Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc phát triển

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004 (Trang 77 - 87)

triển kinh tế ở Lục Yên:

3.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Phát huy thành tích và khắc phục những hạn chế của thời kỳ trước, nông nghiệp vẫn được quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác thuỷ lợi, cung ứng vật tư, giống cây trồng vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật được chú trọng. Nông dân được hướng dẫn thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, được khuyến khích xây dựng các mô hình kinh tế nông- lâm kết hợp. Vì thế diện tích sản lượng tăng đều qua các năm.

BẢNG 4. DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG LÚA TỪ 1996-2003 Đơnvị: Tấn/ha Năm Diện tích/ ha Sản lƣợng/tấn 1995 6.855 23.664 1997 6.860 23.691 1999 6.175 26.358 2000 6.777 27.681 2001 6.976 28.929 2002 7.405 31.318 2003 7.458 32.190

Từ 2001 vùng lúa cao sản được hình thành, được đầu tư về mọi mặt và có sự chỉ đạo của các cấp, các ngành. Tiêu biểu là vùng lúa cao sản xã Mường Lai và Vĩnh Lạc đã đạt năng suất cả năm 87,1 tạ/ha.

Đến năm 2004 diện tích lúa đạt 9.699 ha, năng suất lúa trên chân ruộng 2 vụ đạt 91, 5 tạ/ha (chưa đạt mục tiêu do Đại hội đề ra là 95 tạ/ha), tổng sản lượng lương thực đạt 37.312 tấn (vượt mục tiêu đại hội đề ra là 36.100 tấn), diện tích ngô đạt 21, 5 tạ/ha tăng 1,1 tạ so với 2003.

Bên cạnh cây lúa là lương thực chính, các loại hoa màu khác cũng được chú trọng. Cây khoai tím được khoanh vùng trồng trở thành sản phẩm hàng hoá, năm 2004 có diện tích 101 ha đạt 1.212 tấn. Cây đậu tương, mía, lạc đều phát triển khá, đạt và vượt mục tiêu Đại hội 18 đề ra (diện tích đỗ tương 500 ha, diện tích lạc 400 ha).

BẢNG 5: DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG MÍA, LẠC, ĐẬU TƢƠNG

Đơn vị ha/ tấn

Năm Mía Lạc Đậu tƣơng

Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng 1996 69 1.035 133 118,5 92 48,5 1997 88 1.649,70 151,5 134,10 105 60 1998 80 1.440 206 182 115 73 1999 85 1.717 234 221 210 181,4 2000 80 1.640 531 649 336 336 2001 83 1.245 479 573 482 428 2002 91 1.365 580 726 501 609 2003 95 1.425 639 810 700 953 2004 746 1.000 900,7 1.245

Diện tích chè, cà phê vẫn giữ mức ổn định. Riêng đối với cây ăn quả những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh. Diện tích tăng từ 519 ha năm 1995 lên 1.337 ha năm 2003 (mục tiêu Đại hội 18 đề ra là 700 ha) .

Nhìn chung, trong giai đoạn này trồng trọt vẫn phát triển mạnh, giá trị sản xuất của ngành tăng đều, cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch đúng hướng phù hợp với yêu cầu của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cần phải tính toán tỷ mỷ để giảm dần diện tích lúa, tăng dần các cây hoa màu và cây ăn quả cho năng suất và giá trị hàng hoá cao hơn.

Ngành chăn nuôi đã có nhiều cố gắng để duy trì và tuyển chọn nhân giống trâu địa phương. Chương trình dự án nuôi bò vùng cao theo hướng bán công nghiệp bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Số lượng đàn gia súc, gia cầm ổn định, phát triển có khả năng hoàn thành chỉ tiêu do Đại hội 18 đề ra: Đàn trâu 19.000 con, đàn bò 1.200 con, đàn lợn 49.000 con.

BẢNG 6: SỐ LƢỢNG GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Đơn vị: Con Năm Trâu Lợn 1995 14.143 427 30.193 1996 15.759 34.485 1997 16.294 303 35.143 1998 16.350 600 36.200 1999 16.456 572 37.850 2000 16.738 736 38.149 2001 17.200 706 40.319 2002 17.426 732 42.578 2003 19.362 823 44.281

Số liệu trên cho thấy đàn trâu và đàn lợn tăng đều, đàn lợn đã chú ý phát triển theo hướng lợn nạc, lợn nái đem lại giá trị kinh tế cao, đàn bò tăng chưa đều nhưng những năm gần đây nhiều gia đình đã tiến hành nuôi thử nghiệm và ngày càng nhân rộng mô hình này.

Bên cạnh đàn gia súc, gia cầm thì thuỷ sản mở ra nhiều triển vọng, kể từ năm 2000 sản lượng thuỷ sản và diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản tăng đều, sản lượng tăng từ 180,2 tấn năm 2000 lên 603 tấn năm 2003.

Về quan hệ sản xuất cũng được củng cố, toàn địa bàn có 19 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trên một số lĩnh vực như cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Cũng trong năm 2004 huyện đã mở các lớp tập huấn chế độ kế toán, xây dựng điều lệ bổ sung theo luật hợp tác xã cho 14 hợp tác xã, đánh gía phân loại hợp tác xã có 4 hợp tác xã đạt loại khá chiếm 20%, 8 hợp tác xã trung bình chiếm 42% và 7 hợp tác xã yếu kém chiếm 37%.

3.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Lâm nghiệp vẫn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn với hướng chính là khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi rừng đi đôi với việc trồng mới Đảng bộ huyện đề ra mục tiêu đến năm 2000 có 12.050 ha rừng trồng mới và đến 2005 đạt được 17.000 ha, khoanh nuôi tái sinh 8.300 ha, bảo vệ rừng tự nhiên là 15.700 ha, phủ xanh đất trống đồi trọc bằng các cây gỗ nguyên liệu, cây bản địa như: Vầu, nứa, luồng Thanh Hoá nâng tỷ lệ tàn tre phủ lên 60%.

Trong quá trình triển khai Nghị quyết, Đảng bộ chú ý bố trí lại lao động đưa 20-30% lao động sang sản xuất lâm nghiệp, tập trung quy hoạch rừng phòng hộ đối với vùng cao và vùng ven sông chảy. Rừng nguyên liệu giấy thuộc vùng I và một số xã vùng III. Đối với vùng II chủ yếu là khoanh nuôi rừng giữ nước để phát triển nông nghiệp.

Kể từ năm 1997 Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn 327-525 của chính phủ và các dự án chương trình liên quan đầu tư vào 8 xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Năm 1998 thực hiện tốt các Chỉ thị 286, 287 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã hạn chế được tình trạng khai thác lâm sản trái phép. Đã tiến hành xử lý 20 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 15,4 triệu đồng. Công tác phòng chống cháy rừng được triển khai nghiêm túc tại địa phương.

BẢNG 7: DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG MỚI

Đơn vị: Ha

Năm Diện tích rừng trồng mới

1997 1.851 1998 2.139 1999 1.204 2000 908 2001 900 2002 1.519 2003 1.257,6 2004 1.676

Như vậy diện tích rừng trồng mới của huyện hầu hết đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, năm 2004 đạt 1.676 ha tăng 376 ha so với mục tiêu Đại hội. Trong sản xuất nông- lâm nghiệp đã xuất hiện nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi với mô hình trang trại nông- lâm kết hợp. Năm 2000 toàn huyện có 52 trang trại cá thể đạt giá trị tổng vốn từ 50 triệu đồng trở lên. Đến 2004 đã có hàng trăm trang trại trong đó có 12 trang trại đạt tiêu chí về diện tích và vốn. Công tác định canh định cư, phát triển kinh tế xã hội vùng cao có bước chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy ngành lâm nghiệp vẫn tồn tại một số yếu kém, đó là chưa khai thác một cách hiệu quả tài nguyên rừng, tốc độ phát triển của ngành còn chậm, các dự án triển khai chưa tốt và chưa huy động mạnh mẽ nguồn vốn trong nhân dân.

3.2.3. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản

* Sản xuất công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp

Cùng với nông- lâm nghiệp sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển cao hơn giai đoạn trước. Đại hội Đảng bộ lần thứ 17 đã xác định ngành này cần phát triển theo hướng quy mô vừa và nhỏ nhằm khai thác tận dụng nguồn lực tại địa phương đi đến hạn chế bán hàng thô giá trị thấp. Mục tiêu đó được Đại hội 18 tiếp tục khẳng định: Phát triển xưởng bột giấy, sản xuất giấy đế và sơ chế đũa của lâm trường Lục Yên, xây dựng từ 1 đến 2 xưởng chế biến chè búp tươi với công suất 8 tấn/ ngày tại khu vực quốc lộ 70, xúc tiến tìm đối tác thành lập Xí nghiệp Khai thác đá trắng, vật liệu xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất gạch EG5 với sản lượng 3 triệu viên/ năm. Để thực hiện được mục tiêu đó Đại hội đề ra một số giải pháp:

- Rà soát lại các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có trên địa bàn, sắp xếp hợp lý và ưu tiên vốn để phát triển.

- Khơi dậy thị trường nông thôn, tìm đầu ra cho sản phẩm, hình thành một số sản phẩm mới với quy mô lớn trong tương lai. - Khuyến khích các đơn vị, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư trên địa bàn

- Áp dụng các chính sách có lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các ngành phát triển.

Từ định hướng đó qua 8 năm triển khai, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp liên tục tăng. Đặc biệt từ năm 2000 các nhà máy khai thác đá đạt kết quả khả quan, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con vừa tăng thêm ngân sách cho huyện. Đối với tiểu thủ công nghiệp, toàn huyện có 269 cơ sở với giá trị sản xuất tăng 6 lần so với 1995. Trong quá trình sản xuất, máy móc được trang bị dần thay thế và giảm bớt lao động thủ công. Toàn huyện có 20 máy kéo và máy cày tay, 51 máy tuốt lúa, 494 máy xay xát, nghiền, 68 máy bơm nước [43, 221] những con số trên tuy chưa phải là lớn so với một huyện miền núi, song nó là kết quả của một quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng của toàn thể Đảng bộ và nhân dân Lục Yên

BẢNG 8: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

1998 5

2000 17,9

2002 23,186

2004 50

* Về xây dựng cơ bản. thương mại và dịch vụ:

Để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Đại hội 17 của Đảng bộ huyện đã đề ra các mục tiêu cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn, đường nội thị, đường lên vùng cao Lâm Thượng- Tân Phượng, Tân Lĩnh- Khai Trung, Lục Yên- Xuân Long, phát triển vận tải ngoài quốc doanh, đưa điện lưới Quốc gia về 80 % số xã trong huyện, những xã còn lại đều có thuỷ điện nhỏ, đã ngói hoá 40% trường học và 100% xã có trạm xá bằng gạch ngói vào năm 2000. Tăng cường đầu tư phát triển các loại phương tiện nghe nhìn, xây dựng nhà văn hoá trung tâm huyện lỵ. Đến năm 2001 Nghị quyết Đại hội 18 tiếp tục đề ra phương hướng xây dựng Thị trấn Yên Thế xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của huyện. Tiếp tục nâng cấp cụm xã và xã theo quy hoạch. Cải tạo và xây dựng đường giao thông đưa điện nước đến cụm dân cư. Thực hiện duy tu bảo dưỡng đường hiện có và mở mới đường liên xã Tân Phượng, Minh Chuẩn, Phan Thanh, Khai Trung để đến năm 2005 ô tô đến được trung tâm xã.

Để đạt được các mục tiêu trên hàng năm Đảng bộ đều có sự tổng kết đánh giá kịp thời và đề ra phương hướng cho năm sau. Trong xây dựng cơ bản luôn quán triệt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tích cực huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện đúng quy trình xây dựng cơ bản của Nhà nước. Trong xây dựng phải chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, xử lý tốt chất thải không để ảnh hưởng xấu đến môi trường. Năm 1997 huyện tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng giá trị đạt 22,4 tỷ đồng.

Năm 1998 được Nhà nước đầu tư và huy động nguồn vốn trong nhân dân, huyện đã xây dựng nhà Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện với tổng giá trị đạt 4 tỷ đồng.

Năm 2000 tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản đạt 51,4 tỷ đồng, năm 2002 là 73 tỷ 734 triệu đồng, năm 2004 đạt 24 tỷ 691 triệu đồng trong đó xây dựng trường học là 16.066 triệu đồng, thuỷ lợi là 4.039 triệu đồng và các công trình xây dựng khác là 4.586, 6 triệu đồng.

3.2.4. Thƣơng mại, dịch vụ.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng bộ Lục Yên chủ trương đẩy mạnh hoạt động thương mại dịch vụ, khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân mở dịch vụ tại các tụ điểm dân cư, thị tứ, thị trấn và trung tâm các xã. nâng cấp cơ sở hạ tầng để Lục Yên trở thành mắt xích trong tour du lịch Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai – Sapa. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 18 đã đề ra các giải pháp như khai thác có hiệu quả thị trường nông thôn, mở rộng mạng lưới chợ, tăng cường các điểm đại lý, các điểm bán lẻ để tiêu thụ hàng hoá. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, hoạt động thương mại, dịch vụ có bước phát triển. Số người kinh doanh thương mại dịch vụ và du lịch tăng lên qua các năm.

BẢNG 9: SỐ NGƢỜI KINH DOANH VÀ SỐ CƠ SỞ THƢƠNG MẠI, DU LỊCH, KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN LỤC YÊN TỪ

1995-2003

Năm 1995 2000 2001 2002 2003

Số người kinh doanh 770 587 667 817 779

Cơ sở thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng

627 516 625 650 663

Tóm lại, Qua 8 năm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá kinh tế xã hội Lục Yên đã có sự thay đổi đáng khích lệ. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được hình thành và phát triển đúng hướng. Kinh tế quốc doanh vẫn được sắp xếp và tổ chức lại hoạt động ngày càng có hiệu quả và giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế hợp tác xã từng bước được đổi mới về phương thức hoạt động đã phát huy được hiệu quả ban đầu. Kinh tế hộ, kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân phát triển. Trong sản xuất kinh doanh đã xuất hiện nhiều mô hình nhất là mô hình nông - lâm kết hợp. Công nghiệp đã khai thác được tiềm năng của huyện, hình thành khu sản xuất công nghiệp tại Tân Lĩnh với nhiệm vụ tập trung chế tác đá hoa trắng và nghiền bột các-bon-nát-can xi. Các làng nghề làm thủ công mỹ nghệ từ đá qúy, bán đá quý, đá hoa trắng và các mặt hàng truyền thống thu hút nhiều lao động dư thừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng. Mức độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 2000 đến 2004 là 9,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.540.000 đồng/năm (Mục tiêu Đại hội 18: tăng trưởng kinh tế từ 9.5-10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng/năm)

Đến năm 2004 kinh tế đang đà phát triển, giữ ổn định mức tăng trưởng GDP là 10,9% và đạt cao nhất từ trước đến nay. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sản xuất công nghiệp ngày càng rõ nét. Cơ cấu trong GDP của nông- lâm ngư nghiệp là 56% giảm 4%, công nghiệp- xây dựng 21% tăng 28%, dịch vụ 22.5% tăng 1,8% [mục tiêu Đại hội nông – lâm 68.4%, công nghiệp – xây dựng 13.1%, thương mại dịch vụ 18.5%]. Thành tích khả quan đó mở ra triển vọng cho huyện vươn tới đích cao hơn, đạt những chỉ tiêu kinh tế do Đại hội 18 đề ra và tạo đà phát triển bền vững trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004 (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)