1995).
2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự vận dụng của Đảng bộ Lục Yên.
Sau hơn 70 năm tồn tại và phát triển, Liên xô luôn là chỗ dựa của phong trào cách mạng và hoà bình thế giới. Nhưng từ cuối thập kỷ 80, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình đó đã tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội nước ta. Mặc dù Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện đã tạo ra những thành tích bước đầu vô cùng quan trọng, tuy nhiên đất nước vẫn nằm trong sự khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII được tiến hành vào tháng 6- 1991. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong và ngoài nước, Đại hội tập trung thảo luận nhiều vấn đề và thông qua các văn kiện quan trọng, nổi bật là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. Cương lĩnh đã nêu lên những đặc trưng cơ bản của
chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến đối ngoại. Những đặc trưng đó không chỉ thể hiện tính chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội nói chung mà còn thể hiện tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000 nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo, kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI. Về kinh tế, Đại hội xác định rõ hơn mô hình kinh tế nước ta vẫn là: nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết đại hội VII, Đảng ta còn đưa ra nhiều chủ trương nhằm đưa nền kinh tế đất nước bước ra khỏi sự khủng hoảng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát huy vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của hộ nông dân trong thời gian qua là nhân tố quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Song kinh tế hộ cũng còn có những giới hạn mà riêng từng hộ không thể vượt qua được “cần phải có sự liên kết, hợp tác lại, có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước thì mới tạo ra được sức mạnh, mới làm nên sự nghiệp chung của cả dân tộc và của mỗi người. Đương nhiên, chúng ta sẽ không tập hợp lại theo cách nghĩ, cách làm đơn giảm trước đây, mà phải có quan điểm mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu trong giai đoạn mới” [32,20].
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì “càng có nhu cầu hợp tác rất đa dạng, phong phú, từ thấp đến cao, trên từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể, hợp tác trong nội bộ nông dân, hợp tác giữa các đơn vị kinh tế, hợp tác trong từng ngành và hợp tác liên ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, hợp tác giữa các thành phần kinh tế. Đó là quy luật vận động khách quan của quá trình hình thành và phát
triển nền sản xuất hàng hoá lớn trong nông thôn – nông nghiệp [32, 20]”
Vì thế Nghị quyết trung ương 5 (khoá VII) khẳng định sự cần thiết của kinh tế hợp tác kiểu mới và vạch ra phương hướng để các hợp tác xã công nghiệp kiểu cũ, các doanh nghiệp, nông nghiệp nhà nước tự đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, cơ chế quản lý.
Đối với hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ, hướng đổi mới căn bản là vừa phát huy vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của hộ xã viên, vừa làm tốt công tác quy hoạch, hướng dẫn sản xuất, tập trung phát triển kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mà từng hộ xã viên không làm được hoặc làm không có hiệu quả, cùng với chính quyền địa phương chăm lo sự nghiệp phúc lợi xã hội. Thực hiện đúng nguyên tắc “tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi trong tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế hợp tác xã”
Đặc biệt, Nghị quyết không chỉ đề cập một cách toàn diện đến những vấn đề về phát triển kinh tế nông nghiệp mà còn đề cập đến những vấn đề rộng hơn của kinh tế nông thôn. Từ sự tổng kết thực tiễn, Nghị quyết xác định rõ: đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu.
Vận dụng đường lối đại hội VII của Đảng, Nghị quyết hội nghị trung ương 5, khóa VII vào điều kiện cụ thể tỉnh Yên Bái, tháng 1- 1992 Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiến hành Đại hội lần thứ I (sau khi tách tỉnh năm 1991) đã nêu lên nhiệm vụ và các giải pháp để thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế để ổn định và cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là “tập trung phát triển chiều sâu, khai thác có hiệu quả các thế mạnh và xuất khẩu:
Đưa tỉnh ta từng bước đi lên thành tỉnh có cơ cấu kinh tế nông lâm công nghiệp chế biến, dịch vụ và xuất khẩu. Để thực hiện được mục tiêu trước tiên là phải đổi mới cơ cấu kinh tế, điều chỉnh sắp xếp lại, xây dựng cơ cấu ngành, cơ cấu tiểu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý và có hiệu quả”. [37, 24]. “Đối với xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, Nghị quyết còn nhấn mạnh việc đổi mới và đa dạng hoá kinh tế hợp tác xã, nhất là hợp tác xã nông nghiệp. Trách nhiệm các ban quản lý làm tốt chức năng điều hành những khâu mà từng hộ không thể làm được để tác động hỗ trợ cho hộ xã viên phát triển sản xuất... Đối với kinh tế cá thể bao gồm: hộ nông dân cá thể, tư nhân kinh doanh công thương nghiệp và kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển dưới sự hướng dẫn và quản lý của nhà nước, khuyến khích các hình thức hợp tác xã liên kết da dạng giữa các thành phần kinh tế để hỗ trợ cùng phát triển”. [37, 31].
Nhằm quán triệt một cách sâu sắc đường lối Đại hội VII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Lục yên lần thứ 16 đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ công tác mới và kế hoạch nhà nước 5 năm (1991- 1995) của huyện với những biện pháp, bước đi phù hợp. Trong đó khẳng định: “Cơ cấu kinh tế của huyện là nông- lâm- ngư- công nghiệp và dịch vụ khai khoáng, đẩy mạnh sang cơ chế mới, phát huy kinh tế nhiều thành phần, khai thác tiềm năng đất đai, truyền thống kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế địa phương đạt đến những thành quả mới”. “tiếp tục phấn đấu ổn định đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có phần tích luỹ làm cơ sở bước sang giai đoạn phát triển đến năm 2000 tiếp tục ổn định phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, quốc phòng và an ninh” [10, 17].
Như vậy, so các Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 14, 15, việc xác định cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự nhận thức khác. Nếu như trước đây, Đảng bộ xác định cơ cấu kinh tế của huyện là nông-
lâm-công-ngư nghiệp thì Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 16 căn cứ vào tình hình thực tế đã điều chỉnh lại phương hướng và xác định cơ cấu kinh tế của huyện là nông-lâm-ngư-công nghiệp và dịch vụ khai khoáng.
Về cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội Đảng bộ 16 chủ trương tiếp tục đổi mới theo hướng: tôn trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế đang hình thành, tôn trọng quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, Đảng bộ cũng chủ trương phải hướng dẫn các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, chấp hành tốt pháp luật. Các xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp hiện gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế. Đảng bộ chủ trương phải tập trung hỗ trợ các đơn vị này từng bước tháo gỡ khó khăn, sớm đi vào kiện toàn nếu đủ điều kiện. Nhưng nếu không thể khôi phục được thì phải mạnh dạn chuyển sang sở hữu mới hoặc giải thể, không để kéo dài, gây thất thoát, phát sinh thêm những phức tạp mới; kết hợp tốt việc kiện toàn các hợp tác xã nông nghiệp với xây dựng mô hình thôn bản; xem xét tháo gỡ khó khăn và có biện pháp xử lý đối với các hợp tác xã tín dụng và hợp tác xã mua bán.
Căn cứ vào phương hướng và mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1991-1995, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 16 xác định một số nhiệm vụ chủ yếu và các biện pháp chính để thực hiện:
- Nông nghiệp và sản xuất lương thực tiếp tục được xác định là mặt trận hàng đầu với ba cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, sắn. Mục tiêu đặt ra là tự cân đối về lương thực trên địa bàn huyện, tiến tới có sản phẩm lương thực hàng hoá. Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết Đại hội đề ra một loạt các giải pháp, trong đó chú trọng giải pháp kiên trì các biện pháp kỹ thuật công nghệ, thâm canh, tăng năng suất như nhập thêm giống mới có năng suất cao, tổ chức sản xuất, tuyển chọn giống tại địa phương, củng cố trại giống lúa – lợn theo hướng đơn vị sự
nghiệp có thu đi vào sản xuất cây trồng và lai tạo giống vật nuôi; đưa cán bộ khuyến nông về nông thôn tập huấn kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân, tổ chức cấy đúng thời vụ và nghiên cứu các vùng khí hậu để xây dựng lịch gieo cấy và cơ cấu giống lúa vùng cao phù hợp với đất đai và khí hậu.
- Đối với lâm nghiệp, Đảng bộ Lục Yên xác định kinh tế lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, lấy khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng là chính kết hợp với trồng mới làm phương hướng phát triển. Đưa nghề rừng lên thành thế mạnh trong nền kinh tế của huyện, chú trọng cả ba mặt: bảo vệ, trồng rừng và khai thác. Công tác bảo vệ chú trọng cả ba vùng: rừng có trữ lượng, rừng phòng hộ và rừng trồng. Phấn đấu đến 1995 hoàn thành khoanh bao giao đất, giao rừng.
Để bảo vệ rừng có hiệu quả, Đảng bộ nhấn mạnh cần giải quyết tốt vấn đề lương thực trong nhân dân, từ đó sẽ giảm việc phá rừng làm nương rẫy; tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, sử dụng tốt vốn nuôi rừng để duy trì và phát triển nghề rừng; hoàn thành công tác khoanh bao giao đất, giao rừng, phấn đấu đến năm 1995 rừng đều có chủ.
- Đối với công tác xây dựng cơ bản, Đảng bộ xác định: kết hợp chặt chẽ với quản lý lhai thác và bảo vệ các công trình đã đưa vào sử dụng, đồng thời hoàn chỉnh một số công trình chuyển tiếp như đưa điện đến tuyến xã, nghiên cứu đưa điện vào sản xuất, phát huy năng lực thuỷ lợi Làng Sâng, hoàn thành khảo sát thiết kế, huy động nguồn vốn thi công một số công trình mới về thuỷ lợi, giao thông, trường học, trạm xá, nhà ở, nơi làm việc. Đến năm 1995, 60% xã có trường học, trạm xá bằng gạch ngói, tiến tới ngói hoá trường học vào năm 2000; tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch thị trấn và từng bước có trọng tâm quy hoạch khu trung tâm của một số xã xét thấy có nhu cầu cần thiết.
- Đối với công nghiệp, thủ công nghiệp: Đảng bộ chủ trương xúc tiến lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật xin thành lập cơ sở khai thác, buôn bán và cơ sở dịch vụ phục vụ khai thác đá quý. Đồng thời đề nghị Trung ương sớm phê duyệt cho nhân dân các xã cùng mỏ được đào đãi tại một số địa điểm ngoài phạm vi quy hoạch của Trung ương, của tỉnh và khu vực liên doanh Việt – Thái. Trong 5 năm tới, cố gắng tổ chức sản xuất thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, đồng thời khuyến khích sản xuất những mặt hàng mặt hàng mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đi vào khai thác lâm sản, khoáng sản vốn là thế mạnh địa phương.
Từ những định hướng trên Đảng bộ trực tiếp chỉ đạo triển khai phát triển các ngành kinh tế và thu được nhiều thành tích, khắc phục được tình trạng trì trệ, kém phát triển trong thời kỳ trước đó.
2.2.2. Tổ chức thực hiện.
Nếu vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ trương đổi mới của Đảng vào điều kiện địa phương là yếu tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, thì tổ chức thực hiện là yếu tố trực tiếp quyết định hiệu quả của quá trình này. Nhận thức rõ vai trò của khâu tổ chức, Đảng bộ đã không ngừng củng cố phát huy vai trò hệ thống chính trị ở cơ sở, xác định được vị trí then chốt của công tác Đảng, thực hiện đổi mới chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng lấy đổi mới nâng cao là chính. Các cơ sở Đảng được sắp xếp kiện toàn phù hợp với cơ chế mới. Số lượng Đảng viờn 1986 là 2062 đến 1995 nõng lờn 2331 đồng chớ. Chất lượng Đảng viờn được nõng cao, loại 1 cú 1578 đồng chớ chiếm 75.5% tăng 23%, loại 2 cú 457 đồng chớ chiếm 21.8%, giảm 9%, loại 3 cú 52 đồng chớ chiếm 2.3% giảm 19% so với 1991. Cỏc cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh năm 1995 là 35/46, cú 11 cơ sở khỏ, khụng cũn cơ sở yếu kộm (năm 1986 cũn 6 cơ sở yếu kộm),
trong 3 năm 1992 -1995 cú 4 chi bộ Đảng được tỉnh cụng nhận trong sạch vững mạnh. Với đội ngũ đảng viên vững mạnh cả về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng bộ Lục Yên đã trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động của Hội đồng nhân dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân. Trước hết, Đảng bộ Lục Yên rất chú trọng đến hoạt động của Hội đồng nhân dân vì coi đây là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống chính trị địa phương. Đảng bộ đã đề ra chủ trương cụ thể làm cơ sở cho hoạt động của Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, Đảng bộ Lục Yên coi trọng công tác giám sát của tổ chức này. Nhờ đó, vai trò quản lý điều hành của chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở được tăng cường kiện toàn và nâng cao hiệu lực hoạt động.
Cựng với cỏc hoạt động trờn, việc phỏt huy quyền làm chủ của nhõn dõn luụn được tăng cường. Quỏn triệt quan điểm lấy dõn làm gốc, cỏc cấp uỷ Đảng, chớnh quyền, đoàn thể đó tạo ra mối quan hệ mật thiết với dõn, dựa vào dõn, lắng nghe nguyện vọng chõn chớnh của nhõn dõn. Trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới cỏc đoàn thể đó khắc phục được những yếu kộm của thời kỳ trước, nhanh chúng kiện toàn cỏc đoàn thể quần chỳng, chỳ trọng giỏo dục lý tưởng cỏch mạng, đạo đức con người mới, tổ chức đoàn viờn thành đội xung kích, đi đầu thực hiện 3 chương trỡnh kinh tế, thực hiện xoỏ đúi giảm nghốo, giỳp đỡ nhau về vốn, lao động kỹ thuật, nhõn rộng mụ hỡnh VAC, trang trại vườn đồi,vườn rừng cú hiệu quả, do đú đời sống của hội viờn, đoàn viờn được nõng lờn rừ rệt.
Ở huyện miền nỳi xa xụi cũn rất nhiều khú khăn, thử thách nhưng nhờ hệ thống chớnh trị được tăng cường, củng cố, đặc biệt là Đảng bộ đã phát huy được vai trò nòng cốt luôn đứng vững trước mọi