Thực hiện tốt một số chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004 (Trang 93 - 130)

Trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá do những thành tích về kinh tế, giáo dục y tế đạt cao hơn giai đoạn trước đã làm bộ mặt xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, trực tiếp là Huyện uỷ Lục Yên, các vấn đề xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đã trở thành phong

trào sâu rộng trong nhân dân và thu được nhiều kết quả thiết thực, nhất là từ năm 1998 trở đi, khi xoá đói giảm nghèo trở thành một trong những chương trình mục tiêu quốc gia.

Ở Lục Yên các hộ nghèo được vay vốn lãi suất thấp để sản xuất kinh doanh từng bước thoát khỏi cảnh nghèo túng. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh: Nếu 1990 còn 37% số hộ nghèo đói đến 1999 còn 20%, năm 2002 còn 14,5% thì đến 2004 chỉ còn 9,38%. (Mục tiêu Đại hội 18 đến 2005 căn bản xoá hộ đói giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 5% - theo tiêu chí cũ)

Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm sát sao, sự linh hoạt, năng động trong triển khai chủ trương của Đảng, của các cấp, các ngành trong toàn huyện. Mặt khác nó còn thể hiện tinh thần đoàn kết giúp đỡ của bà con quanh vùng và sự vươn lên chiến thắng chính mình của các hộ trong diện đói nghèo. Qua phong trào này Đảng bộ đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý đó là cần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định, các vấn đề văn hoá xã hội, trình độ dân trí phải không ngừng được nâng lên và cuộc chiến chống đói nghèo phải mang tính xã hội, được đông đảo quần chúng tham gia. Bởi vì các chỉ số xác định đói nghèo, giàu nghèo luôn luôn di động. Các nhân tố tạo nên đặc điểm này là sự phát triển của sản xuất, mức tăng trưởng kinh tế, sự tăng lên của nhu cầu con người, những biến đổi của xã hội. Có thể ở một thời điểm, với một vùng, một nước nào đó thì chỉ số đó được coi là đói nghèo hoặc giàu, nhưng sang một thời điểm khác, so sánh với một vùng, một nước hay một cộng đồng dân cư khác thì chỉ số đó có thể mất ý nghĩa.

Từ những lý do đó cho thấy đói nghèo là vấn đề lâu dài, phức tạp đòi hỏi sự tham gia phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành nhất là các cơ sở cần rà soát cụ thể, có biện pháp thiết thực tác động đúng

nguyên nhân của từng người, từng hộ thuộc diện chính sách, giành sự quan tâm đặc biệt tạo cho họ hình thành năng lực và khả năng thực tế để thoát nghèo đói. Một số biện pháp thiết thực là việc cấp đất và bảo vệ quyền sử dụng đất lâu dài cho người nghèo; hỗ trợ vốn cho người nghèo, thực hiện chính sách ưu đãi cho người nghèo vay vốn; giúp người nghèo tham gia tích cực vào chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình; phát triển đa dạng các hình thức hợp tác kinh tế mới và kết hợp việc di dân xây dựng các vùng kinh tế mới, các chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc và đất hoang hoá.

Trong giai đoạn này công tác “Đền ơn đáp nghĩa” với những người, những gia đình có công với cách mạng được đẩy mạnh hơn nữa. Năm 1998 xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” với số tiền huy động là 62,9 triệu đồng, năm 1999 là 48 triệu đồng, năm 2000 là 61,7 triệu đồng, năm 2002 là 75 triệu đồng đến năm 2004 là 54,4 triệu đồng.

Bên cạnh đó Đảng uỷ còn chỉ đạo với các cấp các ngành và phối hợp với nhân dân làm mới và tu sửa nhà tình nghĩa, giúp đỡ những gia đình thuộc diện chính sách cải thiện nơi ăn chốn ở, xoá những căn nhà dột nát. Nhờ động viên tốt phong trào đến năm 2004 đã xoá xong 147 nhà dột nát cho những gia đình chính sách và hộ nghèo. Đảng uỷ đã tổ chức tốt cuộc vận động nhân dân, cán bộ công nhân viên chức ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, trợ cấp cứu đói cho những người nghèo. Riêng năm 2004 có 500 hộ đói được trợ cấp số gạo là 1,725 kg.

Bằng nhiều biện pháp thiết thực với sự năng động nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng nhân dân, vấn đề xoá đói giảm nghèo, vấn đề việc làm và phong trào đền ơn đáp nghĩa được duy trì thường xuyên đã tạo nên cuộc sống ổn định, nhân dân

thêm hăng hái phấn khởi đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

Mặc dù trong lĩnh vực này đã đạt những thành tích khá lớn song Lục Yên vẫn tồn tại nhiều vấn đề đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân cùng tìm ra những phương hướng giải quyết tốt hơn, đó là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng còn lớn, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, chưa có sự kết hợp giữa xoá đói giảm nghèo với giải quyết việc làm một cách hiệu quả, cũng như giúp họ tạo lập nghề ổn định.

Tiểu kết, bước vào giai đoạn mới của quá trình xây dựng và phát triển đất nước, quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII là: “Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”, Đảng bộ Lục Yên đã tập trung chỉ đạo và tìm ra những biện pháp hữu hiệu, phù hợp với thực tiễn của địa phương nhằm phát triển kinh tế.

Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, huyện Lục Yên có nhiều điều kiện thuận lợi (có tiềm năng, lợi thế về nông – lâm nghiệp, khoáng sản và du lịch) nhưng cũng có rất nhiều khó khăn vì Lục Yên là huyện miền núi, nhiều dân tộc sinh sống, trình độ dân trí thấp, kinh tế xã hội phát triển chậm, sức cạnh tranh và hội nhập cơ chế thị trường còn yếu. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã phát huy được nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của huyện. Kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, giữ ổn định mức tăng trưởng GDP bình quân từ 1996 -2004 là 8,5% (1996-2000: 7,5%, 2000-2004: 9,5%) năm 2004 đạt 10,9% mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.540.000

đồng (vượt mục tiêu đại hội 18 đề ra: 3.000.000 đồng/năm). Có sự chuyển dịch cư cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông lâm theo hướng tích cực và tiến bộ, nền kinh tế đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường, kinh doanh tổng hợp, sản xuất gắn với chế biến, trong vòng 4 năm nông lâm giữ nhịp đọ tăng trưởng bình quân là 5,4%. Sản xuất lương thực luôn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, bảo đảm an toàn lương thực, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung: Lúa giống, lúa cao sản, vùng lạc, vùng đỗ tương, khoai tím, cây ăn quả, gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.

Ngành lâm nghiệp đã phát huy được thế mạnh trồng rừng trong 8 năm bình quân rừng trồng mới đạt 1.431,75 ha/năm, vượt mục tiêu Đại hội 18 (2001): 1.300 ha/năm.

Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, có nhiều sản phẩm mới ra đời: khai thác đá, cát, sỏi, chế tác đá hoa trắng xuất khẩu, làm tranh tượng, đồ mỹ nghệ từ đá quý, đá trắng. Lâm trường Lục Yên đã mở rộng xưởng sản xuất giấy đế, chế biến giấy các loại, sản xuất đũa tre, chế biến gỗ, rừng trồng, in giấy vàng mã và xây dựng mới nhà máy chè xanh xuất khẩu thu hút và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Đến năm 2004 đã có 7 công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Đảng bộ Lục Yên đã giải quyết tốt một số vấn đề xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Kinh tế phát triển đã làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2004 là 3.540.000, bình quân lương thực đầu người đạt 370 kg/năm. Số hộ giảu tăng lên đạt 17%, số hộ nghèo giảm đi (Năm 1990: 37%, 2004:9,38%).

Bên cạnh những thành tích trên tình hình kinh tế xã hội của huyện vẫn còn những yếu kém sau: mặc dù kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất sản lượng chưa cao. Chăn nuôi, thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, mặt nước, ao hồ, chưa quan tâm chăn nuôi đại gia súc trở thành hàng hóa nhất là đàn bò thương phẩm. Công nghiệp tuy bước đầu phát triển rầm rộ nhưng khai thác đá khối là chủ yếu, các khu sản xuất chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng điện, đường, cấp thoát nước...

Về lĩnh vực xã hội, đời sống văn hoá, mặt bằng dân trí của đồng bào vùng cao mặc dù có chuyển biến tích cực, song còn nhiều khó khăn. Văn hoá truyền thống các dân tộc đã được khơi dậy nhưng còn nhiều hạn chế, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chưa được đẩy lùi, một số tệ nạn xã hội chưa được xử lý cương quyết.

Đối với sự nghiệp giáo dục, việc phát triển ngành học mầm non và xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm, đội ngũ giáo viên còn thiếu nhất là đối với bậc học trung học phổ thông, công tác phổ cập trung học cơ sở ở nhiều xã còn khó khăn. Cơ sở vật chất y tế ở một số nơi xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp kịp thời, chất lượng khám chữa bệnh của y tế cơ sở chưa đáp ứng đựoc nhu cầu, tỉ lệ xã có bác sĩ còn thấp (10/24 xã). Sản phẩm kỹ năng và kinh phí phục vụ công tác truyền thông cho kế hoạch hoá gia đình còn nhiều bất cập, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao: 1,22% (2004).

Từ việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Lục Yên đối với quá trình đổi mới kinh tế của một huyện miền núi, cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của Đảng bộ, chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Đảng bộ, sự nỗ lực phấn đấu hi sinh của đội ngũ cán bộ Đảng viên mới có sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân

dân, làm cho những đường lối chính sách của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống, biến thành phong trào cách mạng rộng lớn, tạo nên những thay đổi lớn lao ở Lục Yên, cũng qua đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và những kiến nghị rất quý giá với Lục Yên nói riêng, và đối với các địa phương miền núi có những điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội tương tự.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Một số bài học kinh nghiệm

4.1.1. Quan tâm xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh và đội ngũ cán bộ đủ năng lực lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, khi tổng kết quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã nêu ra những bài học cơ bản, trong đó có bài học về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng được thể hiện trên các mặt: Đảng đề ra đường lối đúng đắn với điều kiện thực tế của nước ta; và một khi đã có đường lối chủ trương đúng đắn rồi thì việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương ấy mang lại hiệu quả đến mức nào điều đó do đội ngũ cán bộ quyết định. Mặt khác, Đảng phải

luôn coi trọng việc nâng cao sức chiến đấu trên cơ sở củng cố tăng cường sức mạnh về tổ chức, tăng cường sự đoàn kết, kỷ luật của Đảng.

Nhận thức sâu sắc những điều đó, Đảng bộ Lục Yên rất coi trọng những nguyên tắc về tổ chức và phương thức hoạt động – những nguyên tắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán triệt trong suốt hơn 70 năm hoạt động của Đảng, đó là: nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo và nguyên tắc Đảng phải tăng cường mối liên hệ mật thiết với quần chúng, nguyên tắc thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. [44, 261]

Là một Đảng bộ trưởng thành và phát triển ở một huyện miền núi, có nhiều dân tộc cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ quê hương, song nơi đây cũng ẩn chứa nhiều khó khăn, phức tạp, đó là địa hình đồi núi cách trở, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, mật độ dân cư phân bố không đều, thị trấn 1065 người/km2, Khánh Hoà 46 người/km2… Ngay sau khi thành lập năm 1947, Đảng bộ Lục Yên đã có nhiều cố gắng, nỗ lực với nhiều giải pháp thích hợp để đưa mọi chủ trương đường lối của Đảng vào cuộc sống. Đảng bộ luôn nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí, mỗi Đảng viên luôn phấn đấu trở thành hạt nhân tổ chức vận động, lôi kéo quần chúng tiến hành cách mạng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng bộ Lục Yên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong thời kỳ

đổi mới, trước sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, Đảng bộ đã không ngừng vươn lên và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, song mới chỉ là bước đầu. Để vượt qua mọi khó khăn thách thức Đảng bộ phải đặt ra yêu cầu cao hơn để xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng, đủ năng lực lãnh đạo thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Một công việc mà Đảng bộ Lục Yên luôn coi trọng để củng cố vai trò lãnh đạo của mình là thường xuyên tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng trong từng thời kỳ và tìm cách vận dụng những kinh nghiệm đó vào công tác lãnh đạo công cuộc đổi mới ở địa phương. Chính điều này đã giúp Đảng bộ Lục Yên tránh được những sai lầm vấp váp, đồng thời nâng cao được sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của mình.

Song song với việc xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, Đảng bộ Lục Yên đã rất chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ trình độ, năng lực, bản lĩnh, đạo đức trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có khả năng quyết đoán, nhiệt tình và nhạy bén với điều kiện hoàn cảnh mới. Bởi vì đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc. Người luôn đặt cán bộ ở vị trí then chốt nhất: “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [44, 54]. Người thường xuyên chăm lo đến việc đào tạo rèn luyện để có một đội ngũ cán bộ tốt, Người còn khẳng định cán bộ tốt việc gì cũng

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004 (Trang 93 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)