách và lãi suất, nghĩa là thâm hụt ngân sách tăng sẽ làm lãi suất tăng. Dựa vào đó, nhóm đưa ra các đề xuất về biện pháp nhằm cải thiện tình trạng bội chi ngân sách tại Việt Nam, ổn định thị trường giúp phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, nhóm nêu ra nhóm biện pháp có tác dụng ngay lập tức, ngắn hạn và khá nhạy cảm là tăng thuế, giảm chi ngân sách, vay nợ trong và ngoài nước và phát hành tiền; và nhóm biện pháp dài hạn là tăng cường, nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tiểu luận tập trung vào giai đoạn 1996 – 2017 bởi đây là giai đoạn những chính sách về lãi suất của Chính phủ hướng đến xu hướng tự do hóa lãi suất, do đó lãi suất phần nào phản ánh được tình hình kinh tế thị trường. Vì gặp phải những hạn chế về số liệu, nhóm sử dụng số liệu của các biến theo năm nên còn vướng phải hạn chế về số lượng mẫu quá ít.

Các bài nghiên cứu sau có thể mở rộng mẫu bằng việc thu thập số liệu theo quý, hoặc sử dụng mẫu số liệu của nhiều quốc gia trong khu vực hay những quốc gia có cùng mức độ phát triển và có tình hình kinh tế tương đồng để nghiên cứu trên phạm vi quốc tế. Không chỉ vậy, để phân tích kĩ hơn mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường, không chỉ sử dụng các biến số nhóm đã dùng trong bài mà còn có thể tìm hiểu về các giá trị kỳ vọng của thâm hụt ngân sách, lãi suất, hoặc số liệu lãi suất ở những kỳ hạn khác, kiểu lãi suất khác,… để cho ra kết quả mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Văn Duy, khoa Tài chính công, Học viện Tài chính, Lý thuyết về bội chi ngân sách.

2. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, 2012, Nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại Việt Nam, 60.31.12, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. PGS. TS. Dương Văn Chính và TS. Phạm Văn Khoan, 2009, Giáo trình Quản lý Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Phan Thị Nhã Trúc, Phạm Thị Kim Ánh, 2017, Tiến trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam và một số kiến nghị, Tạp chí tài chính, ngày 1/6/2017

5. Phan Trần Trung Dũng, 2014, Tài chính 101 Tài chính cho mọi người, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

1. Robert J. Barro, 1989, The Ricardian Approach to Budget Deficits, Journal of Economic Perspectives, Volume 3, Number 2, 37-54.

2. Ari Aisen và David Hauner, 2008, Budget Deficits and Interest Rates: A Fresh Perspective, IMF Working Paper.

3. B. Douglas Bernheim , A Neoclassical Perspective on Budget Deficits, The Journal of Economic Perspectives, Vol. 3, No. 2 (Spring, 1989), 55-72

4. Bhanupong Nidhiprabha, 2015, Lessons fromThailand’s Fiscal Policy, Thammasat University, Bangkok.

5. Emanuele Baldacci và Manmohan S. Kumar, 2010, Fiscal Deficits, Public Debt, and Sovereign Bond Yields, IMF Working Paper.

6. Martin Feldstein, 1986, Budget Deficits, Tax Rules and Real Interest Rates, NBER Working Paper Series.

7. Robert J. Barro, 1987, Government spending, interest rates, prices and budget deficits in The United Kingdom, 1701-1918, Journal of Monetary Economics, 20 (1987), 221-

247.

8. Thomas Laubach, 2003, New Evidence on the Interest Rate Effects of Budget Deficits and Debt, Board of Governors of the Federal Reserve System. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Thomas Laubach, 2005, The Effect of budget deficits on interest rates: A review of empirical results.

III. Website

1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn

2. Thư viện Dữ liệu Ngân hàng Phát triển Châu Á: https://data.adb.org 3. Dữ liệu Ngân hàng Thế giới: https://data.worldbank.org

4. Dữ liệu Quỹ Tiền tệ Quốc tế: http://data.imf.org

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam giai đoạn 1996 2017 (Trang 42 - 46)