Đa dạng di truyền các mẫu Lonicera spp dựa vào trình tự ADN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học của chi kim ngân (Trang 64 - 65)

vùng ITS.

Hệ số tương đồng giữa 7 mẫu Lonicera spp. nghiên cứu khá cao đạt 98% hoặc 99%. Vì trình tự vùng ITS khá bảo thủ, nên với sự sai khác một vài nucleotid dẫn đến hệ số tương đồng di truyền giữa 7 mẫu Lonicera spp. là 98% - 99% có thể là sự sai khác dưới loài. Cần có thêm các nghiên cứu trên các đoạn ADN mã hóa khác để khẳng định chắc chắn thêm về sự sai khác dưới loài này. Các dữ liệu trên genbank vẫn chưa đầy đủ và cần có thời gian để xây dựng hoàn chỉnh các dữ liệu này nên không thể xác định một cách chính xác tên khoa học của từng loài trong nghiên cứu.

57

Xây dựng cây phát sinh loài (Neighbor-joining) dựa trên phân tích bootstrap với số lần lặp lại là 1000 lần để kiểm tra tính chính xác và độ tin cậy cho từng nhánh. Kết quả thu được cho thấy mẫu KN2 được tách hẳn ra một nhóm với độ khác biệt với các mẫu còn lại là lớn nhất. Tiếp đó là sự giống nhau giữa hai mẫu KN6 và KN7. Có thể nhận thấy 2 mẫu KN6 và KN7 gần như tương đồng với nhau chỉ khác ở một vài nucleotid điều này có thể giải thích do việc khác nhau giữa khí hậu và địa điểm hai vùng thu hái nên làm biến đổi một vài nucleotid. Tiếp theo cây phân loài chỉ ra một nhóm lớn có sự tương đồng với nhau là nhóm giữa KN1- KN8 và KN3- KN4. Với 2 mẫu KN1 và KN8 có sự tương đồng 100% với nhau điều này khiến chúng tôi thật sự ngạc nghiên. Hai mẫu này được được thu hái ở hai địa điểm hoàn toàn khác nhau nhưng lại có sự tương đồng nhau gần như hoàn toàn. Hai mẫu KN3 và KN4 có sự sai khác nhau ở một số Nucleotid nhưng vẫn khá tương đồng. Như vậy điều kiện về địa lý, thổ như ng, khí hậu,... qua rất nhiều năm có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng nguồn gen di truyền. Điều này phù hợp với các công bố trước đây đã chỉ ra rằng ITS là đoạn gen đặc hiệu cho phép phát hiện các sự biến đổi di truyền ở cấp dưới loài, đặc biệt theo các vùng phân bố địa lý.

Kết quả cây phân loại loài dựa vào chỉ thị phân tử khá tương đồng với cây phân loại loài dựa vào đặc điểm hình thái khí chỉ ra các nhóm khác nhau giữa các loài kim ngân nghiên cứu. Các nhóm mẫu nghiên cứu tách biệt nhau khá rõ ràng ở cả 2 cây phân loại. Khác biệt đến từ mẫu KN2 khi đánh giá thực vật nó gần tương đồng với KN1 nhưng khi ở cây phân loài chỉ thị phân tử ITS, mẫu KN2 lại nằm tách biệt hoàn toàn khác biệt hẳn với các mẫu còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học của chi kim ngân (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)