Đảng bộ địa phương phải không ngừng củng cố và hoàn thiện về tổ chức

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 108 - 128)

7. Bố cục của luận văn

3.2.5. Đảng bộ địa phương phải không ngừng củng cố và hoàn thiện về tổ chức

về tổ chức và năng lực lãnh đạo

Từ khi Đảng ra đời, sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhưng để chủ trương, đường lối của Đảng được áp dụng một cách linh hoạt vào địa phương, đòi hỏi vai trò quyết định của Đảng bộ ở địa phương đó, trong đó chi bộ đảng có vai trò đặc biệt. “Tất cả mọi đường lối ấy đều do chi bộ đảng đảm bảo sự thành công…Ngay từ đầu, trong tình thế gian khổ nguy nan nhất, chi bộ thực sự đã làm nòng cốt của chiến tranh cách mạng, chống thực dân Pháp phản động Pháp. Chi bộ là cơ sở, là yếu tố căn bản” [40,tr. 43].“Không có chi bộ mạnh, kiên cường và tài giỏi, thì không thể có chiến tranh nhân dân phát triển mạnh mẽ và rộng khắp” [54, tr. 407].

Lần đầu tiên lãnh đạo nhân dân trong tỉnh cùng dân tộc tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng, một loạt các vấn đề được đặt ra cho Đảng bộ

103

Thái Bình. Với một tỉnh địa hình không thuận lợi cho chiến tranh du kích, kẻ địch mạnh hơn ta gấp nhiều lần, làm thế nào để áp dụng một cách linh hoạt đường lối kháng chiến của Đảng, Bác Hồ để lãnh đạo toàn thể quân dân thực hiện một cuộc chiến tranh du kích đánh bại quân thù, giải phóng quê hương. Đây là những vấn đề mà Đảng bộ Thái Bình chưa có kinh nghiệm. Những kinh nghiệm trong những ngày tổng khởi nghĩa, trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền ở những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám chưa đủ để giải quyết một loạt vấn đề mới mà cuộc chiến tranh du kích ở Thái Bình đặt ra.

Sự thiếu kinh nghiệm này được biểu hiện ngay từ khi địch thực hiện cuộc tấn công Cái Thùng (Tonnô) đánh chiếm Thái Bình. Không ít đảng viên trong tỉnh đã bỏ đất, bỏ dân chạy dài, một số ở lại có tư tưởng cầu an, số khác nằm im không dám hoạt động gây tổn thất rất to lớn cho phong trào kháng chiến nói chung, chiến tranh du kích nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này một phần là do so sánh lực lượng giữa ta và địch, kẻ địch lại sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn tàn bạo thâm độc, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là do sự thiếu kinh nghiệm, sự bỡ ngỡ của cán bộ đảng viên trong tỉnh khi Thái Bình chuyển từ vùng tự do thành vùng tạm chiếm.

Tuy nhiên được sự chỉ đạo của Trung ương, của Liên ủy khu đặc biệt là bài học xương máu rút ra từ thực tiễn chiến đấu, Đảng bộ Thái Bình đã tìm ra những đáp số để giải những bài toán khó khăn mà chiến tranh du kích trong tỉnh đang gặp phải. Đó là các chi bộ đảng ở trong tỉnh phải không ngừng hoàn thiện về tổ chức và năng lực lãnh đạo. Trong đó, muốn lãnh đạo quân dân trong tỉnh đánh tan mọi hành động xâm lược của kẻ thù, các chi bộ đảng trong tỉnh phải có bản lĩnh của một Đảng cầm quyền lãnh đạo chiến tranh. Đó là ý chí quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng, đó là tính chủ động, nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực tiễn. Đó là năng lực tổ chức bám đất, bám dân, từng bước xây dựng thực lực cách mạng với phương châm “rời dân ra là thất bại”. Đảng phải luôn đặt mình trong tình thế

104

chiến tranh, luôn tập dượt mọi tình huống của chiến tranh, thường xuyên theo dõi, quan sát, phán đoán mọi âm mưu của địch, dự báo các khả năng có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là các khả năng xấu, từ đó có các phương án xử lý các tình huống, hết sức tránh trường hợp bị bất ngờ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các chi bộ đảng trong tỉnh, giữa Đảng bộ tỉnh với Đảng bộ tỉnh bạn và nhận rõ mối quan hệ giữa địa phương với tình hình toàn quốc là điều hết sức quan trọng để có những đối sách một cách kịp thời và thích hợp. Phải xây dựng Đảng với số lượng đảng viên đủ, nhưng chất lượng, có tư tưởng kiên định, thắng không kiêu, bại không nản, tư tưởng chủ động tiến công địch trong bất cứ tình huống nào.

Thực tế thắng lợi của chiến tranh du kích ở Thái Bình đã chứng minh nếu như nhân dân Thái Bình luôn là nền tảng, là sức mạnh của mọi sức mạnh để chiến tranh du kích trong tỉnh vượt qua mọi khó khăn tiến lên giành thắng lợi, thì sự lãnh đạo của Đảng bộ Thái Bình luôn là nhân tố quyết định của mọi thắng lợi đó. Những giai đoạn khó khăn và thành công của chiến tranh du kích có mối quan hệ chặt chẽ với sự lãnh đạo của Đảng bộ trong tỉnh. Đây là một bài học mang tính quy luật mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

105

KẾT LUẬN

Âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt đánh người Việt” luôn được coi là điều kiện tiên quyết để thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Vì vậy, việc xâm chiếm và bình định đồng bằng Bắc Bộ luôn chiếm một vị trí trọng yếu trong các kế hoạch của địch.

Thái Bình có vị trí chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ, trong những năm đẩu kháng chiến chống Pháp, nơi đây là an toàn khu của Liên khu III. Vì vậy, thực dân Pháp quyết tâm đánh chiếm và bình định bằng được tỉnh Thái Bình.

Nằm ở một vị trí chiến lược như vậy, nhưng cho đến trước tháng 2- 1950, Thái Bình vẫn còn là một tỉnh tự do. Đặc điểm này một mặt tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Thái Bình từng bước khắc phục những khó khăn của những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, đồng thời ra sức chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến đấu khi địch tấn công Thái Bình. Tuy nhiên, cũng vì là địa bàn chưa có chiến sự lại nhận được sự chỉ đạo chuẩn bị “tổng phản công” của Trung ương nên đa số cán bộ, đảng viên và quân dân Thái Bình có tư tưởng chủ quan không đánh giá hết được âm mưu của địch. Tư tưởng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuẩn bị mọi mặt cho chiến đấu khi địch đánh chiếm Thái Bình.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 8-2-1950, thực dân Pháp chính thức mở cuộc tiến công đánh chiếm Thái Bình. Do nhận thức chưa đầy đủ, mắc sai lầm trong việc đánh giá về địch cùng những khuyết điểm trong quá trình chuẩn bị đã khiến cho quân dân trong tỉnh bị bất ngờ trước các cuộc tấn công tàn bạo và thâm hiểm của địch. Vì vậy, dù chiến đấu rất dũng cảm, ngoan cường nhưng quân dân trong tỉnh không ngăn được cuộc tấn công đánh chiếm Thái Bình của địch. Chiến tranh du kích ở Thái Bình chịu những tổn thất nặng nề, nghiêm trọng. Hơn 80% đất đai trong tỉnh trở thành vùng tạm chiếm, đa số cán bộ đảng viên, lực lượng vũ trang trong tỉnh bị bật đất, bật dân, chạy dài,

106

số còn lại có tư tưởng cầu an hoặc nằm im không dám hoạt động. Nhân dân hoang mang, dao động trước sự khủng bố điên cuồng của kẻ thù. Chiến tranh du kích ở trong tỉnh bước vào thời kì gay go, quyết liệt.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, của Liên khu ủy III mà trực tiếp là của Đảng bộ Thái Bình, cán bộ, đảng viên và các lực lượng vũ trang đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên trì bám đất, bám dân gây dựng lại phong trào chiến tranh du kích. Nhờ vậy, chỉ trong vòng chưa đầy một năm (từ tháng 5-1950 đến tháng 3- 1951), chiến tranh du kích ở trong tỉnh không chỉ phục hồi mà còn có những bước phát triển. Tuy nhiên, những thành quả đó cũng chưa đủ sức để ngăn nổi các cuộc càn quét liên tiếp, cường độ cao, quy mô lớn với tính chất vô cùng tàn bạo và thâm hiểm của địch. Một lần nữa chiến tranh du kích ở Thái Bình lại chịu những tổn thất nặng nề. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì chủ yếu là do chiến tranh du kích ở Thái Bình chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khu vực, các vùng trong tỉnh, chưa có được hỗ trợ có hiệu quả của các địa phương bạn và chiến trường trên cả nước, đặc biệt là trên chiến trường chính. Vì vậy, chiến dịch Hòa Bình chính là bước ngoặt để chiến tranh du kích ở vùng địch hậu nói chung, ở Thái Bình nói riêng tiến lên phát triển mạnh mẽ.

Phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, được sự hỗ trợ trực tiếp của Đại đoàn 320 cùng những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế chiến đấu, chiến tranh du kích ở Thái Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ. Quân dân trong tỉnh không chỉ tấn công tiêu diệt địch, giải phóng đất đai mà quan trọng hơn nó đã tạo điều kiện chiến tranh du kích ở Thái Bình giành được thế chủ động. Vì vậy, từ sau chiến dịch Hòa Bình, chiến tranh du kích ở Thái Bình vẫn giữ vững được quyền làm chủ, lần lượt đập tan các âm mưu của địch, giải phóng quê hương qua đó góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có sự hậu thuẫn của Mĩ.

107

Thắng lợi của chiến tranh du kích ở Thái Bình có một vị trí, ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó không chỉ góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo đường lối kháng chiến của Đảng, Bác Hồ mà nó còn cho thấy khả năng cách mạng to lớn của nhân dân trong tỉnh đồng thời tạo ra cái vốn cho cách mạng sau này. Bên cạnh đó, nó còn để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho cách mạng Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng, đó là: Chiến tranh du kích phải phát huy được sức mạnh của nhân dân. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình thức, mặt trận đấu tranh. Phải xây dựng được hậu phương tại chỗ. Phải coi càn quét và chống càn quét là một quy luật của chiến tranh du kích, từ đó chủ động đề ra các biện pháp chống càn, đồng thời Đảng bộ ở địa phương phải không ngừng củng cố và hoàn thiện về đường lối, tổ chức và năng lực lãnh đạo.Những ý nghĩa và một số bài học kinh nghiệm của chiến tranh du kích ở Thái Bình trong kháng chiến chống Pháp không chỉ là nguồn cổ vũ to lớn để quân dân Thái Bình đóng góp sức người, sức của vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) mà cho đến ngày hôm nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chỉ huy quân sự huyện Đông Hưng (2008), Lịch sử quân sự huyện

Đông Hưng (1945-2005), Nxb Lao động Xã hội, Thái Bình.

3. Ban chỉ huy quân sự huyện Quỳnh Phụ (2004), Lịch sử lực lượng vũ trang

nhân dân huyện Quỳnh Phụ (1945-2000).

4. Ban chỉ huy quân sự huyện Vũ Thư(2007), Lịch sử quân sự huyện Vũ Thư

(1930- 2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tiền Hải (1998), Lịch sử Đảng bộ Tiền Hải,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thái Thụy (2005), Lịch sử đảng bộ huyện

Thái Thụy (1927 – 2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vũ Thư (1989), Những sự kiện lịch sử

Đảng bộ huyện Vũ Thư 1945-1954.

8. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1999), Lịch sử đảng bộ tỉnh Thái

Bình tập 1 (1927 – 1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình: Văn kiện Đảng bộ Tỉnh Thái Bình

tập 1 (1941-1951). Thái Bình 01/2007.

10.Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình : Văn kiện Đảng bộ Tỉnh Thái Bình

tập 2(1952). Thái Bình 02/2007.

11.Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình: Văn kiện Đảng bộ Tỉnh Thái Bình

tập3 (1953). Thái Bình 04/2007.

12.Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình: Văn kiện Đảng bộ Tỉnh Thái Bình

109

13.Ban chấp hành Đảng bộ Quân sự Tỉnh Thái Bình ( 2010), Lịch sử đảng bộ

quân sự Tỉnh Thái Bình (1947-2007). Tỉnh Thái Bình xuất bản.

14.Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (1979), Những sự kiện lịch sử

Đảng, Tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

15.Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Thái Bình (1976), Thái Bình đánh giặc (hồi

ký kháng chiến chống Pháp) tập II.

16.Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Thái Bình (1980), Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ

Thái Bình ( 1945- 1954).

17.Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình (1991) , Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Thái Bình ( 1929- 1954).

18.Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình (1989), Những sự kiện lịch sử Đảng tinh

Thái Bình (1945-1954).

19.Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thái Bình (1950), Báo cáo năm 1950, phông

LKU 3, Cục Lưu trữ VPTƯĐ, Hà Nội.

20.Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình (1999), Thái Bình kháng chiến chống

Pháp xâm lược. BCHQS Thái Bình xuất bản.

21.Bộ Tổng Tham mưu (1998) Chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa

phương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 -1975) – Những bài nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương. , Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

22.Bộ Tổng Tham Mưu (1998) : Chiến tranh du kích trong kháng chiến

chống thực dân Pháp (1946-1954)- chuyên đề: Đặc trưng của chiến tranh du kích vùng đồng bằng liên khu III trong kháng chiến chống Pháp, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

23.Bộ tư lệnh Quân khu III (2001), Lịch sử ngành kỹ thuật quân khu 3 trong

kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội.

24.Bộ tư lệnh Quân khu III (2005), Lịch sử hậu cần Quân khu 3 trong kháng

110

25.Bộ tư lệnh Quân khu III – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân liên khu 3, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26.Bộ tư lệnh Quân khu III (1998) , Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiến chống

thực dân Pháp. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

27.Bộ Quốc phòng – Quân khu III (1995) , Trung đoàn 42 trung dũng, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

28.Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2010), Tổng kết tác

chiến phòng ngự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ( 1945- 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

29.Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2003): Lịch sử chiến

thuật Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 – 1975) tập 1, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.

30.Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Lịch sử chiến

thuật vận động tiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ( 1945- 1975), Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

31.Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2009), Lịch sử cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Tập I, II,III, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.

32.Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương

chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội.

33.Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2002), Lịch sử kỹ thuật

quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954),

111

34.Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2000), Giải quyết một

số vấn đề kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến (1945-1957), Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

35.Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử quân đội

nhân dân Việt Nam, Tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 108 - 128)