Một vài đổi mới cục bộ trong kế hoạch 5 năm 1981-1985 đã tạo nên những chuyển biến nhất định về kinh tế xã hội nhưng không đủ khả năng để tạo nên sự chuyển biến căn bản và đồng bộ. Ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ chế khoán theo tinh thần của Chỉ thị 100 CT/TW của Ban bí thư lúc đầu có tác dụng rất tích cực nhưng sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ hạn chế:
Thứ nhất: Còn dè dặt trong việc giao quyền tự chủ về ruộng đất và tư liệu sản xuất cho xã viên. Người xã viên chỉ được làm chủ 3 khâu trong quá trình sản xuất (trồng cấy, chăm sóc, thu hoạch). Còn việc trồng cây gì, nuôi con gì cũng không hoàn toàn làm chủ vì chính hợp tác xã còn phải có quy hoạch phù hợp với vùng sản xuất và kế hoạch sản xuất của huyện. Về mức khoán cũng không ổn định, xã viên chưa thật yên tâm đầu tư để thâm canh lâu dài.
Thứ hai: Bộ máy quản lý điều hành của hợp tác xã, phương thức tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế, 5 khâu hợp tác xã quản lý vẫn tổ chức theo kiểu cũ.
Thứ 3: Việc phân phối, phần thu nhập chủ yếu do hợp tác xã quản lý, tệ “rong công phóng điểm” vẫn diễn ra phổ biến đã làm cho phần thu nhập thực tế của các hộ xã viên giảm.
Sau nhiều năm tìm tòi, khảo nghiệm, Đảng ta đã tìm ra đường lối đổi mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm trên thế giới nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách về kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng toàn quóc lần thứ VI được tiến hành từ ngày 15 đến 18-12-
1986. Đại hội triển khai trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới. Đối với nước ta quan hệ kinh tế đối ngoại bị đảo lộn, tình hình kinh tế, xã hội căng thẳng, lạm phát ở mức độ cao (774,6%) đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý:
1- Trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt quan điểm lấy “ dân làm gốc”.
2- Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan. 3- Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong điều
kiện mới.
4- Xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Từ đó Đại hội quyết định đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quốc phòng đến ngoại giao. Thực ra, đổi mới là quan niệm đúng đắn hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Quan niệm về thời kỳ quá độ, đại hội cho rằng từ sản xuất nhỏ đi lên không được phép nóng vội, đốt cháy giai đoạn mà phải trải qua nhiều bước quá độ. Từ đó có những chủ trương, biện pháp phù hợp với từng chặng đường, khắc phục tư tưởng chủ quan của Đại hội III và IV cho rằng thời kỳ quá độ chỉ khoảng 15 đến 20 năm và đề ra những mục tiêu quá cao, không sát với thực tế.
Thứ hai: Thực hiện đổi mới tư duy, lấy đổi mới tư duy kinh tế làm trọng tâm, từ đó từng bước đổi mới chính trị. Đổi mới tư duy kinh tế trên cả 3 phương diện: Sở hữu tư liệu sản xuất, cơ chế quản lý và phân phối sản phẩm.
Thứ ba: Trong kinh tế ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, thực hiện tốt 3 chương trình kinh tế: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đây là quan niệm đúng đắn về công nghiệp hoá ở nước ta, khắc phục việc đầu tư dàn trải cho công nghiệp nặng, phát huy thế mạnh nông nghiệp.
Thứ tư: Về kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đại hội cho rằng đó là vấn đề lâu dài, có tính quy luật, phù hợp với quan điểm của Lênin: Coi kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, sẽ có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất.
Đại hội còn nhấn mạnh: Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, dứt khoát phải sắp xếp lại nền kinh tế theo cơ cấu hợp lý. Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoá với phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tư tưởng của Đại hội VI được nhân dân cả nước hồ hởi đón nhận, đó là tín hiệu tốt lành cho thành công của công cuộc đổi mới và chứng tỏ đường lối đó là hoàn toàn đúng đắn, bám sát thực tiễn, phù hợp với lòng dân và được đông đảo nhân dân hưởng ứng.
Để nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống, sau Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị còn ban hành một hệ thống Nghị quyết trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4-1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nằm trong hệ thống Nghị quyết đó với những vấn đề cơ bản sau:
1- Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện ba chương trình kinh tế, đồng thời tạo tiền đề công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp trong thời kỳ tiếp theo.
2- Nắm vững định hướng, củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế trong nông nghiệp. Đây là nội dung chủ yếu của nhiệm vụ đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.
3- Hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm, thực hiện phân công lao động và phân phối thu nhập trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất.
Bộ Chính trị đã đánh giá khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động theo Chỉ thị 100 là một trong những chủ trương quan trọng nhất. Đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bước đầu khơi dậy tinh thần làm chủ... tạo nên động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế “khoán sản phẩm” Bộ Chính trị đã xác định đối tượng nhận khoán là nhóm hộ và hộ xã viên, người lao động hoặc tổ đội tuỳ theo điều kiện cụ thể. Các định mức đơn giá phải được tính toán tỷ mỷ để có thể không chỉ giao khoán cho xã viên 3 khâu như trước. Mà giao khoán ruộng đất ổn định dài hạn trong khoảng 10 đến 15 năm, mức khoán ổn định trong 5 năm, khoán thanh toán gọn, tránh để xã viên giao nhận nhiều lần.
Trong đổi mới quản lý, xã viên có quyền và được khuyến khích bỏ vốn, phát triển chăn nuôi trâu bò, mua sắm nông cụ, máy kéo nhỏ để bảo đảm kế hoạch khoán và phát triển kinh tế gia đình.
Về lợi ích của người lao động, thực hiện phương thức phân phối trong khoán sản phẩm. Nghị quyết nhấn mạnh: Phải bảo đảm cho các hộ xã viên nhận khoán thu được khoảng trên dưới 40% trở lên tuỳ theo
số khâu họ đảm nhận, ngăn chặn những khoản thu không đúng, đồng thời cho phép hợp tác xã, tập đoàn sản xuất từng bước xây dựng quỹ dự phòng để bảo đảm ổn định mức thu nhập cho xã viên khi gặp thiên tai, mất mùa.
4- Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị còn đề cập một số vấn đề quản lý nhà nước trong nông nghiệp.
Tháng 3-1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI tiếp tục khẳng định những phương hướng lớn trong đổi mới quản lí nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết của Hội nghị đã xác định:
- Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất là những đơn vị kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
- Khái niệm hợp tác xã được mở rộng bao gồm mọi tổ chức kinh doanh do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức và được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô trình độ kỹ thuật, mức độ tập thể hoá tư liệu sản xuất.
Chủ trương đổi mới của Đảng đã thổi một luồng sinh khí mạnh mẽ đối với nhận thức và hành động của Đảng bộ Lục Yên. Từ đây Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc Lục Yên thực hiện quá trình đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế.
2.1.2. Sự vận dụng đƣờng lối đổi mới của Đảng bộ Lục Yên.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Lục Yên đã trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Theo tinh thần Đại hội VI của Đảng, Đảng bộ phải tự đổi mới, chỉnh đốn nâng cao vai trò lãng đạo, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Để đảm đương được nhiệm vụ mới Đảng bộ Lục Yên luôn xác định vai trò tiên phong, gương mẫu, làm cho Đảng bộ vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên phát triển cả về số lượng và
chất lượng, khắc phục được những yếu kém của thời kỳ trước. Tính đến Đại hội 14 (10-1986) số đảng viên trong toàn huyện là 2.062 người, sinh hoạt tại 51 tổ chức cơ sở Đảng. Đại hội đã bầu 47 uỷ viên Ban chấp hành, 13 uỷ viên Ban thường vụ. Đó là những cán bộ được đào tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao, được nhân dân tín nhiệm. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, huyện liên tục gửi cán bộ đi đào tạo hoặc bồi dưỡng tại chỗ. Hai năm 1986-1988, 153 cán bộ của huyện đã được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quản lý nhà nước. Công tác phát triển đảng được chú trọng ở các vùng cao, các đơn vị sản xuất, người dân tộc, phụ nữ... Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ đảng viên được quan tâm thường xuyên để nâng cao trình độ nhận thức về quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng, phong cách lãnh đạo, phẩm chất đạo đức cho cán bộ đảng viên nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên có đủ năng lực vận động, tổ chức quần chúng thực hiện thành công đường lối đổi mới. Bên cạnh đó công tác tổ chức và cán bộ được coi trọng nhằm kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Công tác cán bộ luôn dựa vào năng suất lao động, hiệu quả công tác, tinh thần trách nhiệm làm thước đo đánh giá. Ngoài công tác trên Đảng bộ còn đẩy mạnh công tác kiểm tra đảng hướng vào việc thi hành các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, động viên những đảng viên hoàn thành chức năng nhiệm vụ và giải quyết kịp thời triệt để những vụ việc nảy sinh. Nhờ chấn chỉnh kịp thời công tác xây dựng Đảng nên bước vào giai đoạn đổi mới, Đảng bộ Lục Yên đã có một đội ngũ cán bộ đảng viên tương đối vững vàng, nhanh chóng tiếp thu được tinh thần đổi mới của Đảng, vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả vào hoàn cảnh địa phương.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, huyện uỷ tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng để học tập quán triệt Nghị quyết
Đại hội VI và thảo luận triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ 14 của Đảng bộ huyện đến cán bộ đảng viên và nhân dân toàn huyện.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 14 (1986), sau đó là Đại hội lần thứ 15 (1988), Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo thực hiện 3 chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Đối với chương trình lương thực thực phẩm: Đảng bộ xác định đây là một thế mạnh của huyện, Lục Yên luôn là địa phương đứng hàng thứ 3 sau 2 huyện Văn Chấn, Văn Yên về sản xuất lương thực và hàng thứ 2 sau Văn Chấn về sản xuất lúa nước. Lục Yên cũng có nhiều điều kiện thuận lợi và có truyền thống chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Chương trình lương thực được xác định rõ là tập trung trồng 3 loại cây gồm lúa, ngô, sắn, trong đó lúa là cây chủ lực chiếm 85% tổng sản lượng. Đảng bộ xác định phải có phương hướng nhằm tăng năng suất lúa như mở rộng diện tích theo hướng thâm canh tăng vụ, tận dụng khai thác đất thung lũng, bãi bồi ven hồ Thác Bà vào mùa nước rút. Giải pháp này nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ đem lại hiệu quả đáng kể. Cây ngô được chỉ đạo trồng trên đất thâm canh lúa 2 vụ. Sắn được trồng theo định hướng gia đình trên đất đồi gò, ngăn chặn việc đốt phá rừng già, rừng tái sinh dùng vào trồng trọt. Biện pháp thâm canh tăng năng suất cây lương thực được chú trọng cả về giống mới và phân bón, tăng cường giống mới năng suất cao (CR 203), giảm thiểu giống bị thoái hoá (NN 8). Phân bón được cân đối giữa nguồn phân vô cơ và phân hữu cơ, động viên người lao động khai thác mọi nguồn phân bón sẵn có tại địa phương.
Chương trình thực phẩm được xác định là tập trung chăn nuôi trâu, lợn, gia cầm và thuỷ sản. Chủ lực là đàn lợn với điểm mạnh là
giống chưa bị thoái hoá, nhất là tại các vùng cao, vùng xa. Chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, thả cá có thể khai thác được bởi vì nó đã trở thành tập quán lâu đời của nhân dân, dù sản lượng không lớn nhưng ổn định. Đối với chương trình hàng tiêu dùng: đây là vấn đề đòi hỏi nhiều yếu tố từ khâu vốn, kĩ thuật công nghệ, vật tư đến trình độ tay nghề. Mà các yếu tố đó ở tại địa phương đều hạn chế nên Đảng uỷ xác định: chỉ sản xuất, chế tạo một số mặt hàng đơn giản, hợp với khả năng vật liệu tại chỗ và thị trường địa phương. Phấn đấu thoả mãn phần lớn nông cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng và hàng may mặc.
Chương trình hàng xuất khẩu là vấn đề mới mẻ đối với một huyện miền núi. Mặc dù còn ít am hiểu về sản xuất, khai thác và chế biến hàng hoá, nhất là về khai thác thị trường, nhưng Đảng uỷ cũng mạnh dạn đề ra dự án phát triển lạc thương phẩm và khai thác các lâm thổ sản như mây, song, dược liệu sẵn có tại địa phương.
Đối với một huyện miền núi như Lục Yên, Đảng bộ xác định nội dung thực chất của ba chương trình kinh tế đều tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, Đảng bộ nhát trí 3 giải pháp lớn để thực hiện 3 chương trình kinh tế : Kết hợp ba chương trình kinh tế lớn thành một thể thống nhất, tiến hành đồng bộ, có sự hỗ trợ lẫn nhau; Kết hợp nông nghiệp-công nghiệp, giao thông vận tải-lưu thông phân phối, khai thông thị trường; Kết hợp xây dựng các công trình địa phương ít vốn, phân tán ngắn hạn với xúc tiến đệ trình dự án xây dựng các công trình vốn lớn tập trung của huyện.
Trong những năm 1986-1988, chương trình lương thực, thực phẩm đã đạt được kết quả nhất định, mức thu nhập trên nhân khẩu nông nghiệp đạt từ 19-20 kg/tháng, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với nhà nước nhưng kết quả chưa thật sự tương xứng với tiềm năng kinh tế
của huyện. Năng suất cây trồng vừa thấp vừa không ổn định; ruộng một vụ còn tới gần 800 ha; đất đai chưa được khai phá hết; cơ cấu cây