Xuất chính sách quản lý ngân sách nhà nước, ổn định lãi suất thị trường

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam giai đoạn 1996 2017 (Trang 39 - 42)

Nguyên Tổng thống Pháp G. Doumergue từng phát biểu: “Như bà nội trợ đi chợ không được tiêu quá số tiền trong túi. Quốc gia cũng như vậy, không được tiêu quá số tiền thu được.” Câu nói này cho thấy việc cân đối thu chi ngân sách là rất quan trọng. Không nên để xảy ra tình trạng bội chi ngân sách lâu dài, cũng như không nên tồn tại thặng dư ngân sách, bởi thặng dư ngân sách có thể là một dấu hiệu của đầu tư nhà nước không hiệu quả, nền kinh tế không phát triển, doanh nghiệp hoạt động trì trệ, bộ phận quản lí có tâm lý chủ quan và giám sát ngân sách lỏng lẻo.

Trên thực tế, bội chi ngân sách không phải một hiện tượng tiêu cực, nhất là khi bội chi ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp cận vốn, tăng trưởng mạnh mẽ. Với các nước phát triển, tỷ lệ thâm hụt ngân sách nên dưới mức 5% GDP, con số này là dưới 3% ở những nền kinh tế đang phát triển.

Tỷ lệ này được giải thích một phần thông qua phương trình cân bằng của nền kinh tế. Ta có phương trình cân bằng của nền kinh tế:

Y=C+I+G+NX

Sau khi biến đổi, ta thu được phương trình: =

Trong đó vế trái là tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP, và vế phải là thâm hụt cán cân thương mại (X là xuất khẩu, M là nhập khẩu). Các nhà kinh tế học thông qua quan sát thực tế đưa ra kết quả nếu thâm hụt cán cân thương mại của các nước đang phát triển vượt quá 3%, nước đó sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Vì vậy, để có thể ổn định kinh tế thị trường, Chính phủ Việt Nam không nhất thiết phải loại trừ hoàn toàn thâm hụt ngân sách. Điều quan trọng là Việt Nam có thể duy trì tỷ lệ thâm hụt ngân sách dưới mức 3%. Có hai chiều hướng khi cải thiện bội chi ngân sách: Một là giảm chi tiêu chính phủ và tăng tổng thu ngân sách; hai là xử lý bội chi trực tiếp và gián tiếp. Trong khuôn khổ bài tiểu luận, nhóm xin phép được tiếp cận

lý thuyết và đưa ra các gợi ý chính sách theo hướng xử lý thâm hụt ngân sách trực tiếp và gián tiếp.

4.4.1. Xử lý thâm hụt ngân sách trực tiếp

Cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách bằng các phương thức trực tiếp đem lại lợi thế về mặt thời gian, tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp cấp bách, không có giá trị bền vững, không nên bị lạm dụng và sử dụng lâu dài.

Tăng thuế

Xét về khái niệm, thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính hoàn trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, thuế chiếm từ 70 – 80% tổng thu ngân sách.

Về thực trạng thuế ở Việt Nam, theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tổng thu thuế thu nhập cá nhân tuy đã tăng từ 2% năm 2006 lên 6% năm 2016 so với tổng thu ngân sách nhà nước, nhưng có thể nói đây vẫn là một tỷ lệ khá nhỏ. Ở các nước phát triển, con số này có thể lên đến 20%. Theo Tổng cục Thuế, năm 2015, cả nước có 17,7 triệu người trong diện phải nộp thuế, nhưng chỉ 9,3 triệu người quyết toán thuế. Qua đó cho thấy việc quản lý thuế còn nhẹ tay.

Để kịp thời xử lý tình trạng thâm hụt bằng cách tăng tổng thu ngân sách, nhà nước có thể tăng thuế. Tuy nhiên, đây là một biện pháp rất nhạy cảm, và gặp phải nhiều hạn chế. Thứ nhất, đối tượng nộp thuế thường không sẵn sàng mất đi một phần thu nhập mà không thu lại được lợi ích ngay lập tức (do đặc điểm không có tính hoàn trả trực tiếp của thuế), do đó tổn thất, hay “tốc độ thỏa dụng” của người và tổ chức chịu thuế luôn lớn hơn nhiều so với lượng thuế Chính phủ thực thu được. Một sự gia tăng nhỏ về thuế có thể gây nên sự không đồng tình và bất bình từ phía đối tượng nộp thuế. Thứ hai, việc tăng thuế khóa có thể là cầu nối dẫn tới các hành vi vi phạm đạo đức của bộ phận quản lý, gây ra tình trạng lạm dụng tăng thuế, tham nhũng,…

Điều quan trọng là, nhà nước cần cải cách lại hệ thống thuế. Khâu quản lý cần được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn nhằm phòng tránh việc trốn thuế, ngăn chặn hiện tượng khai thuế sai của các doanh nghiệp và cá nhân.

Giảm chi ngân sách

Thái Lan và Lào khi đứng trước tình trạng bội chi ngân sách đều đã chọn cách thắt chặt chi tiêu Chính phủ. Nhưng cũng như tăng thuế, đây chỉ là biện pháp tạm thời và không thể áp dụng lâu dài. Bởi, theo J. M. Keynes, nhà nước cần sử dụng ngân sách nhà nước, hỗ trợ cho tư nhân nhằm tăng cầu tiêu dùng, từ đó mới có thể kích thích kinh tế phát triển. Ông cho rằng, nhà nước tăng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân sẽ tạo ra việc

làm, từ đó tăng thu nhập, dẫn đến tăng tiêu dùng, nhờ vào tiêu dùng tăng mà quy mô sản xuất cũng tăng theo.

Việc giảm chi ngân sách nên được sử dụng theo hướng chi tiêu hợp lí hơn, thay vì cắt giảm hẳn. Tiêu biểu thể hiện qua việc đưa ra quyết định đầu tư. Nhà nước nên cân nhắc đầu tư công vào những dự án có giá trị lâu dài, bền vững. Để làm được điều này, việc đưa ra các tiêu chí lựa chọn, hủy bỏ hoặc trì hoãn các dự án là rất cần thiết, không thể sử dụng đồng thời một tiêu chí hay tỷ lệ để quyết định loại bỏ dự án nào mà cần sự đánh giá toàn diện về hiệu quả chi tiêu công đối với mỗi dự án. Đồng thời, tăng cường sử dụng các hình thức đầu tư mới như đầu tư kết hợp với tư nhân. Trong những năm gần đây, không ít dự án đầu tư của nhà nước có sự tham gia của tư nhân như sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh (với Sun Group) hay đường cao tốc trên cao đoạn Trường Chinh (với Vin Group).

Vay nợ trong và ngoài nước để bù đắp bội chi

Trong các biện pháp ngắn hạn để xử lý thâm hụt ngân sách, đây là cách thức khiến các chính phủ ít đau đầu nhất. Khi chính phủ vay nợ, cầu quỹ tiền tăng lên khiến lãi suất cân bằng tăng. Cung tiền có thể tăng nếu chính phủ sử dụng số tiền vay được để mở rộng đầu tư công, tăng thu nhập cho người dân, nhưng mức độ tăng này là không đáng kể so với tăng cầu, nên lãi suất vẫn sẽ tăng lên. Thêm vào đó, như đã đề cập trong mục 1.2.1. Cơ sở lý thuyết, Chính phủ đi vay có thể gây ra hiện tượng chèn lấn tư nhân khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, điều này sẽ đi ngược lại với mục đích huy động vốn của nhà nước.

Nhà nước đi vay có thể lựa chọn vay trong nước hoặc vay nước ngoài hoặc kết hợp vay cả hai.

Với vay trong nước, nhà nước có lợi thế về độ an toàn rất cao nên có thể huy động vốn với chi phí thấp hơn nhiều. Người dân sẵn sàng nhận lại mức lãi suất 6% khi mua Trái phiếu kỳ hạn 5 – 10 năm, trong khi 6% là con số mà chỉ những ngân hàng có uy tín ở thời điểm hiện tại như Vietcombank có thể sử dụng để huy động tiền gửi một năm. Biện pháp này tuy mất khoản chi phí ban đầu nhưng an toàn hơn so với vay nợ nước ngoài, do không gặp phải rủi ro tỷ giá hối đoái.

Vay nước ngoài: Chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay của các quốc gia khác, các tổ chức tài chính tín dụng trên thế giới. Khi thực hiện việc vay nợ nước ngoài, Nhà nước cần bám sát nguyên tắc Tổng dư nợ nước ngoài tính theo % GDP không lớn hơn 50%. Bài học thực tế rõ nét nhất chính là nước bạn Lào với tỷ lệ nợ nước ngoài quá cao lên đến hơn 60% phải tiếp nhận đe dọa rút vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính thế giới.

Phát hành tiền

Đây được coi như biện pháp tình thế cuối cùng đối với mọi quốc gia. Phát hành tiền tức là việc tăng cung tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát. Mặc dù lạm phát trong ngắn hạn làm giảm gánh nặng nợ của Chính phủ, nhưng trong dài hạn lạm phát gây ra những hậu quả khôn lường. Năm 1923, Đức trải qua thời kỳ lạm phát phi mã với tỷ lệ lạm phát lên đến 29,5%, tỷ giá hối đoái giữa đồng mác của Đức và đô-la Mỹ là 4200 tỷ mác đổi lấy 1 USD. Hay trường hợp của Zimbabwe năm 2008, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, quốc gia này có mức siêu lạm phát đạt 500 tỷ %

Tuy nhiên, không nên loại bỏ hẳn biện pháp phát hành tiền, nhất là khi biện pháp này có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của nhà nước nhất. Để tận dụng hiệu quả việc phát hành tiền, nhà nước nên sử dụng kết hợp với những cách thức khác. Thực tế của Việt Nam cho thấy, những năm trước 1990, nhà nước bù đắp thâm hụt ngân sách bằng việc phát hành tiền và vay nợ khiến lạm phát tăng. Đến giai đoạn 1991 – 2006, nhà nước lại nỗ lực thắt chặt chi tiết để kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam giai đoạn 1996 2017 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w