BÀI 13: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LIPIT 1 CÂU HỎI CHUẨN BỊ

Một phần của tài liệu Thực hành phân tích hóa lý thực phẩm 1 (Trang 40 - 42)

1. CÂU HỎI CHUẨN BỊ

1.1. Khi lựa chọn dung môi chiết béo, cần đảm bảo những yêu cầu gì? Kể tên một số dung môi thường sử dụng để chiết lipit?

Trả lời:

- Cần lựa chọn dung môi đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các dung môi chiết chất béo phải có trọng lượng riêng nhỏ nên độ bay hơi cao, nhiệt độ sôi thấp, cho phép chiết nhanh chóng chất béo. Nhiệt độ sôi của dung môi càng thấp, nó càng dễ loại bỏ ra khỏi chất béo sau khi chiết. Trong phòng thí nghiệm thường dùng nhiều nhất là dietyl ether, n-henxane vì nó có nồng độ bay hơi cao, nhiệt độ sôi thấp, dễ tinh chế nhưng nó có nhược điểm dễ khuyết tán ra không khí và có mùi khó chịu.

+ Dung môi phải thật khô và thật sạch, không có chứa nước cũng như mẫu thử phải khô - Các dung môi như: dietyl ether, ptrolium ether, benzene, n-hexane, tertraclorua cacbon, …

1.2. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết chất béo?

Trả lời:

- Độ ẩm của các phân tử: độ ẩm cao sẽ làm chậm quá trình khuyếch tán và gây ra sự dính bết giữa các phân tử. Nước còn lại trong nguyên liệu sẽ liên kết protein và các chất háo nước khác, điều này ngăn chặn sự thấm của dung môi, làm chậm quá trình khuyếch tán phân tử và đối lưu. Tỷ lệ dung môi và nguyên liệu với khối lượng nguyên liệu ban đầu cố định, khi lượng dung môi gia tăng, quá trình trích ly diễn ra nhanh chóng và lượng dầu còn lại trong bã sẽ giảm. Nhiệt độ trích ly tác động phức tạp, nhiệt độ gia tăng làm tăng hiệu suất trích ly. Nhưng nhiệt độ quá cao sẽ có tác động ngược lại bởi việc làm biến tính các sản phẩm cần trích ly.

- Thời gian trích ly: Sự kéo dài của thời gian kéo theo sự gia tăng năng suất trích ly, nhưng không nên kéo dài vì điều này sẽ không làm gia tăng hiệu suất lên bao nhiêu, bởi vì dầu còn lại trong bã ngày càng giảm.. Loại dung môi Nhiều dung môi như benzen, etanol, propan, butan, freon, axetone, n–hexan, ether dầu hỏa... đã được sử dụng để trích ly lipit. Thế nhưng dung môi được sử dụng thông thường nhất là n–Hexan. - Việc lựa chọn dung môi dựa trên các vấn đề sau: hằng số điện môi, là một dấu hiệu tốt cho độ

phân cực, điểm sôi, hay các chỉ số khác như khả năng trộn lẫn với các dung môi khác hay tính dễ dàng làm sạch nó.

- Tốc độ chảy của dung môi: Thông số này ảnh hưởng đến quá trình khuỵếch tán phân tử và đối lưu. Tốc độ gia tăng làm tăng chênh lệch nồng độ giữa mixen trong nguyên liệu và mixen tự do.

1.3. Phương pháp chiết Soxhlet trong bài áp dụng cho loại thực phẩm nảo?

Trả lời: Phương pháp chiết Soxhlet được áp dụng cho loại thực phẩm khô, bột nhão, sệt.

1.4. Tại sao cần phải sấy mẫu trước khi tiến hành chiết lipit?

Trả lời: Cần phải sấy mẫu trước khi tiến hành chiết lipit vì trong mẫu có lipit và độ ẩm nên cần tách độ ẩm ra khỏi thực phẩm để có thể xác định chính xác hàm lượng lipit trong thực phẩm.

2. CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị mẫu: sấy mẫu đã được nghiền nhuyễn ở nhiệt độ 100÷105oC đến khối lượng không đổi. Cân 2,03g mẫu chính xác 0,0001g vào mẫu lọc đã được sấy khô cùng điều kiện với mẫu. Gói cẩn thận mẫu trong giấy lọc cho vào bộ chiết Soxhlet

Bước 2: Tiến hành chiết lipit: - Lắp bộ chiết Soxhlet

- Cho n–Hexan vào bình cầu khoảng 2/3 thể tích. Điều chỉnh nhiệt độ sao cho chu kỳ hoàn lưu của dung môi đạt từ 6÷8 lần trong 1 giờ. Chiết trong 3 giờ cho đến khi chiết hoàn toàn lipit.

- Thử thời điểm kết thúc quá trình chiết bằng cách lấy vài giọt dung môi trong ống chiết cho vào giấy lọc. Nếu sau khi dung môi bay hơi, trên giấy lọc không có vết loang thì coi như đã chiết xong chất béo ra khỏi mẫu. Nếu trên giấy lọc còn vết loang thì tiếp tục chiết.

3. TÍNH KẾT QUẢ

Khối lượng mẫu (m): 2,03g

Khối lượng cốc (m0): 19,92g

Khối lượng béo + cốc (m1): 20,46g Hàm lượng lipit(%)

= 26,11%

4. NHẬN XÉT

Một phần của tài liệu Thực hành phân tích hóa lý thực phẩm 1 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w