Đời sống của các tầng lớp nhân dân đều đƣợc nâng lên

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004 (Trang 87 - 93)

Qua 18 năm thực hiện đường lối đổi mới đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Năm 2004, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.540 ngìn đồng/năm, bình quân lương thực đầu người là 370kg/năm, so với 1986 mức sống của nhân khẩu nông nghiệp chỉ đạt 19-20 kg/tháng. Đến năm 2004 đã có 17% hộ khá và giàu, nhiều gia đình có tích luỹ và mua sắm được các đồ dùng, phương tiện đắt tiền. Vấn đề nhà ở của nhân dân được xây dựng tu sửa ngày càng khang trang hơn. Nhiều gia đình đồng bào dân tộc cũng thấy tiện ích của nhà xây nên không làm nhà sàn như phong tục cũ nữa đã góp phần hạn chế

đến việc khai thác gỗ phá rừng già. Giao thông nông thôn được nâng cấp và khai thông như đường Yên Thế – Vĩnh Kiên, Yên Thế - Cáo. Mở mới và nâng cấp 2 tuyến đường liên xã vùng cao Khai Trung – Tân Phượng, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, xoá bỏ dần sự nghèo nàn lạc hậu của đồng bào vùng sâu, vùng xa. Nhờ đổi mới mức hưởng thụ văn hoá, giáo dục y tế được nâng lên.

Quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ 17 (1996) xác định đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ. Tiến hành các biện pháp bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, phấn đấu 80% số hộ được xem chương trình truyền hình Trung ương và 60% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá mới.

Chủ trương được triển khai cụ thể từng bước. Năm 1997 huyện lắp đặt thêm một trạm thu phát hình tại xã Phúc Lợi phủ sóng cho 7 xã, nâng cấp Đài truyền hình huyện, phủ sóng thêm 4 xã, nâng số xã được phủ sóng truyền hình toàn huyện là 20/24. Năm 1998, mạng lưới thông tin và đường thư từ huyện đến xã ngày một mở rộng, đã có 21/24 xã có báo đọc hàng ngày với số lượng phát hành 213.909 tờ và 12/24 xã, thị trấn có điện thoại tự động.

Đến năm 2000, công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến theo hướng xã hội hoá. Với 4 trạm phát lại sóng truyền hình, 2 trạm phát sóng FM đã phủ sóng tới 20 xã, thị trấn, tăng 9 xã so với năm 1995. Báo được phát hành đến tận vùng sâu, vùng xa, 100% số xã có báo đọc hàng ngày, 17/24 xã, thị trấn có điện thoại với tổng số 430 máy, bình quân 220 người có 1 máy điện thoại. 33% số hộ được công nhận là gia đình văn hoá. Nhờ phong trào xây dựng nếp

sống văn hoá phát triển mạnh mà các hủ tục lạc hậu từng bước bị đẩy lùi.

Công tác này còn được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thứ 18 (2000) chỉ rõ: Công tác văn hoá thông tin, thể thao tiếp tục triển khai hướng mạnh về cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện khẩu hiệu: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, bài trừ các hủ tục lạc hậu. Phát huy vốn truyền thống văn hoá các dân tộc địa phương. Phấn đấu đến 2005 xây dựng 40 làng văn hoá cấp huyện, 10 làng văn hoá cấp tỉnh. Xây dựng nhà văn hoá đa năng, tạo dựng các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho mọi lứa tuổi.

Quán triệt tinh thần đó, công tác tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nuớc được tăng cường và duy trì thường xuyên. Tích cực chỉ đạo đôn đốc xây dựng bản, làng văn hoá trở thành nơi hội tụ, phát huy, lưu giữ bản sắc văn hoá của địa phương. Năm 2001 có 79 làng đăng kí xây dựng làng văn hoá, 80 đơn vị đăng kí thực hiện nếp sống văn hoá trong đó có 23 làng văn hoá cấp huyện và 2 làng văn hoá cấp tỉnh. Số luợng làng văn hoá được nâng lên 85 làng vào năm 2004 và có 1 xã văn hoá. Công tác giữ gìn, phát huy các lễ hội, văn hoá dân gian các dân tộc và di sản văn hoá của địa phương được chú trọng, nó đã trở thành phong trào sâu rộng được nhân dân hào hứng đón nhận. Việc khai thác tôn tạo các di tích văn hoá được tiếp tục triển khai có hiệu quả Cụm di tích văn hoá đền Đại Cại, Chùa tháp Hắc Y, Chùa São và khu du lịch sinh thái Khai Trung được đầu tư, thu hút nhiều khách du lịch.

Nhìn chung ngành văn hoá đã phối hợp với các ngành, các cấp chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đưa đường lối chủ trường của Đảng vào cuộc sống, đồng thời khơi dậy tiềm năng văn hoá đa dạng của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong huyện, dấy lên bầu

không khí tươi vui phấn khởi, niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong công cuộc xây dựng quê hương.

Về lĩnh vực giáo dục: Bước sang giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nhiệm vụ giáo dục, đào tạo đặt ra càng nặng nề. Định hướng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) được triển khai trong toàn quốc. Thực hiện chủ trương trên, Đảng bộ Lục Yên xác định dù công tác giáo dục còn nhiều khó khăn cũng quyết tâm phấn đấu phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ vào năm 2000. Sau 4 năm thực hiện toàn huyện có 24/24 đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ (năm 2000), Thị trấn Yên Thế đạt phổ cập trung học cơ sở.

Trong vòng 8 năm (1996-2004) lĩnh vực giáo dục đào tạo không ngừng phát triển mở rộng quy mô, loại hình đào tạo, hệ thống trường, lớp, đội ngũ giáo viên, học sinh tăng đều hàng năm. Cơ sở vật chất của ngành được đầu tư, tỷ lệ phòng học xây đạt 54%.

BẢNG 10: SỐ TRƢỜNG HỌC, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CỦA

HUYỆN (1996-2004 kể cả mầm non)

Năm học Trƣờng Lớp Giáo viên Học sinh

1996-1997 33 713 756 22.274

2000-2001 50 1.033 1.219 30.158

2003-2004 62 1.078 1.487 30.862

( Nguồn: Số liệu phòng thống kê của Phòng giáo dục huyện)

Cùng với sự phát triển của hệ thống trường lớp, mô hình đào tạo ngày càng đa dạng. Năm 1999-2000 Huyện đã thành lập Trường Bán công tạo điều kiện cho con em không đủ tiêu chuẩn vào Trường Công lập theo học.

Công tác xã hội hoá giáo dục luôn được coi trọng như tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) khẳng định: Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước, của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đảng bộ Lục Yên thường xuyên chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới. Tập trung khai thác nguồn lực con người, làm cho mọi người dân có ý thức trách nhiệm học tập, bồi đắp kiến thức cho bản thân và cho cả cộng đồng. Vì ở địa bàn miền núi, huyện luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đó là sự phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, nhất là xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trình độ năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ giáo viên còn yếu, một bộ phận học sinh ý thức học tập và rèn luyện chưa tốt. Điều đó càng đòi hỏi sự quan tâm, chăm lo phối hợp của nhiều ban ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục.

Về y tế: So với giai đoạn trước, công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 17 sau khi đánh giá những thành tích và hạn chế của ngành y tế đã chỉ ra phương hướng: Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hướng sang y học dự phòng là chính kết hợp với khám chữa bệnh kịp thời. Đẩy mạnh công tác thực hiện dân số- kế hoạch hoá gia đình, tập trung tuyên truyền vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhanh chóng hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh xã hội nhất là bệnh sốt rét, thanh toán bệnh bại liệt, giảm 20% số người mắc bệnh bướu cổ, giảm 15% số trẻ em suy dinh dưỡng, phấn đấu hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,8% vào năm 2000.

Được sự quan tâm đầu tư của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ giữa các Ban, Ngành, Trung tâm y tế huyện đã đẩy mạnh việc củng cố tuyến y tế cơ sở về đội ngũ cán bộ, cơ sở khám chữa bệnh và trang thiết bị. Duy trì tốt chế độ thường trực và từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Chương trình y tế Quốc gia nhờ phát động tốt mà hàng năm kết quả đều đạt hơn 90%.

Công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền từng cụm xã. Việc hoàn thành tốt cuộc vận động giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 và sử dụng các biện pháp tránh thai đã hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,07% năm 1996 xuống còn 1,55% năm 2000, không còn xã trắng về cơ sở y tế.

Tuy nhiên, cơ sở khám chữa bệnh, trang thiết bị còn thiếu, kém chất lượng, hiệu quả công tác khám chữa bệnh chưa cao, nhất là đối với đồng bào nghèo và việc bảo vệ chăm sóc trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi. Để tháo gỡ dần những khó khăn đó Đại hội Đảng bộ lần thứ 18 của huyện (2000) đề ra phương hướng: Củng cố và xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện tốt chương trình y tế Quốc gia. Đến năm 2005 có 60% trạm y tế có bác sỹ. Hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh xã hội như sốt rét, bướu cổ. Mỗi năm giảm 0,08% tỷ lệ sinh. Xây dựng trạm y tế cụm liên xã Minh Tiến. Thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, kết hợp tốt y học cổ truyền và y học hiện đại.

Nhờ có định hướng đúng và sự quyết tâm cao của các cấp các ngành, y tế đã có sự tiến bộ vượt bậc. Đến năm 2003 số cơ sở y tế gồm có 1 bệnh viện, 3 phòng khám khu vực, 24 trạm y tế với tổng số 194 giường bệnh và 94 y, bác sỹ.

Số người khám chữa bệnh hàng năm đều tăng: Năm 2002 tăng 4-5% so với 2001, năm 2003 tăng 9,2% so với 2002.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi cũng giảm đáng kể: Năm 2001 là 33%, năm 2002 là 30,5%, năm 2003 là 34,24% đến 2004 giảm xuống còn 29,9% (Mục tiêu Đại hội 18 đến 2005 còn 25%), trẻ em tiêm đầy đủ vác xin đạt 100%.

Nhận thức được sức ép của vấn đề dân số qua công tác tuyên truyền, vận động dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống rõ rệt: năm 2002 là 1,44%, năm 2003 là 1,35% đến năm 2004 hạ xuống còn 1,22%.(Mục tiêu Đại hội 18 – 2005 còn 1.2%)

Những nỗ lực của ngành y tế đã đem lại kết quả năm 2004 toàn huyện đã có một trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia, 3 phòng khám khu vực được đánh giá hoạt động có hiệu quả tốt. Mặc dù điều kiện của huyện còn gặp nhiều khó khăn, số bác sỹ còn thiếu, số giường bệnh còn ít so với số dân và sự chênh lệch về điều kiện khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa. Nhưng những thông số trên ghi nhận sự đóng góp vô cùng to lớn của ngành y tế và đội ngũ thầy thuốc tận tâm giành cho đồng bào sự chăm sóc ý tế tận tình, chu đáo nhất.

Như vậy, sau 8 năm đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá, cùng với những thành tích về kinh tế, giáo dục ngành y tế đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Đó là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng, sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ huyện, sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ thầy thuốc và sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004 (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)