Đảng bộ Lục Yên xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004 (Trang 68 - 77)

triển kinh tế qua 2 Đại hội 17 (1996) và 18 (2001).

3.1.1.1. Mục tiêu.

Đại hội 17 của Đảng bộ huyện (3-1996) sau khi đánh giá những thành tích và chỉ ra những hạn chế của kế hoạch 1991-1995 đã đề ra mục tiêu phấn đấu cho kế hoạch 1996-2000: “Tập trung mọi nguồn lực nhằm ổn định và phát triển vững chắc sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội... Phấn đấu đến năm 2000 đưa nền kinh tế xã hội phát triển cùng các huyện khá của tỉnh. Phấn đấu tăng gấp 2 lần GDP so với 1995, đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 10- 15%, thu nhập bình quân đạt

4 triệu đồng năm 2000. Đại hội xác định cơ cấu kinh tế năm 2000 của huyện là: Nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 60% GDP, công nghiệp xây dựng 20%, thương mại dịch vụ 20%” [11, 11].

Từ đó Đảng bộ đề ra quan điểm phát triển: Xác định vùng kinh tế và đặt sự phát triền về kinh tế xã hội của huyện trong quy hoạch của tỉnh, phát huy ý chí tự lực tự cường đi lên từ tiềm năng thế mạnh và năng lực của mình; thúc đẩy nhanh sự phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, chuyển sang sản xuất hàng hoá, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; tập trung đầu tư phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp chú trọng địa bàn trọng điểm xây dựng kết cấu hạ tầng; tăng trưởng kinh tế gắn liền với các vấn đề xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường an ninh quốc phòng; xây dựng Đảng vững mạnh thực sự là người lãnh đạo mọi hoạt động đời sống xã hội, xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân.

Mục tiêu của Đại hội 17 đề ra còn được phát triển hoàn thiện qua Đại hội thứ 18 của Đảng bộ huyện (2001) với tinh thần: Phát huy mọi nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế ổn định, vững chắc, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra vùng nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hoá. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh... Trong đó tăng trưởng kinh tế bình quân từ 9,5 - 10%/ năm.

Đại hội đề ra chỉ tiêu: giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp tăng 6- 6,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 18-19%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người 3 triệu đồng/ năm. Để thực hiện các mục tiêu trên, Đảng bộ đã đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát

triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3.1.1.2. Đảng bộ chủ trương tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để thực hiện được các mục tiêu do Đại hội đề ra Đảng bộ đã tiếp tục triển khai chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với điều kiện địa phương.

Đối với cơ cấu từng ngành kinh tế, căn cứ vào tình hình thực tế của huyện, Đảng bộ đã chủ trương chuyển dịch cơ cấu đúng hướng nhằm phát huy mọi thế mạnh của từng ngành kinh tế.

Ngành nông - lâm nghiệp chuyển dịch sang sản xuất hàng hoá vừa đảm bảo an toàn cao về lương thực, vừa bảo đảm dự trữ và lưu thông. Nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu từ đó tập trung thâm canh cao trên diện tích hiện có đưa 80-90% giống lúa nguyên chủng, giống cấp I hoá trong đó 40% giống lúa lai và gieo cấy, đồng thời tăng cường thâm canh cây trồng cạn (lạc, ngô, khoai) tận dụng diện tích, khai thác thế mạnh của mỗi vùng. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp thực phẩm. Đối với chăn nuôi, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm nhất là đàn gia súc lớn; phấn đấu đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp từ 20-30% vào năm 2000, trong đó 15% tổng đàn trâu bò trở thành hàng hoá.

Lâm nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, hướng chính là khoanh nuôi, bảo vệ phục hồi rừng, đi đôi với việc trồng mới, bảo vệ tốt rừng tự nhiên hiện có, khai thác theo quy hoạch cụ thể, đưa từ 25-30% lao động sang sản xuất lâm nghiệp. Bên cạnh đó Đảng bộ còn chú trọng xây dựng dự án chương trình, huy động mọi nguồn vốn

trồng rừng, đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm, lựa chọn tập đoàn cây phù hợp.

Đến Đại hội 18 Đảng bộ tiếp tục xác định: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa 90% diện tích lúa vào trồng các loại giống mới có năng suất cao, tăng cường đầu tư thâm canh. Những xã có điều kiện hình thành vùng lúa thâm canh cao sản thì tập trung xây dựng để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Quy hoạch hình thành vùng nguyên liệu giấy, chè tại 7 xã ven quốc lộ 70. Phát triển vùng cà phê theo quy hoạch của tỉnh gồm 5 xã.

Điểm đáng chú ý là Nghị quyết đã xác định rõ hộ nông dân là đơn vị sản xuất độc lập, tự vay vốn, chịu trách nhiệm về hiệu quả, không ỷ lại vào Nhà nước nhưng huyện phải đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật trực tiếp đến người lao động để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trong lĩnh vực chăn nuôi, song song với phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, còn phát triển nuôi cá trên diện tích ao, hồ, đầm hiện có, đặc biệt các hồ thuộc công trình thuỷ lợi.

Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp hướng mạnh vào những sản phẩm phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản và hàng tiêu dùng. Đảng bộ huyện chủ trương tiếp tục củng cố xưởng chế biến bột giấy và sơ chế đũa của Lâm trường Lục Yên. Xúc tiến thành lập Xí nghiệp Khai thác đá trắng...

Về tài chính tiền tệ, Đảng bộ chủ trương bảo đảm quản lý tốt các nguồn thu ngân sách. Ngân hàng nông nghiệp tiếp tục đổi mới, làm tốt chức năng kinh doanh gắn với phục vụ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong những năm tới, ngân hàng cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể chú trọng đầu tư vốn cho hộ gia đình, đặc biệt là vốn vay hộ nghèo, các hợp tác xã và doanh nghiệp phấn đấu có 70% số hộ được

vay vốn sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó ngân hàng còn làm tốt công tác hướng dẫn nhân dân sử dụng vốn vay có hiệu quả, bảo đảm nghĩa vụ đối với Nhà nước và trả nợ ngân hàng kịp thời, mở rộng các hình thức tín dụng nhân dân, tạo mọi nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.

Bước sang Đại hội 18, Đảng bộ tiếp tục xác định: nhiệm vụ của ngành tài chính là quản lý triệt để và khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện thu đúng thu đủ, thu kịp thời đối với tất cả các thành phần kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu trên cơ sở phát triển sản xuất tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Thực hiện chi có hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí, mọi khoản thu đều được hạch toán qua ngân sách nhà nước. Ngân hàng phải thực sự đổi mới, làm tốt chức năng quản lý và điều hoà vốn, vừa là cơ quan kinh doanh tiền tệ, vừa là bạn hàng vừa là cầu nối với nhân dân để phát triển sản xuất. Kho bạc Nhà nước ngoài chức năng phục vụ và kiểm soát kinh phí cho khu vực hành chính sự nghiệp còn phải làm tốt phục vụ có hiệu quả nhu cầu vay vốn, giải quyết việc làm, vốn vay đối với các đối tượng chính sách xã hội.

Đối với cơ cấu kinh tế nông thôn, Đảng bộ xác định, ở địa bàn miền núi có thể khai thác thế mạnh của nông - lâm nghiệp, coi nông - lâm nghiệp là mặt trận hàng đầu với tỷ trọng chiếm 60% GDP, công nghiệp xây dựng chiếm 20%, thương mại dịch vụ 20%.

Đối với cơ cấu vùng, để phát huy thế mạnh của từng vùng Đại hội xác định 3 vùng kinh tế bao gồm: Vùng 1: Gồm 9 xã dọc quốc lộ 70 từ xã Trung tâm đến An Lạc và 2 xã Tân Lĩnh, thị trấn Yên Thế. Định hướng phát triển kinh tế rừng và sản xuất nông- lâm, vật liệu xây dựng, hàng thủ công, chuyển dịch từ 30-40% lao động sang các hoạt động trên. Vùng 2: Gồm 7 xã từ Minh Tiến đến Mai Sơn chuyển dịch cơ cấu nông- lâm sang sản xuất hàng hoá, bảo đảm an toàn lương thực,

có dự trữ và đưa vào lưu thông. Phát triển cây ăn quả, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề cá. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường giao thông phủ điện lưới quốc gia và sóng truyền hình, xây dựng các cụm dân cư tập trung ở Mai Sơn, Mường Lai, Minh Tiến.

Vùng 3: Gồm 8 xã vùng cao, vùng sâu, là nơi còn nhiều khó khăn. Đẩy mạnh cơ cấu nông- lâm nghiệp và chăn nuôi đàn gia súc. Phát triển sản xuất lương thực đủ tự túc. Trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế trang trại. Đẩy mạnh việc mở mang, nâng cấp đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm xá. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn 327 – 525 của Chính phủ và các dự án chương trình liên quan đầu tư vào vùng cao- vùng xa của Nhà nước.

3.1.1.3. Đảng bộ chủ trương tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu phù hợp, phát huy tiềm năng cơ cấu của từng ngành, vùng, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong từng lĩnh vực, Nghị quyết của 2 kỳ Đại hội 17 (1996) và 18 (2001) đều chỉ ra cách thức hoạt động của các ngành kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ và kinh tế trang trại nhằm phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của các thành phần kinh tế này.

Kinh tế quốc doanh từng bước được sắp xếp đăng ký lại, tuy số lượng có giảm, song các đơn vị sản xuất đều kinh doanh có hiệu quả, giữ vững được vai trò chủ đạo. Từ 1998 lâm trường Lục Yên đã xây dựng thêm 2 xưởng sản xuất giấy đế, bột giấy và sơ chế đũa vừa thu hút, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết khâu nguyên liệu tại chỗ, vừa làm tăng nhanh giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp.

Kinh tế hợp tác xã từng bước được đổi mới về hình thức và tổ chức hoạt động. Nhiều hợp tác xã vươn lên đổi mới phương thức và hoạt động có hiệu quả. Đến 2004 trong nông nghiệp có 19 hợp tác xã

trong đó chuyển đổi được 17/47 hợp tác xã cũ và thành lập thêm 2 hợp tác xã. Ngoài ra còn có 10 hợp tác xã điện và 3 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Các hợp tác xã đều hoạt động theo Luật hợp tác xã trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên trong nông nghiệp nhiều hợp tác xã không chuyển đổi và giải thể được vì không thanh toán được công nợ.

Đối với kinh tế hộ, Đảng bộ tiếp tục giao quyền sử dụng đất nhờ đó hộ xã viên phát huy được quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Kinh tế trang trại và kinh tế tư nhân vẫn phát triển. Trong sản xuất kinh doanh đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, nhất là mô hình trang trại nông- lâm kết hợp. Tính đến 2004 đã xuất hiện hàng trăm trang trại nông - lâm nghiệp nhưng chỉ có 12 trang trại đủ tiêu chí đối với trồng rừng có diện tích trên 15 ha, đối với cây ăn quả trên 5 ha, với tổng số vốn là 826 triệu, thu hút hàng trăm lao động. Điển hình là trang trại của Đinh Văn Chắn ở Động Quan nuôi 80 con bò, trang trại trồng quế của Nguyễn Quang Trọng ở xã Minh Xuân... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy sau 8 năm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các thành phần kinh tế ở Lục Yên tiếp tục được chuyển đổi theo cơ chế quản lý mới, nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, đưa quê hương vững bước trên con đường đổi mới.

3.1.1.4. Đảng bộ chủ trương tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ

Xuất phát từ đặc điểm của huyện miền núi, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, để tạo điều kiện cho bà con vươn lên tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội thì cơ sở hạ tầng phải được đầu tư nâng cấp. Từ yêu cầu bức xúc đó Đảng bộ đã chú trọng cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn, đường nội thị,

đường lên vùng cao Lâm Thượng- Tân Phượng, Tân Lĩnh- Khai Trung, Lục Yên- Xuân Long (Yên Bình), phát triển đường thuỷ ở các xã ven hồ Thác Bà; Chú trọng phát triển hệ thống điện, đường, trường, trạm. Trong 5 năm 1996-2000 huyện đã đầu tư 135,4 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với thời kỳ 1991- 1995 trong đó vốn đầu tư của Nhà nước 110 tỷ đồng, huy động đóng góp của nhân dân 19,4 tỷ đồng. Đáng chú ý là các xã vùng cao được đầu tư xây dựng đường dân sinh, công trình thuỷ lợi, trường học và thực hiện tốt chính sách dự án đầu tư phát triển vùng cao có hiệu quả.

Về ứng dụng khoa học công nghệ, Đảng bộ chủ trương tiếp tục ứng dụng và triển khai các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến. Tăng cường cho đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra đội ngũ cán bộ chuyên gia kỹ thuật giỏi để tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc cây trồng vật nuôi đến bà con nông dân.

3.1.2. Tổ chức thực hiện.

Kế thừa những thành tích của thời kỳ trước, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá, hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được nâng cao, sức mạnh vai trò của tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng được phát huy. Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Công tác xây dựng Đảng vẫn được Đảng bộ quan tâm hàng đầu, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đến toàn thể cán bộ, đảng viên. Tổ chức học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, đặc biệt là nhận thức đúng đắn đầy đủ về đổi mới tư duy kinh tế. Công tác tổ chức cán bộ, thực hiện qui hoạch bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao

chất lượng từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt, gắn đào tạo với phân công nhiệm vụ. Tuyển chọn, đề bạt cán bộ bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Từ 1996- 2001 đã cử đi học lý luận chính trị 186 đồng chí, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ 370 đồng chí, bồi dưỡng quản lý nhà nước cho 582 trưởng thôn, bản. Những biện pháp đó đã kịp thời tăng cường sức mạnh cho đảng bộ, đào tạo được lớp đảng viên kế cận giàu năng lực có khả năng nắm bắt giải quyết tốt mọi nhiệm vụ.

Hội đồng nhân dân tiếp tục làm tốt chức trách là cơ quan đại diện của nhân dân, do có nhiều đổi mới mà chất lượng các kỳ họp, các cuộc kiểm tra giám sát, tiếp xúc cử tri ngày một cao. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đề ra sát với thực tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đã thực hiện hiệu quả một số Nghị quyết như: “Xoá ruộng một vụ”; “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc”; “Phát triển giao thông nông thôn”; “Phổ cập giáo dục tiểu học- chống mù chữ”.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004 (Trang 68 - 77)