Thái Lan
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách tại Thái Lan (giai đoạn 2000 - 2017) 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% -1.00% 200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017
Lãi suất cho vay kỳ hạn 12 tháng
Lãi suất tại Thái Lan (giai đoạn 2000 - 2017) 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% 2000 2001 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 -1.00%
Tính toán mối quan hệ của thâm hụt ngân sách và lãi suất tại Thái Lan cho thấy cứ 1% thay đổi của thâm hụt ngân sách gây ra 0,6% thay đổi của lãi suất.
Để ổn định thị trường, Chính phủ Thái Lan đã đề ra các kế hoạch nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn. Cụ thể:
Quản lý và hiệu quả hóa chi tiêu: Giám sát các chi phí hiện có (tính minh bạch, tính hiệu quả và tính ổn định), ví dụ như phúc lợi xã hội và thu mua của Chính phủ; đầu tư vào các dự án có lợi ích dài hạn.
Cải thiện hệ thống thuế nhằm bao quát một cách có hiệu quả: Ổn định tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân (PIT – Personal Income Tax) và thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT – Corporate Income Tax); tái cấu trúc hệ thống thuế thương mại; áp dụng các loại thuế trực thu dựa trên tài sản (thuế thừa kế, thuế đất) sao cho ít ảnh hưởng nhất đến nhóm người thu nhập thấp; chỉnh sửa các quy định về miễn thuế nhằm xây dựng hệ thống thuế công bằng giữa các nhóm thu nhập khác nhau.
Quản lý gánh nặng vay nhằm tạo điều kiện phát triển đầu tư: Cân bằng nợ công, nguồn tài chính dài hạn và tái cấp vốn và tái cơ cấu.
Campuchia
Trong năm 2018, tổng chi ngân sách nhà nước bằng 7% GDP, cao hơn 22% so với năm 2017. Tổng thu ngân sách năm 2018 tăng 15% so với năm 2017, đạt con số 6 tỷ USD. Tuy nhiên, Campuchia vẫn đang trong tình trạng bội chi ngân sách gần t tỷ USD, khiến quốc gia này tăng cao gánh nặng nợ nước ngoài.
Lượng thuế thu về năm 2017 của Campuchia đạt mức 3,83 tỷ USD. Năm 2018, con số này đã vượt quá 4 tỷ USD. Theo David Van, giám đốc điều hành Deewee Consultants, nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách của Campuchia là bởi số lượng nợ nước ngoài quá cao.
Vì vậy, Campuchia đề ra chính sách mới giảm nợ nước ngoài, tăng vay nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu nhằm điều chỉnh tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước.
Lào
Tình trạng thâm hụt ngân sách của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn nằm trong mức báo động nhiều năm gần đây. Tỷ lệ nợ công của quốc gia này lên đến hơn 60% GDP, đây là tỷ lệ cao và rất rủi ro theo các nhà kinh tế học. Thậm chí, Chính phủ Lào
đã bị các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, trong đó có Ngân hàng Thế giới đe dọa cắt giảm nguồn vốn hỗ trợ.
Vì vậy, Hội đồng Trung ương của Lào đã đề ra các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng bội chi ngân sách, trong đó chủ yếu là đầu tư có kế hoạch hơn. Cụ thể, các chi phí
của chính phủ trong tương lai cần tương xứng với ngân sách sẵn có của quốc gia, đến từ thu nhập nội địa và tài trợ của các quốc gia khác, hạn chế việc chính phủ đi vay.
Chính phủ Lào đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ bội chi ngân sách, giảm từ 5,3% năm 2017 xuống còn 4,72% năm 2018. Trong năm 2019, với những chính sách mới được đề ra, Lào dự kiến tỷ lệ thâm hụt ngân sách chỉ còn 4,28% so với GDP.
Hội đồng Trung ương đưa ra các giải pháp cho việc sử dụng ngân sách vào các khoản đầu tư, lên kế hoạch chỉ đầu tư chính phủ vào các dự án có hiệu quả cho nền kinh tế, chủ yếu là các lĩnh vực như du lịch, vận tải và các ngành công nghiệp sản xuất, cũng như cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp vận hành.