Thực trạng quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lí tài chính tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ kĩ nghệ hàng hải (Trang 40 - 53)

2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 14/13 Chênh lệch 15/14 Tuyệt đố

2.2.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn

2.2.2.1 Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Đánh giá tình hình huy động nguồn vốn giúp đưa ra những thông tin hữu ích cho công tác quản lý tài chính về nguồn vốn của doanh nghiệp là từ đâu, cơ cấu của mỗi nguồn như thế nào. Qua đó để thấy đượctính chủ động hay phụ thuộc về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn kinh doanh đều phải có vốn. Vốn trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Song đa số các doanh nghiệp đều dựa vào nguồn vốn tín dụng để mở rộng thị trường đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ. Khi nhà quản trị sử dụng nguồn vốn tín dụng có hiệu quả thể hiện sự nhạy bén của các cấp quản trị đối với nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Nhưng nguồn vốn tín dụng có những hạn chế, doanh nghiệp chỉ được vay ở một mức độ nào đó và phải trả chi phí lãi vay. Như vậy, trong điều kiện kinh doanh không thuận tiện và nhà quản trị có trình độ hạn chế có thể dẫn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh thấp, dẫn đến hiện tượng ăn mòn VCSH.

Bảng 2.6: Chính sách huy động vốn của DN

Đơn vị: ngđ

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tổng nguồn vốn 5.464.785 100,00 4.820.729 100,00 4.372.955 100,00 (644.056) (11,79) (447.774) (9,29) 2. Nợ phải trả 4.447.406 81,38 3.974.444 82,44 3.363.777 76,92 (472.962) (10,63) (610.667) (15,36) 3. Nợ ngắn hạn 1.097.406 24,68 824.444 20,74 364.777 10,84 (272.962) (24,87) (459.667) (55,75) 4. Nợ dài hạn 3.350.000 75,32 3.150.000 79,26 3.000.000 89,19 (200.000) (5,97) (150.000) (4,76) 5. Vốn chủ sở hữu 1.017.379 18,62 846.285 17,56 1.009.178 23,08 (171.094) (16,82) 162.893 19,25 6. Vốn chủ sở hữu 1.017.379 100,00 846.285 100,00 1.009.178 100,00 (171.094) (16,82) 162.893 19,25

Tổng nguồn vốn cũng giảm dần trong ba năm, năm 2013 là 5.464 trđ, giảm 644 trđ tương ứng với 11,79% vào năm 2014, đến năm 2015 tiếp tục giảm 447 trđ tương ứng với 9,27%. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp biến động do những nguyên nhân sau:

Năm 2014 so với năm 2013:

Tổng nguồn vốn năm 2014 giảm so với năm 2013 là do NPT giảm 473 trđ tương ứng với 10,64 % và VCSH cũng giảm 171 trđ với tốc độ giảm 16,81 %. Do quy mô đầu tư của doanh nghiệp thu hẹp nên nên nguồn vốn tài trợ cho kinh doanh cũng giảm. Năm 2014, VCSH giảm với tốc độ nhanh hơn so với NPT dẫn đến cơ cấu vốn vay nợ cao dần, giảm tính tự chủ trong hoạt động tài chính.

Xét về cơ cấu, năm 2013 NPT chiếm tỷ trọng lớn 81,39% trong tổng NV, VCSH chỉ chiếm 18,61 %, tỷ trọng nguồn vốn nghiêng về NPT, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư cho kinh doanh bằng nguồn vay nợ. Cụ thể hơn trong cơ cấu NPT nợ ngắn hạn nhỏ ( 24,67% ), và chủ yếu là vay nợ dài hạn ( 75,33 % trong tổng số NPT). Như đã phân tích ở trên, năm 2013, doanh nghiệp đầu tư chủ yếu cho TSNH và tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn dài hạn, đây là hình thức tài trợ bền vững, giúp đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với kết cấu vốn vay nợ và VCSH như trên, doanh nghiệp phụ thuộc về mặt tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thanh toán dài hạn.

Năm 2014 kết cấu nguồn vốn không thay đổi nhiều, tổng nguồn vốn đầu tư là 4.820 trđ, trong đó NPT là 3.974 trđ chiếm 82,45% , còn lại là VCSH. Trong cơ cấu NPT, phần lớn là nguồn vay nợ dài hạn ( tỷ trọng là 79,27%). Năm 2014 là năm công ty đầu tư chủ yếu cho TSDH nên tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và vay nợ dài hạn là hợp lý.

Năm 2015:

Tổng nguồn vốn là 4.373 trđ tiếp tục giảm so với năm 2014 do NPT và VCSH đều giảm, trong đó NPT giảm 610trđ và VCSH giảm 163 trđ. Quy mô đầu tư của doanh nghiệp giảm nên tổng nguồn vốn giảm.

Cơ cấu nguồn vốn năm 2015 cũng chiếm phần lớn là nguồn vay nợ, và trong đó vay nợ dài hạn giảm so với năm 2014 nhưng tỷ trọng tỷ trọng trong NPT lại tăng lên là 89,19%, vay nợ ngắn hạn giảm cả về cơ cấu và số lượng. Chỉ có VCSH là tăng lên so với năm 2014, cho thấy doanh nghiệp thận trọng hơn trong đầu tư kinh doanh bởi kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2014. Hình thức tài trợ vốn chủ yếu bằng nguồn vốn dài hạn này đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Thông thường hiệu quả kinh doanh do nhà quản trị quyết định, cơ cấu VCSH trong doanh nghiệp không có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong điều kiện kết quả hoạt động kinh doanh không tốt thì nguồn tài trợ vốn với kết cấu nghiêng về vốn vay sẽ không có lợi cho doanh nghiệp do không tận dụng được sức mạnh của đòn bẩy tài chính,và tăng tỷ trọng vốn vay trong khi lợi nhuận giảm sút tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản.

2.2.2.2 Nguồn đảm bảo vốn cho doanh nghiệp

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, quan hệ giữa tài sản dài hạn với nguồn vốn ổn định, quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời của doanh nghiệp. Theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ, tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Nguồn đảm bảo vốn cho DN

Đơn vị: ngđ

Chỉ tiêu 2013Năm Năm 2014 2015Năm Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. Vốn lưu động (1-2 ) 1.432.226 802.271 1.828.432 (629.955) (43,98) 1.026.161 127,91 1. Nguồn vốn dài hạn 4.367.379 3.996.285 4.009.178 (371.094) (8,50) 12.893 0,32 1.1 Nợ dài hạn 3.350.000 3.150.000 3.000.000 (200.000) (5,97) (150.000) (4,76) 1.2 Vốn chủ sở hữu 1.017.379 846.285 1.009.178 (171.094) (16,82) 162.893 19,25 2. TSDH 2.935.153 3.194.014 2.180.746 258.861 8,82 (1.013.268) (31,72) II.. Nhu cầu vốn lưu động

(1+2-3) 629.485 285.908 1.219.762 (343.577) (54,58) 933.854 326,63 1. Hàng tồn kho 320.206 220.294 512.000 (99.912) (31,20) 291.706 132,42 2. Phải thu ngắn hạn 1.406.685 890.058 1.071.539 (516.627) (36,73) 181.481 20,39 3. Phải trả ngắn hạn 1.097.406 824.444 363.777 (272.962) (24,87) (460.667) (55,88) III. Chênh lệch 802.741 516.363 608.670 (286.378) (35,68) 92.307 17,88

VLĐ của doanh nghiệp là nguồn vốn để đầu tư cho các hoạt động ngắn hạn, nguồn vốn này có thể được hình thành từ nguồn tài trợ ngắn hạn hoặc dài hạn. Qua bảng phân tích trên có thể thấy được nguồn hình thành của VLĐ, tính ổn định của nguồn này và nhu cầu sử dụng VLĐ trong ngắn hạn.

VLĐ của doanh nghiệp trong ba năm đều lớn hơn 0, năm 2013 là 2.743 trđ, năm 2014 là 802 trđ, năm 2015 là 1.828trđ cho thấy nguồn vốn dài hạn lớn hơn TSDH, nguồn tài trợ của doanh nghiệp không những đủ để bù đắp cho TSDH mà còn dư một phần để đầu tư cho TSNH. Đây là hình thức tài trợ mang tính bền vững. VLĐ của doanh nghiệp qua ba năm biến động không ổn định, cao nhất là năm 2013, sau đó giảm mạnh năm 2014 ( tốc độ giảm là 70,76%) và xu hướng tăng trở lại năm 2015 ( tốc độ tăng là 1277,93% so với năm 2014) . Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do:

Năm 2013, nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp lớn trong khi cơ cấu tài sản chủ yếu là đầu tư cho TSNH, do vậy nguồn vốn cần để tài trợ cho TSDH ít mà phần lớn là tài trợ cho tài sản lưu động. Năm 2014, nguồn vốn dài hạn giảm do VCSH giảm mạnh , trong khi TSDH lại tăng lên làm cho VLĐ để đầu tư cho TSNH giảm. Năm 2015,do tỷ trọng đầu tư thay đổi, doanh nghiệp giảm TSDH và tăng nguồn vốn dài hạn so với năm 2014 bằng cách tăng VCSH làm cho VLĐ tăng lên so với năm 2014.

Cũng qua bảng trên cho thấy nhu cầu sử dụng vốn lưu động của công ty trong ba năm như sau: năm 2013 là 630 trđ, năm 2014 là 286 trđ,năm 2015 tăng lên là 1.220 trđ. Trong đó, HTK thấp cho thấy VLĐ ít bị ứ đọng, VLĐ luân chuyển chủ yếu ở các khoản phải thu ngắn hạn và phải trả ngắn hạn trong hai năm 2013 và 2014. Năm 2014 , VLĐ của doanh nghiệp thấp ( 286 trđ) giảm 54,6% so với năm 2013 là do nguồn vốn cần tài trợ cho HKT, các khoản phải thu ngắn hạn và phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp đều giảm, bởi trong năm này công ty chuyển sang đầu tư chủ yếu cho TSDH. Đến năm 2015, nhu cầu VLĐ của công ty tăng lên do HTK tăng nhanh (132,73% so với năm 2014), các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng và đặc biệt là các khoản phải trả ngắn hạn giảm mạnh( hơn 50% so với năm 2014 ). Trong cả ba năm, nguồn VLĐ đều phần lớn nằm trong các khoản phải thu ngắn hạn, do vậy để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng VLĐ doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới các biện pháp thu hồi công nợ.

Trong cả ba năm chênh lệch giữa VLĐ và nhu cầu sử dụng VLĐ đều dương, tức là VLĐ của công ty không những đủ để tài trợ cho TSNH mà còn dư thừa, TSNH của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn rất ổn định. Tuy

nhiên, VLĐ được hình thành từ vay nợ và nguồn vốn dài hạn, nếu nguồn chênh lệch này quá lớn sẽ không có lợi cho công ty, do vốn chênh lệch này sẽ được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động đầu tư ngắn hạn khác nhưng không được luân chuyển và sinh lợi trong kỳ kinh doanh. Năm 2013 chênh lệch là 2.113 trđ, năm 2014 là 516 trđ và năm 2015 là 608 trđ, sự chênh lệch này giảm dần, đây là xu hướng biến động tốt.

Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị: ngđ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/ 2013 Chênh lệch 2015/2014 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. TSLĐ bq ( VLĐ bq) ngđ 2.743 802 1.828 (1.941) (70,76) 1.026 127,93 2. Hàng tồn kho bq ngđ 572.389 270.250 366.147 (302.139) (52,79) 95.897 35,48

3. Các khoản phải thu ngđ 1.406.685 1.148.372 980.799 (258.314) (18,36) (167.573) (14,59) 4. Giá vốn hàng bán ngđ 4.531.051 1.861.673 1.715.364 (2.669.378) (58,91) (146.309) (7,86) 5. Doanh thu thuần ngđ 5.218.212 2.568.662 2.313.103 (2.649.550) (50,78) (255.559) (9,95) 6. Lợi nhuận sau thuế ngđ 139.556 (171.095) 9.177 (310.651) 181,57 (310.651) (222,60) 7. Vòng quay vốn lưu động (DTT/ VLĐ bq) Vòng 1902,374 3202,820 1265,374 1.300,446 68,36 (1937,447) (60,49) 8. Độ dài vòng quay VLĐ

(360/V.q VLĐ) Ngày 0,189 0,112 0,285 (0,077) (40,60) 0,172 153,11

9. Vòng quay hàng tồn kho(GVHB/HTKbq) Vòng 7,916 6,889 4,685 (1,027) (12,98) (2,204) (31,99) 10. Độ dài vòng quay HTK (360/V.q HTK ) Ngày 45,477 52,259 76,843 6,782 14,91 24,583 47,04 11. Vòng quay các khoản phải thu Vòn

g 3,710 2,237 2,358 (1,473) (39,70) 0,122 5,44

12. Kỳ thu tiền bình quân

(360/V.q KPT) Ngày 97,046 160,945 152,647 63,899 65,84 (8,299) (5,16)

13. Suất sinh lời của VLĐ Lần 50,877 (213,335) 5,020 (264,213) (519,31) 218,356 (102,35)

Từ bảng phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ trong năm 2013 là rất tốt, suất sinh lời đạt 50, 877 lần, tức là bỏ ra một đồng VLĐ, công ty sẽ thu được 50,877 đồng LNST, chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngắn hạn hiệu quả. Năm 2013, LNST giảm khiến cho suất sinh lời âm, doanh nghiệp thua lỗ, năm 2015 suất sinh lợi VLĐ tăng lên là 5,020 lần, kết quả này tương đối tốt. Ngược lại, suất tiêu hao của VLĐ trong ba năm rất nhỏ, luôn < 0,001 lần, cho thấy mức tạo ra DTT từ 1 đồng VLĐ của công ty rất lớn, tiết kiệm, quản lý chi phí tốt trong quá trình đầu tư cho các tài sản lưu động.

Chỉ tiêu vòng quay VLĐ cho thấy, trong năm 2013 VLĐ quay được 1902,374 vòng với thời gian là 0,189 ngày/vòng. Năm 2014 quay được 3202, 820 vòng, năm 2015 quay được 1265,374 vòng và VLĐ quay hết 1 vòng trong 0,285 ngày. Trong ba năm VLĐ luân chuyển với tốc độ cao, với thời gian quay vòng nhanh, nâng cao khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng của của VLĐ. Tuy nhiên có thể thấy VLĐ quay vòng nhanh nhất năm 2014,do trong năm này công ty không chú trọng đầu tư cho TSNH, nhu cầu VLĐ thấp và đây là năm suất sinh lợi của VLĐ rất thấp (âm) do LNST tạo ra giảm mạnh, với thực trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của doanh nghiệp trong năm này bao gồm cả việc giảm sút hiệu quả của VLĐ thì sự quay vòng nhanh của VLĐ sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại khiến cho thu nhập giảm sâu hơn.

Như phân tích về nguồn đảm bảo vốn của doanh nghiệp bên trên, VLĐ chủ yếu tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Thông qua, sự luân chuyển cùa các khoản mục này trong kỳ kinh doanh sẽ cho thấy cụ thể hơn hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.

Trong ba năm HTK của doanh nghiệp quay vòng tương đối tốt, năm 2013 quay được 7,916 vòng, năm 2014 quay được 6,889 vòng và năm 2015 quay được 4.685 vòng. Số vòng quay của HTK giảm dần trong ba năm, tương ứng khiến cho thời gian cho 1vòng quay của HTK tăng lên, giảm sự luân chuyển của VLĐ để tài trợ cho HTK. Thực tế, HTK trong doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và với khả năng quay vòng như trên sẽ không gây ứ đọng vốn cho doanh nghiệp, vẫn nằm trong tầm kiểm soát, công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp rất hiệu quả.

Trong khi đó, các khoản phải thu của doanh nghiệp luân chuyển chậm hơn, năm 2013 quay được 3,710 vòng, năm 2014 quay được 2,237 vòng, năm 2015 quay được 2,358 vòng. Tương ứng là kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp cao: 97,064 ngày năm 2013; 160 ,945 ngày năm 2014 và 152,647 ngày năm 2015. VLĐ của doanh nghiệp phần lớn nằm trong các khoản phải thu ngắn

hạn, do vậy chỉ tiêu này thấp là nguyên nhân chính làm giảm khả năng luân chuyển của VLĐ. Kỳ thu tiền bình quân kéo dài còn khiến cho nguồn vốn của doanh nghiệp bị các đối tác chiếm dụng, do vậy biện pháp trực tiếp để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là đẩy mạnh công tác thu hồi vốn.

2.2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Phân tích hiệu quả sử dụng VCSH cho thấy khả năng thu lợi nhuận trên một đồng vốn mà nhà đầu tư bỏ ra, mặt khác chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo vệ vốn, góp phần cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng VCSH Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. VCSH bình quân ngđ 1.512.158 931.833 927.732 (580.325) (38,38) (4.101) (0,44) 2. DTT ngđ 5.218.212 2.568.662 2.313.103 (2.649.550) (50,78) (255.559) (9,95) 3. LNST ngđ 139.556 (171.095) 9.177 (310.651) (222,60) 180.272 (105,36)

4. Suất sinh lợi của VCSH theo DTTT

(2/1) lần 3,451 2,757 2,493 (0,694) (20,12) (0,263) (9,55)

5. Suất sinh lợi của VCSH theo LNST

(3/1) lần 0,092 (0,184) 0,010 (0,276) (298,95) 0,194 (105,39)

6. Suất hao phí của VCSH theo DTT

(1/2) lần 0,290 0,363 0,401 0,073 25,19 0,038 10,56

7. Suất hao phí của VCSH theo LNST

(1/3) lần 10,835 (5,446) 101,093 (16,282) (150,26) 106,539 (1.956,18)

Đơn vị: ngđ Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2013-2014

Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình sử dụng VCSH của công ty thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên trên VCSH là chưa tốt. Một đồng VCSHbq bỏ ra trong năm 2013 chỉ thu được 0,092 đồng lợi nhuận sau thuế là rất thấp. Nhưng đến năm 2014, chỉ số này giảm mạnh và âm cho thấy công ty hoạt động thua lỗ, công ty bỏ ra 1 đồng VCSH để đầu tư sẽ bị lỗ 0,184 đồng. Năm 2015, hoạt động kinh doanh được cải thiện, suất sinh lợi của VCSH theo LNST tăng lên là 0,010 lần, nhưng vẫn thấp cho thấy VCSH đầu tư trong kỳ kinh doanh gần nhưng không thu về lợi nhuận. Trong hai năm gần đây, 2014 và 2015, VCSH biến động ít, giảm nhẹ nhưng các chỉ tiêu này lại giảm mạnh và thấp cho thấy LNST giảm là nguyên nhân chủ yếu làm cho suất sinh lời giảm.

Số vòng quay VCSH trong ba năm lại tương đối tốt, năm 2013 là 3,451 trđ, năm 2014 là 2,757 trđ,năm 2015 là 2,493 trđ, tức là công ty đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 3,451 đồng doanh thu thuần năm 2013, tạo ra 2,757 đồng năm 2014 và 2,493 đồng doanh thu thuần năm 2015. Chỉ số này cao nhất vào năm 2013 mà đây lại là năm đầu tư VCSH cao nhất, doanh thu tạo ra trong năm này là nhiều nhất và hoạt động kinh doanh tốt, giúp công ty đẩy nhanh tốc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lí tài chính tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ kĩ nghệ hàng hải (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w