BÀN LUẬN VỀ TÍNH HỢP LÝ TRONG SỬ DỤNG EPO

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 56 - 59)

Về biệt dƣợc EPO đƣợc sử dụng tại khoa

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân được điều trị bằng biệt dược Hemax là 125 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 100%. Do kết quả đấu thầu tại đơn vị chỉ có một mặt hàng trúng thầu nên chỉ có một loại biệt dược được sử dụng.

Về lựa chọn liều

Thông thường, liều EPO được lựa chọn dựa vào mức độ thiếu máu của bệnh nhân.

Liên quan giữa mức Hb ban đầu và sự lựa chọn mức liều EPO: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm ban đầu T0 có 40 bệnh nhân có mức Hb < 100g/l, trong đó có 21 bệnh nhân được điều trị với mức liều 18.000UI/tháng, 19 bệnh nhân điều trị với mức liều 21.000UI/tháng.

Trong số 45 bệnh nhân có mức Hb từ 100g/l đến 120g/l có 25 bệnh nhân được điều trị với mức liều 18.000UI/tháng, 20 bệnh nhân điều trị với mức liều 21.000UI/tháng.

Trong số 40 bệnh nhân có mức Hb >120g/l, có 5 bệnh nhân được sử dụng mức liều <18.000UI/tháng, 32 bệnh nhân được sử dụng mức liều 18.000UI/tháng, 3 bệnh nhân sử dụng mức liều 21.000UI/tháng.

Như vậy việc lựa chọn mức EPO vẫn chưa hoàn toàn căn cứ vào mức Hb.

Liên quan giữa mức Hct ban đầu và sự lựa chọn mức liều EPO:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm ban đầu T0 có 25 bệnh nhân có mức Hct < 30%, trong đó có 10 bệnh nhân được sử dụng mức liều 18.000UI/tháng, 15 bệnh nhân sử dụng mức liều 21.000UI/tháng.

Trong số 39 bệnh nhân có mức Hct từ 30% đến 36% có 21 bệnh nhân được điều trị với mức liều 18.000UI/tháng, 18 bệnh nhân điều trị với mức liều 21.000UI/tháng.

Trong số 61 bệnh nhân có mức Hct >36%, có 5 bệnh nhân được sử dụng mức liều <18.000UI/tháng, 47 bệnh nhân được sử dụng mức liều 18.000UI/tháng, 9 bệnh nhân sử dụng mức liều 21.000UI/tháng.

Như vậy việc lựa chọn mức EPO vẫn chưa hoàn toàn căn cứ vào mức Hct.

Về liều dùng và tần suất sử dụng thuốc

Theo các tài liều hướng dẫn sử dụng EPO cho bệnh nhân thiếu máu do suy thận mạn giai đoạn cuối thì liều lượng cần điều chỉnh theo đáp ứng của từng bệnh nhân cụ thể. Tổng liều duy trì hàng tuần theo khuyến cáo đối với bệnh nhân thẩm tách máu là từ 75UI/kg đến 300UI/kg, chia thành 3 liều nhỏ [5], [28], [34]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân được điều trị với mức liều 3.000UI/lần, sử dụng 1 - 2 lần một tuần (<18.000UI/tháng, 18.000UI/tháng, 21.000UI/tháng) và 2 lần một tuần (24.000UI/tháng).

Nếu tính theo cân nặng, tổng liều duy trì trong một tuần cho bệnh nhân: dưới 75UI/kg: tại thời điểm T0, T1, T2 là 19 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 15,2%; tại thời điểm T3 là 24 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 19,2%, tại thời điểm T4, T5 là 7 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 5,6%, tại thời điểm T6 là 8 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 6,4%. Từ 75UI/kg đến 150UI/kg tại thời điểm T0, T1, T2 là 106 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 84,6%, tại thời điểm T3 là 101 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 80,8%, tại thời điểm T4, T5 là 118 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 94,4%, tại thời điểm T6 là 117 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 93,6%. Không có bệnh nhân được sử dụng tổng mức liều trong tuần từ 150UI/kg đến 300UI/kg và mức liều > 300UI/kg.

Như vậy, tần suất sử dụng, mức liều tính theo cân nặng chưa được áp dụng khuyến cáo. Có lẽ do tất cả bệnh nhân điều trị tại khoa đều là đối tượng tham gia BHYT do đó bệnh nhân bị khống chế mức giá trần, mặt khác việc đấu thầu tại đơn vị chỉ trúng thầu một loại EPO có hàm lượng 3.000UI. Khi sử dụng liều cao hơn, đảm bảo tần suất sử dụng thì bệnh nhân phải tự thanh toán. Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện theo đúng liều lượng và liệu trình điều trị.

Về đƣờng dùng

EPO được dùng cả đường tiêm tĩnh mạch và đường tiêm dưới da. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho rằng việc tiêm dưới da có thể làm tăng nguy cơ gây thiếu máu bất sản tủy dòng hồng cầu ở những bệnh nhân STM [5], [28]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 125 bệnh nhân được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch chiếm tỉ lệ 100%.

Về thời điểm dùng EPO

Theo nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng EPO cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể sử dụng EPO trong khi hoặc vào cuối đợt lọc máu [5], [28]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân đều được sử dụng EPO sau khi kết thúc lọc máu.

Về thay đổi liều trong quá trình điều trị

Theo khuyến cáo cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân để đạt được và duy trì mức Hb thấp nhất có hiệu quả để tránh sự cần thiết phải truyền máu và không quá 12g/l. Nếu Hb đạt 12g/l cần giảm liều 25%. Tăng liều khi Hb không duy trì ở mức có hiệu quả 100g/l - 120g/l.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại khoa đã có sự thay đổi liều cho bệnh nhân. Trong 6 tháng theo dõi, đã có 49 lượt điều chỉnh liều. Tại thời điểm T2, T4, T6 có 18 lượt giảm liều trong đó 4 lượt bệnh nhân có chỉ số Hb từ 100g/l đến 120g/l và 14 lượt bệnh nhân có chỉ số Hb > 120g/l và có 9 lượt tăng liều trong đó có 6 lượt bệnh nhân có mức Hb < 100g/l, 2 lượt bệnh nhân có Hb từ 100g/l đến 120g/l và 1 lượt bệnh nhân có chỉ số Hb từ 120g/l đến 130g/l.

4.3. BÀN LUẬN VỀ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG EPO TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)