2.3.3.1.Chế độ thường và chế độ kiểm tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hệ thống đánh lửa trên động cơ 2AZ-FE lắp trên dòng xe CAMRYcủa hãng TOYOTA (Trang 58 - 61)

- Bộ vi xử lý (Microprocessor)

2.3.3.1.Chế độ thường và chế độ kiểm tra

Hệ thống chẩn đoán hoạt động ở “chế độ thường” khi xe đang được sử dụng bình thường. Trong chế độ thường, thường dùng thuật toán phát hiện 2 hành trình để đảm bảo phát hiện chính xác các hư hỏng. Ngoài ra còn có “chế độ kiểm tra” để kỹ thuật viên lựa chọn. Trong chế độ kiểm tra, thường dùng thuật toán phát hiện một hành trình để mô phỏng các triệu chứng hư hỏng và làm tăng khả năng của hệ thống để phát hiện các hư hỏng, bao gồm cả các hư hỏng chập chờn (Chỉ dùng máy chẩn đoán).

2.3.3.2. Thuật toán phát hiện 2 hành trình

Khi phát hiện ra hư hỏng đầu tiên, hư hỏng tạm thời được lưu lại trong bộ nhớ của ECM (hành trình thứ nhất). Nếu hư hỏng tương tự xuất hiện một lần nữa sau khi khoá điện tắt OFF và sau đó bật ON, đèn MIL sẽ sáng lên.

2.3.3.3. DLC3 (giắc nối truyền dữ liệu 3)

ECM dùng tiêu chuẩn kết nối ISO 15765-4. Sự bố trí

các cực của giắc DLC3 tuân theo tiêu chuẩn ISO 15031-3 và phù hợp với định dạng của ISO 15765-4 (hình2.23). Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thì giắc DLC3 đã có hư hỏng. Hãy sửa chữa hoặc thay thế dây điện và giắc nối.

Hình 2.22. Vị trí giắc DLC3 và đèn MIL

Ký hiệu

Cực

số Tên Cực tham khảo Kết quả Điều kiện

SIL 7 Đường truyền “+” 5 - Nối mát tín

hiệu Tạo xung

Trong khi truyền

CG 4 Mát thân xe Mát thân xe 1 Ω trở xuống

Luôn luôn SG 5 Tiếp mát tín hiệu Mát thân xe 1 Ω trở xuống

BAT 16 Dương ắc quy Mát thân xe 9 đến 14 V

CANH 6 Đường CAN

"Cao"

14 - CANL 54 đến 69 Ω

Khoá điện OFF* Dương ắc quy 6 kΩ hay cao

hơn

4 - CG 200 Ω trở lên

CANL 14 Đường CAN "Thấp"

Dương ắc quy 6 kΩ hay cao hơn

4 - CG 200 Ω trở lên

Chú ý :

*: Trước khi đo điện trở, hãy để xe ít nhất 1 phút và không vận hành khóa điện, bất kỳ công tắc hay cửa nào khác.

Gợi ý:

Nếu sự liên lạc là bình thường khi máy chẩn đoán được nối với xe khác, hãy kiểm tra DLC3 của xe ban đầu.

Nếu kết nối vẫn không thực hiện được khi máy chẩn đoán được nối với xe khác, trục trặc chắc chắn là trong máy chẩn đoán, nên hãy thực hiện quy trình Tự kiểm tra mô tả trong Hướng dẫn sử dụng của máy chẩn đoán.

2.3.3.4. Kiểm tra điện áp ắc quy

Nếu điện áp thấp hơn 11 V, hãy thay thế ắc quy trước khi đến bước tiếp theo.

Điện áp ắc quy: 11 đến 14 V

2.3.3.5. Kiểm tra đèn MIL

Đèn MIL (Đèn báo hư hỏng) thường dùng để báo các hư hỏng trên xe do ECM phát hiện. Khi bật khóa điện đến vị trí ON, nguồn được cấp đến mạch đèn MIL, và ECM cung cấp phần mát của mạch để bật sáng đèn MIL.

Hoạt động của đèn MIL được kiểm tra bằng quan sát như sau: Khi khoá điện được bật ON lần đầu, đèn MIL sẽ sáng lên và sau đó tắt OFF. Nếu đèn báo MIL luôn sáng hay hoặc không sáng, hãy tiến hành quy trình khắc phục hư hỏng sau đây bằng cách dùng máy chẩn đoán.

QUY TRÌNH KIỂM TRA Thực hiện khắc phục hư hỏng theo bảng dưới đây.

Kết quả:

MIL luôn sáng A

MIL không sáng B

1. Kiểm tra đèn MIL sáng lên

2.Kiểm tra đèn MIL có tắt không

a) Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3. b) Bật khóa điện đến vị trí ON và bật máy chẩn đoán ON. c) Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / DTC.

d) Kiểm tra xem có bất cứ mã DTC nào đã được lưu chưa. Hãy ghi mã đó lại.

e) Xoá các mã DTC

f) Kiểm tra xem đèn MIL có tắt không.

Tiêu chuẩn:

Đèn MIL tắt.

3.Kiểm tra dây điện và giắc nối (kiểm tra hở mạch trong dây điện)

a) Ngắt giắc nối A24 của ECM.

b) Bật khoá điện lên vị trí ON.

c) Kiểm tra rằng đèn MIL không sáng.

OK:

MIL không sáng.

d) Nối lại giắc nối ECM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hệ thống đánh lửa trên động cơ 2AZ-FE lắp trên dòng xe CAMRYcủa hãng TOYOTA (Trang 58 - 61)