MỞ ĐẦU GIÀN KHOAN.

Một phần của tài liệu Giáo trình auto ship của PGS TS trần gia thái (Trang 82 - 85)

Autoship có thể tạo được những vật thể to lớn cồng kềnh, lớn hơn tàu thuyền nhiều, ví như giàn khoan chẳng hạn. Hình vẽ kèm theo là một ví dụ. Phương pháp áp dụng là dùng các thủ thuật copy, chiếu gương (mirror), nhóm (group) các vật thể hình học giản đơn giản làm thành một phần của toàn thể kết cấu. Chỉ cần tạo nên một số tối thiểu các thành phần kết cấu, sau đó dùng phép đối xứng để tạo thành toàn bộ một thiết kế như thiết kế AS7TUT6.PR3. này chẳng hạn.

4.6.2. BẮT ĐẦU.

1. Tạo một thiết kế mới.

2. Chọn đơn vị là Meters và Tonnes. 3. Chọn lựa Settíng - Preferences.

TS: Trần Gia Thái 4. Nhắp Coordinate System.

5. Nhắp đơn vị Naval/Aircraft (US). 6. Lưu file.

4.6.3. PÔNTÔN.

Dưới chân giàn khoan là hai Pông tôn, tiếng việt phiên âm theo cách đọc tiếng Pháp Ponton, tức là hai cái phao tạo nên sức nổi đỡ giàn khoan. Chúng ta chia bộ phận trước của pôntôn thành hai nửa : Hull Upper - Phần Thân Trên và Hull Lower- Phần Thân Dưới. Chúng ta làm việc đó bằng cách tạo một đường cong sườn giữa sau đó sweep (quét) đường cong dọc theo một đường nước để tạo thành nửa trên của pôntôn. Chúng ta cũng lặp lại các bước như vậy để tạo thành nửa dưới của pôntôn. Từ hai nửa này chúng ta dùng để tạo thành các pôntôn khác của giàn khoan.

Tạo đường cong Sườn Giữa.

1. Để xác định nửa trên của một bộ phận pôntôn, chúng ta tạo một đường cong mới, có tên là Sườn Giữa, có độ 2 tạo sườn giữa. Dùng nửa chiều rộng là 5m.

2. Dùng Corner để bổ sung một điểm knuckle tại góc.

3. Để tạo một bán kính góc lượn, dùng hộp fillet và xác định bán kính là 1.0.

Tạo đường nước.

1. Đường nước là một đường tự do chạy từ đỉnh đáy của Sườn Gỉữa chạy quanh mũi và lộn về Sườn Giữa ở phía bên kia. Chỉ định bốn điểm control, mỗi điểm xác định, một góc của bề mặt đường nước. Dùng chiều dài là 50m và chiều rộng là 10m

2. Tạo một mũi tròn, thêm một đỉnh nằm giữa các đỉnh số một và đỉnh số hai. Biến đỉnh đó thành một điểm knuckle. Mũi pôntôn sẽ tiếp xúc tại điểm này.

3. Xác định nơi mũi tròn nối với hai mép phẳng của Pôntôn, và bổ sung hai đỉnh, một nằm giữa đỉnh số 0 và số 1, và một nằm giữa hai đỉnh cuối của đường nước, mỗi định cách mút cuối của đường nước là 45m (tức là 9/10 của chiều dài pôntôn là 50m). Biến hai đỉnh mới đó thành điểm knuckle.

TS: Trần Gia Thái Trang84

4. Để ve trong mũi pôntôn, ta giảm nhẹ trọng lượng của đỉnh 2 và 4 từ 1.0000 xuống còn 0.7071. (xem hình 4.6.2).

Hình 4.6.2 : Kết cấu của Pôntôn.

Tạo thân trên của Pôntôn phần phía trước.

Ta tạo một bề mặt mới có tên là Thân Trên, bằng cách quét đường Sườn Giữa dọc theo Đường Nước bằng lệnh Sweep. Cần chú ý rằng đỉnh 0 của đường mẫu Sườn giữa (pattern) cũng thành thẳng hàng với đỉnh 0 của đường nước (guide).

Tạo thân dưới của Pôntôn phần phía trước.

1. Tạo đường cong có tên là Sườn giữa2, biểu thị phần dưới của mặt cắt giữa tàu.

2. Tạo mặt dưới của pôntôn có tên là Thân Dưới, bằng cách quét đường Sườn Giữa 2 dọc theo Đường Nước.

Ghi chú : Chúng ta cũng có thể tạo mặt Thân Dưới bằng cách copy mặt Thân Trên, sau đó chiếu lật (flip) bề mặt vừa copy quanh mặt phẳng L - T.

4.6.4. CỘT.

Chúng ta chia cột làm hai phần, phần dưới và phần trên. Tạo phần còn phía dưới :

TS: Trần Gia Thái 1. Tạo một đường chữ nhật có tên là Côn Đáy, trên bề mặt Thân Trên.

Chúng ta gán các giá trị sau đây cho tâm đường L = F41.75, T= U6.0. Xác định đây là hình vuông, nhấn “square”, chiều cao height 7.5. Chúng ta có thể lượn tròn các góc của đường cong đáy nếu ta muốn (Ở đây đã không lượn tròn các góc).

2. Tạo đường cung có tên Côn Đỉnh, ở trên đỉnh của phần dưới cột. Sử dụng các trị số : L = F41.5, T = 0.0, V = 10.0; trong hộp thoại chọn circula, bán kính radius = 3.0.

3. Để tạo bề mặt giữa hai đường cong này thì đầu tiên cần phải đảm bảo rằng các đỉnh 0 của đường chữ nhật và đường cung cả hai đều mặt đối mặt phía sau và phía trước. Dùng lệnh quay Rotate và lệnh đổi đầu mút Reverse Ends nếu thấy cần thiết. Sau đó trong chế độ Surface, triển khai một bề mặt mới nằm giữa hai đường này.

Tạo phần trên của cột hình ống :

1. Tạo một đường tròn ở đỉnh trên của cột có tên là Đỉnh Cột, với cùng chiều quay và điểm xuất phát như đường Côn đỉnh. Chúng ta chọn V = U25.0.

2. Tạo một mặt mới có tên là Cột, bằng cách rule giữa đường Đỉnh Cột và đường Côn Đỉnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình auto ship của PGS TS trần gia thái (Trang 82 - 85)