NGHỆ HÀNG HẢI 2.1 Khái quát về công ty
2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại công ty 1 Thực trạng quản lý tài sản
2.2.1 Thực trạng quản lý tài sản
2.2.1.1 Sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2013 – 2015.
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Đơn vị: ngđ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lêch 2015/2014
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) A. Tổng tài sản 5.464.786 100,00 4.820.729 100,00 4.372.954 100,00 (644.057) (11,79) (447.775) (9,29) I. Tài sản ngắn hạn 3.840.912 70,28 1.626.715 33,74 2.192.208 50,13 (2.214.197) (57,65) 565.493 34,76 1. Tiền và các khoản tương đương
tiền 723.617 18,84 434.235 26,69 582.146 26,56 (289.382) (39,99) 147.911 34,06
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.406.685 36,62 890.058 54,72 1.071.539 48,88 (516.627) (36,73) 181.481 20,39 4. Hàng tồn kho 320.206 8,34 220.294 13,54 512.000 23,36 (99.912) (31,20) 291.706 132,42 5. Tài sản ngắn hạn khác 1.390.403 36,20 82.128 5,05 26.523 1,21 (1.308.275) (94,09) (55.605) (67,71)
II. Tài sản dài hạn 1.623.874 29,72 3.194.014 66,26 2.180.746 49,87 1.570.140 96,69 (1.013.268) (31,72)1. Tài sản cố định 1.623.874 100,00 1.471.060 46,06 1.349.392 61,88 (152.814) (9,41) (121.668) (8,27) 1. Tài sản cố định 1.623.874 100,00 1.471.060 46,06 1.349.392 61,88 (152.814) (9,41) (121.668) (8,27)
2. Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
3. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
4. Tài sản dài hạn khác 0 0,00 1.722.954 53,94 831.354 38,12 1.722.954 0,00 (891.600) (51,75)
Biểu đồ 2.1: Sự biến động cơ cấu tài sản qua các năm
Từ bảng trên cho thấy quy mô đầu tư của doanh nghiệp liên tục giảm qua các năm , năm 2014 TTS là 4.820.729 ngđ giảm 644.057 ngđ so với năm 2013, đến năm 2015 chỉ còn là 4.372.954 ngđ tiếp tục giảm 447.775 ngđ tương ứng với 9,29%. Việc giảm quy mô đầu tư cho thấy tình hình kinh doanh của công ty nói chung không khả quan, thậm chí thua lỗ vào năm 2014. Trong thời điểm kinh tế đầy biến động, đặc biệt là ngành hàng hải nước ta có nhiều khó khăn, việc quản lý đầu tư tài sản là hết sức quan trọng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận,kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn vào kết cấu của TS có thể thấy quy mô đầu tư của doanh nghiệp giảm do những nguyên nhân sau:
Năm 2014 so với năm 2013:
Năm 2013, TSNH của doanh nghiệp là 3.840.912 ngđ chiếm 70,28% trong TTS cho thấy công ty tập trung chủ yếu cho TSNH. Năm 2014, doanh nghiệp thay đổi cơ cấu đầu tư, chuyển sang đầu tư cho TSDH, TSDH là 3.914.014 ngđ chiếm 66,26% trong TTS và tăng tương ứng 1.570.140 so với năm 2013, lượng TSNH giảm 2.214.197 ngđ còn 1.626.715 ngđ và chiếm 33,74% trong tổng tài sản. Do lượng tăng của TSDH nhỏ hơn lượng giảm của TSNH nên TTS của doanh nghiệp giảm. Tỷ lệ này thay đổi chủ yếu là do doanh nghiệp giảm mạnh TSNH khác và tăng nhanh về TSDH khác.
Với kết cấu này đem lại một số mặt tích cực trong đầu tư ngắn hạn đó là HTK và các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp sẽ giảm được lượng vốn ứ đọng, và số vốn bị khách hàng chiếm dụng. Tuy giảm về số lượng nhưng xét về cơ cấu tỷ trọng trong TSNH, HTK và các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng nhanh, năm 2014 HTK chiếm tới 54,72 trong TSNH, điều này cho thấy do doanh nghiệp không chú trọng vào TSNH, nên hiệu quả của đầu tư cho TSNH năm 2014 thật sự không hiệu quả. Tương tự, lượng tiền mặt năm 2014 giảm so với năm 2013 nhưng tỷ trọng lại tăng, điều này một phần giúp đảm bảo cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp nhưng sẽ giảm khả năng sinh lời của đồng vốn. Tuy nhiên, nếu hoạt động đầu tư kinh doanh không tốt thậm chí là lỗ thì nâng cao tỷ lệ tiền mặt sẽ giảm một phần thua lỗ cho doanh nghiệp. Chỉ có TSNH khác là giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Tỷ trọng TSNH khác năm 2013 là 36,20 % và năm 2014 là 5,05 % trong TSNH , con số này một lần nữa cho thấy doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô đầu tư TSNH, do không đem lại lợi nhuận từ hoạt động đầu tư này.
Xét về đầu tư dài hạn được doanh nghiệp chú trọng hơn trong năm 2014, năm 2014 TSDH là 3.194.014 ngđ, tăng 1.570.140 ngđ so với năm 2014 với tốc độ tăng 96,69 %. Tốc độ tăng mạnh này của TSDH chủ yếu là do TSDH hạn khác tăng nhanh mặc dù TSCĐ có giảm nhưng không đáng kể. Trong đó TSDH khác tăng là do các khoản phải thu dài hạn tăng cao, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn trong đầu tư dài hạn nhiều, công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp không tốt. Điều này giải thích cho nguyên nhân doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận, doanh thu giảm, bởi việc thay đổi tỷ trọng cơ cấu đầu tư vào TSDH năm 2014 khiến cho lượng vốn chuyển dịch gần như bị chiếm dụng toàn bộ và không có khả năng sinh lời trong kỳ kinh doanh. Có thể là do ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô trong thời điểm hiện tại không thuận lợi nên việc lựa chọn đối tác, khách hàng gặp khó khăn khiến cho công tác thu hồi vốn không tốt, đầu tư dài hạn không hiệu quả.
Năm 2015 :
Năm 2015, TTS của doanh nghiệp là 4.372.954 ngđ, giảm 9,29 % so với năm 2014 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục giảm quy mô đầu tư kinh doanh. Nhưng tỷ trọng đầu tư có sự thay đổi so với 2 năm trước, cụ thể TSNH là 2.192.208 ngđ chiếm 50,13 %, TSDH là 2.180.746 ngđ chiếm 49,87 % trong TTS. Từ mức tỷ trọng tương đương này cho thấy, trong năm 2015 chính sách đầu tư phân bổ vốn của doanh nghiệp là cân bằng giữa TSNH và TSDH. Công ty rất linh hoạt trong đổi mới chính sách đầu tư qua từng kỳ nhằm khắc phục những
hạn chế, thua lỗ trong những năm trước đó, với tỷ trọng đầu tư này giúp cho công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ, lợi nhuận tăng lên. Thay vì chú trọng vào TSDH như năm 2014, trong năm 2015 doanh nghiệp đã giảm TSDH là 1.013.268 ngđ và TSNH tăng thêm 565.493 ngđ. Từ bảng kết quả trên cho thấy sự tăng lên của TSNH và giảm đi của TSDH chủ yếu là do TSDH khác (thực chất là các khoản phải thu dài hạn) giảm thay vào đó là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn. Sự dịch chuyển này giúp cho thời gian luân chuyển của đồng vốn giảm, tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH (48,88 %), doanh nghiệp vẫn bị chiếm dụng vốn và còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn. Công ty vẫn phải đặc biệt quan tâm tới công tác thu hồi công nợ để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Ngoài ra, cùng với sự tăng lên của TSNH, tiền mặt và HTK, TSNH khác cũng tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng không cao. Mặc dù vậy, để quản lý tài chính tốt cũng như kinh doanh hiệu quả hơn thì đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của HTK và xác định tỷ lệ tiền mặt hợp lý cần được doanh nghiệp chú trọng hơn.
Nhìn chung cho đến năm 2015, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dần được khôi phục, mức lợi nhuận khả quan hơn nhưng doanh nghiệp nên thận trọng với những biến động thị trường trong và ngoài ngành, nếu thị trường dự kiến sẽ không có thêm nhiều biến động thì tỷ trọng đầu tư này của doanh nghiệp là tương đối hợp lý, và khá hiệu quả.
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu Đơn Năm