Nghiên cứu hình thái và giải phẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học của chi kim ngân (Trang 26 - 27)

2.4.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái

Mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu nghiên cứu theo phương pháp mô tả phân tích [1], [9] với các loài và mô tả chẩn đoán với các mẫu dưới loài. Các đặc điểm được mô tả bao gồm: Dạng sống, thân, lá, hoa, quả, hạt (nếu có) (Bảng 2.2).

Bảng 2.2 Đặc điểm hình thái mô tả các loài trong chi Lonicera L.

STT Đặc điểm Các đặc điểm mô tả

1 Thân Hình dạng, kích thước, màu sắc và bề mặt thân già, cành non. 2 Lá Cách mọc của lá; cuống lá (hình dạng, kích thước, màu sắc và

bề mặt); phiến lá (hình dạng phiến, hình dạng mép, số cặp gân chính, chiều dài x chiều rộng, bề mặt trên, bề mặt dưới), ngọn lá (hình dạng)

3 Hoa Kiểu cụm hoa; số hoa mỗi cụm; chiều dài cụm hoa; lá bắc (số lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc và bề mặt), đài (số lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc và bề mặt), tràng (số lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc và bề mặt), bộ nhị (số lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc và bề mặt ), bộ nhụy (hình dạng kích thước, bề mặt bầu vòi nhụy, núm nhụy).

2.4.1.2. Mô tả cấu tạo giải phẫu

Tiêu bản của thân, lá được làm theo phương pháp làm tiêu bản thực vật thông thường, bao gồm: cắt, tẩy và nhuộm kép. Tiêu bản được soi và chụp ảnh qua kính hiển vi Kruss ở các vật kính x4, x10, x40 sử dụng máy ảnh. Các đặc điểm cấu tạo giải phẫu của thân và lá được mô tả và so sánh giữa các mẫu với nhau [1].

2.4.1.3. Xác định tên khoa học

Tên khoa học được xác định bằng phương pháp so sánh hình thái [15], dựa trên khóa phân loại và mô tả loài trong các tài liệu thực vật trong và ngoài nước [6], [11], [14], [41]. Các mẫu sau khi tra khóa được so sánh đối chiếu với các tiêu bản type

19

hoặc isotype của từng loài tham khảo từ mẫu lưu online tại phòng tiêu bản Paris, New York và Kew.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học của chi kim ngân (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)