hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh phát triển kinh tế. (1996- 2004).
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII được tiến hành (6-1996) trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng nhưng tính chất thời đại không thay đổi, vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên xung đột vũ trang, dân tộc, sắc tộc vẫn nổ ra ở nhiều nơi. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ làm cho sản xuất mang tính chất quốc tế hoá trên phạm vi toàn cầu. Hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của mọi quốc gia. Tình hình trong nước tuy đã bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng vẫn tồn tại 4 nguy cơ lớn do Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ đã đề ra: nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế, tham nhũng, chệch hướng xã hội chủ nghĩa và nguy cơ diễn biến hoà bình. Trước những thời cơ và thách thức đó, Đảng ta cần phải thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế và khẳng định công cuộc đổi mới của Đảng đã thu được nhiều thắng lợi cho phép đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đề ra những mục tiêu và giải pháp thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1996-2000. Trong đó quan điểm về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng được xác định: giữ vững độc lập tự chủ đi đôi mở rộng hợp tác quốc tế, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; công nghiệp hoá - hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế; lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá - hiện đại hoá; lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng phát triển; kết hợp kinh tế với quốc phòng. Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là qua trình tất yếu để chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn nhằm đẩy nền kinh tế phát triển. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức. Với một huyện miền núi thì những khó khăn đó còn lớn hơn nhiều. Nhận thức được điều đó Đảng bộ Lục Yên đã quán triệt tiếp thu một cách nghiêm túc tinh thần của Đại hội VIII, Nghị quyết của Đảng bộ tinh Yên Bái từng bước tạo tiền đề quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Sau 10 năm triển khai đường lối đổi mới, bộ mặt kinh tế xã hội Lục Yên đã có nhiều đổi thay. Sự đổi thay đó là kết quả của sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và sự đồng tâm hiệp lực của quần chúng nhân dân. Đảng bộ đã ý thức được vai trò của mình, luôn tự vươn lên đổi mới, tự chỉnh đốn nâng cao và hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo. Qua hai kỳ đại hội (Đại hội 17: 1996; Đại hội 18: 2001) Đảng bộ đã thể hiện và phát huy vai trò nòng cốt, tập hợp lực lượng quần chúng thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đội ngũ cán bộ Đảng viên không ngừng được bổ sung, củng cố, nâng cao trình độ. Kể từ 1986, cán bộ đảng viên không phải đào tạo về văn hoá do đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo từ các trường phổ thông và các trường nội trú. Hầu hết cán bộ được đưa đi đào tạo chính trị, quản lý nhà nước và đào tạo quản lý chuyên ngành. Những năm gần đây có đến trên 70% số cán bộ có hai văn bằng. Công tác giáo dục chính trị làm cho đảng viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng đặc biệt của chính trị, tư tưởng. Mọi cán bộ
đảng viên trong toàn đảng bộ luôn thường xuyên nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, sống cần kiệm và giữ gìn tổ chức kỷ luật.
Trong sinh hoạt Đảng, Đảng bộ đã chỉ đạo các Chi bộ đổi mới nội dung, tăng cường tổ chức học tập, thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Để đáp ứng được công tác tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết đến tận cơ sở Đảng bộ luôn củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác này. Các Chi bộ tiếp tục thực hiện đổi mới chỉnh đốn đảng xây dụng tổ chức đảng cơ sở thật sự trong sạch vững mạnh giữ vai trò là hạt nhân lãnh đạo. Đối với các tổ chức cán bộ, Đảng bộ có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho công tác trước mắt cũng như lâu dài, chú trọng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, tăng cường cán bộ nữ và cán bộ dân tộc ít người. Sự lớn mạnh không ngừng về số lượng và chất lượng của cán bộ đảng viên là yếu tố vô cùng quan trọng để Đảng bộ Lục Yên tiếp tục đảm đương những nhiệm vụ khó khăn phức tạp hơn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đại hội đề ra.