Phân tích tính hợp lý trong sử dụng EPO trên bệnh nhân STM lọc

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 32 - 34)

2014 đáp ứng các tiêu chí trên.

2.2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Thông tin bệnh nhân được thu thập theo biểu mẫu thống nhất được thiết kế sẵn (Phụ lục 1).

Thời điểm bắt đầu theo dõi là thời điểm T0, sau đó tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong 6 tháng từ thời điểm T1 đến T6. Tại mỗi thời điểm, bệnh nhân được thu thập các thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1. Khảo sát đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

- Tuổi - Giới

- Mức độ suy thận - Mức độ thiếu máu

- Có hoặc không sử dụng thẻ BHYT

2.3.2. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng EPO trên bệnh nhân STM lọc máu chu kỳ máu chu kỳ

2.3.2.1. Các chỉ tiêu

- Các biệt dược được sử dụng - Các loại EPO được sử dụng - Chỉ định

- Bảo đảm tính an toàn - Đường dùng

- Thời điểm dùng - Liều dùng

2.3.2.2. Căn cứ để đánh giá tính hợp lý

Theo hướng dẫn của Hội thận học Mỹ [31] và Martindal 36:

Mục tiêu điều trị bằng EPO: làm tăng nồng độ Hb lên đến 100g/l - 120g/l hoặc Hct lên đến 30% - 36%.

- Chỉ định EPO: EPO bắt đầu điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn lọc

máu chu kỳ khi nồng độ Hb < 100 g/l và không nên sử dụng duy trì khi nồng độ Hb > 115 g/l. Không được sử dụng EPO để tăng nồng độ Hb > 130 g/l.

- Liều dùng: Liều dùng ban đầu của EPO cần dựa trên nồng độ Hb, cân

nặng và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Khi cần điều chỉnh liều phải dựa trên nồng độ Hb, tốc độ tăng Hb.

Đối với bệnh nhân STM chạy thận nhân tạo chu kỳ, liều EPO ban đầu 50UI/kg -100UI/kg, tuần 3 lần. Có thể điều tăng liều sau 4 tuần điều trị 25UI/kg tuần 3 lần cho đến khi đạt mục tiêu điều trị.

Liều duy trì: tổng liều duy trì hàng tuần là 75 - 300UI/kg chia làm 3 lần. Chỉnh liều cho mỗi bệnh nhân để Hb tăng không quá 120g/l.

Điều chỉnh liều: Giảm liều 25% nếu Hb đạt 120g/l hoặc Hb tăng trên 1g/dl trong bất kỳ 2 tuần nào, tăng liều 25% nếu Hb tăng ít hơn 1g/dl trong 4 tuần và dự trữ sắt đầy đủ.

- Đường dùng: EPO alpha có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc

đường dưới da. Đối với bệnh nhân lọc máu nên dùng đường tiêm tĩnh mạch vì tiêm dưới da có nguy cơ giảm sinh dòng hồng cầu.

- Thời điểm dùng: có thể dùng thuốc vào trong khi hoặc vào cuối đợt thẩm tách dùng đường vào mạch của thẩm tách.

- Bảo đảm tính an toàn: Theo khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, giảm

thiểu tác dụng phụ thì tốc độ tăng Hb không nên vượt quá 20 g/l trong 1 tháng.

- Các biện pháp đảm bảo sử dụng EPO hiệu quả: Việc thiếu hụt sắt làm

giảm tác dụng của EPO, do đó để đảm bảo cho việc sử dụng EPO có hiệu quả trong quá trình điều trị cần theo dõi các chỉ số về sắt và bổ sung khi có sự thiếu hụt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 32 - 34)