Lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích trên địa bàn, góp phần cùng quân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 62 - 89)

7. Bố cục của luận văn

2.2.Lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích trên địa bàn, góp phần cùng quân

phần cùng quân dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (11/1951–7/1954).

Từ cuối năm 1951, Đảng bộ, quân dân Thái Bình hăng hái hưởng ứng đợt thi đua do Liên khu 3 phát động “ Phối hợp với chiến trường chính Hòa Bình thi đua tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố phong trào cơ sở, tranh thủ nhân dân”.

Sau một thời gian đối phó với các cuộc tấn công của ta ở Trung du, đường số 18 và Hà - Nam - Ninh, thực dân Pháp tập trung lực lượng, đánh phá hết sức ác liệt các cơ sở kháng chiến của ta trong vùng chúng tạm chiếm đóng, cướp đoạt tài sản, giành giật nhân lực, vật lực với ta , gây cho ta nhiều khó khăn mới. Nhiều vùng bị chiếm đóng trở lại. Hàng ngàn vị trí, tháp canh của địch được dựng khắp nơi. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong vùng địch tạm chiếm gặp rất nhiều khó khăn.

57

Cuối tháng 10-1951, Đại tướng Đờ Lát Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp cho rằng đã đến lúc giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cuộc tấn công trên địa bàn do Pháp lựa chọn ở ngoài vùng châu thổ sông Hồng để đánh quỵ chủ lực đối phương, xoay chuyển cục diện chiến tranh có lợi cho Pháp đồng thời cũng nhằm xoa dịu dư luận, trấn an tinh thần đội quân viễn chinh tranh thủ viện trợ của Mĩ. Tỉnh Hòa Bình được Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương lựa chọn là mục đích tấn công nhằm đạt được những mục đích ấy.

Ngày 9-11-1951, Đờ Lát sử dụng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh (gồm 20 tiểu đoàn bộ binh, 7 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 2 đại đội xe tăng và nhiều tàu thuyền) mở cuộc hành quân mang tên Tuylíp, đánh chiếm chợ Bến nhằm cắt con đường giao thông liên lạc của bộ đội ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng vào khu 4. Ngày 14-11, chúng mở cuộc hành quân Lôtuýt đánh chiếm Hòa Bình. Đến ngày 15-11, chúng đã hoàn thành việc chiếm đóng các vị trí then chốt trong khu vực Hòa Bình - Đường số 6 - Sông Đà - Ba Vì.

Về phía ta, bước vào thu - đông năm 1951, Bộ Tổng tham mưu đã vạch kế hoạch sẵn sàng đối phó với các tiến công của địch ra vùng tự do của ta ở Bắc Bộ. Ngay sau khi được tin địch đánh ra Hòa Bình, Tổng quân ủy kiến nghị với Bộ Chính trị: “Mở chiến dịch Hòa Bình, chuyển kế hoạch hoạt động thu đông sang tiến công địch nơi chúng chiếm đóng…Hòa Bình sẽ là hướng chính, các nơi khác phối hợp nhằm tiêu diệt sinh lực địch ở chiến trường Hòa Bình, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích…” [60, tr. 297].

Ngày 18-11, Tổng quân ủy hạ quyết tâm tiêu diệt địch ở mặt trận Hòa Bình và lợi dụng lúc chúng sơ hở đánh sâu vào vào địch hậu, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”.

58

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ chính trị hoàn toàn nhất trí với chủ trương và quyết tâm của tổng quân ủy. Ngày 24-11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị về “Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch”, chỉ thị khẳng định: “Đây là cơ hội tốt để ta diệt địch, cho chiến tranh du kích Tả Hữu Ngạn sông Hồng phát triển, cơ hội tốt để khôi phục, củng cố, mở rộng căn cứ” [60, tr. 298].

Hạ tuần tháng 11, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, dân quân du kích. Người khẳng định: “Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội tốt cho ta….Bộ đội chủ lực đánh, bộ đội địa phương, dân quân du kích cũng đánh. Các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực của địch, để đánh tan kế hoạch Thu- Đông của chúng” [59, tr. 298].

Bộ Chính trị và Tổng quân ủy hạ quyết tâm đẩy mạnh đánh địch ở mặt trận chính diện (khu vực Hòa Bình) và mặt trận sau lưng địch. Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị và Tổng quân ủy ngày 27-11-1951, Ban chỉ đạo Mặt trận đồng bằng họp xác định kế hoạch phối hợp tác chiến với mặt trận chính diện. Ban chỉ đạo quyết định tập trung lực lượng đánh mạnh vào vùng sau lưng địch nhân lúc các đơn vị cơ động của thực dân Pháp đang kéo ra chiếm giữ Hòa Bình, nhằm phá vỡ hệ thống chiếm đóng của chúng, tranh thủ nhân dân, phục hồi cơ sở, mở rộng và củng cố các khu du kích, các căn cứ du kích, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đẩy mạnh công tác địch vận làm tan rã khối ngụy quân, giành lại kho nhân tài, vật lực ở đồng bằng. Đối với vùng Tả Ngạn, Đại đoàn 320 sẽ vượt sông Hồng sang Thái Bình phối hợp với Trung đoàn 42 cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích tác chiến, mở rộng các khu du kích, uy hiếp quốc lộ 5 và đường sắt Hải Phòng - Hà Nội.

Thực hiện sự chỉ đạo trên, Tỉnh ủy Thái Bình chủ trương: “Đẩy mạnh đấu tranh võ trang để phá âm mưu bình định Tiên - Duyên – Hưng của địch,

59

phục hồi cơ sở mọi mặt” [60, tr. 312]. Hướng hoạt động lúc đầu trọng tâm là Thái Ninh, Đông Quan nhưng sau đó Mặt trận 5 đã chỉ đạo chuyển sang Phụ Dực, Thụy Anh để hợp đồng tác chiến với Tiên Lãng, Vĩnh Bảo phá âm mưu thành lập khu quân sự Vĩnh-Ninh (Vĩnh Bảo – Ninh Giang) tạo nên tuyến phòng thủ sông Hóa của địch.

Cuối tháng 12 năm 1951 một Tiểu đoàn của Trung đoàn 42 được Mặt trận 5 tăng cường cho Thái Bình cùng Tiểu đoàn 38 tiến vào huyện Phụ Dực, Thụy Anh.

Ngày 1-1-1952, một đơn vị của Trung đoàn 42 diệt đồn vệ sĩ Đồng Bằng. Ngày 2-1- 1952, bộ đội huyện Phụ Dực ( Đại đội 218) cùng du kích các xã tiêu diệt, bức hàng, bức rút một loạt đồn vệ sĩ: Đào Động, Đại Điền, Vọng Lỗ, Thanh Mai, Lý Xá, An Hải, Tô Đê. Ngày 9-2 một đơn vị của Trung đoàn 42 cùng bộ đội huyện Phụ Dực phục kích đánh địch tại Dục Linh, An Lộng diệt và làm bị thương gần 100 tên địch, thu 3 trung liên, 5 tiểu liên, 37 súng trường, …Sau những thắng lợi này, khu du kích Phụ Dực đã được mở rộng thêm gồm: Tô Công, Tô Xuyên, Tô Hải, Tân Tiến.

Tại Thụy Anh, đêm 1-1-1951 bộ đội huyện phối hợp với du kích bao vây các đồn An Tiêm, Đông Hồ, Duyên Trữ. Ngày 2-1-1951 ta tiêu diệt đồn An Tiêm, các đồn Đông Hồ, Duyên Trữ xin ra hàng, ta thu hơn 20 súng trường và nhiều đạn được. Được sự hỗ trợ của bộ đội tỉnh, ngày 9-1-1951 bộ đội và dân quân du kích Thụy Anh phục kích đại đội Commăngđô của địch đang chuyển quân từ Ninh Giang về Xá Thị, diệt 15 tên, bắt sống tên chỉ huy Pháp. Để kỉ niệm chiến thắng, Đại đội bộ đội huyện Thụy Anh được Bộ tư lệnh Liên khu và Tỉnh đội cho phép được mang tên từ đại đội thành đại đội 91. Phát huy chiến thắng, Đại đội 91 phối hợp với Tiểu đoàn 38 liên tục tấn công địch, tiêu diệt bốt Đoài, Cao Ninh, giải thoát cho hơn 100 đồng bào bị bắt giam ở đây, đánh đồn tổng dũng Hạc Ngang bức rút các vị trí: Thượng

60

Phúc, Cúc Mai, Cam Động, phá một loạt tề vũ trang: Hồng Hưng, Nghĩa Hưng, Đại An, Trường Sơn…

Theo sự chỉ đạo của tỉnh, huyện Đông Quan cũng chủ động phối hợp với Thụy Anh. Bộ đội huyện và du kích Đông Quan đã bao vây diệt đồn Bảo chính đoàn Đông Khê (quận lỵ Đông Quan) vũ trang tuyên truyền, bức rút các đồn hương dũng vệ sĩ: Liên Phương, An Bình, Bắc Lạng.

Ở Tiên - Duyên - Hưng, bộ đội địa phương phối hợp với dân quân du kích các làng thuộc các xã Kim Châu, Tiến Thuật, Hồng Việt (Tiên Hưng), Hồng Lĩnh, Chí Minh (Duyên Hà) và các làng Then, Mẹo (Hưng Nhân) làm tan rã nhiều ban tề do địch mới lập tháng 10-1951.

Chỉ trong 10 ngày hoạt động đầu tháng 1-1952, quân dân Thái Bình đã tiêu diệt và bức rút 40 đồn địch, chủ yếu là các đồn hương dũng, tổng dũng, vệ sĩ. Kết quả này đã góp phần cùng quân dân huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) phá vỡ một mảng lớn tuyến phòng thủ sông Hóa thuộc Khu quân sự (Secteur) Vĩnh Ninh của địch. Tinh thần quần chúng lên cao, tư tưởng bi quan, sợ càn quét lớn được khắc phục. Quân và dân trong tỉnh phấn khởi chuẩn bị mọi mặt để đón bộ đội chủ lực vào Thái Bình.

Để chuẩn bị đón Đại đoàn 320 về Thái Bình phối hợp với quân và dân trong tỉnh chiến đấu, trung tuần tháng 12-1951, Tỉnh ủy Thái Bình đã họp hội nghị, với sự tham gia của các đồng chí trong Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chính, tỉnh đội, bàn kế hoạch chuẩn bị chiến trường đón bộ đội chủ lực. Đồng chí Nguyễn Xuân Quang quyền Bí thư Tỉnh ủy đã trình bày nội dung các công việc cụ thể như: Khẩn trương thông báo cho các cấp (huyện, xã) chuẩn bị đón bộ đội chủ lực vào hoạt động ở địa phương; tổ chức thống nhất ban theo dõi tình hình địch, chuẩn bị nhân mối, lập binh yếu địa chí địa bàn hoạt động. Phân tán thuế nông nghiệp về cất giấu tại các gia đình. Dự trữ, chuẩn bị lương thực cho bộ đội. Huy động nhân dân ở những vùng căn cứ du kích ven sông chuẩn bị 300 đến 400 chiếc thuyền nan, các nơi khác chuẩn bị

61

200 đến 250 chiếc để sẵn sàng phục vụ bộ đội vượt sông. Hội mẹ chiến sĩ và Hội phụ nữ thành lập tổ “Hỏa thực” lo việc cơm nước. Chuẩn bị lực lượng thanh niên bổ sung cho bộ đội khi cần. Điều chỉnh lại lực lượng bộ đội, đổi phiên hiệu Tiểu đoàn 38 thành 66, chuyển hướng hoạt động từ Phụ Dực, Thụy Anh về Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hải, mỗi huyện thành lập một trung đội dự trữ. Dân quân du kích cac thôn xã tích cực hoạt động phối hợp với các hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực.

Thực hiện kế hoạch chuẩn bị chiến trường, Tỉnh đội đã điều Tiểu đoàn 66 đang hoạt động ở Phụ Dực, Thụy Anh cấp tốc về Vũ Tiên, Tiền Hải. Đêm ngày 24 rạng ngày 25-1-1952, Tiểu đoàn 66 bao vây buộc quân địch ở các đồn vệ sĩ Trung Đồng, Đông Thành ra hàng. Tiếp đó ta lại bức hàng, bức rút thêm một lọat vị trí như Thanh Châu, Bạch Long, Lương Điền, Cam Lai, Chí Trung, Lạc Thiện (Tiền Hải), Bắc Trạch (Kiến Xương). Trong những ngày cuối tháng 1-1952, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích bức rút 9 vị trí của lực lượng vệ sĩ thiên chúa giáo phản động giải phóng phần lớn huyện Tiền Hải.

Được sự hỗ trợ của nhân dân, ngày 17-1-1952, cánh quân thứ nhất của Đại đoàn 320 đã vựơt sông Hồng sang Quang Thẩm (Vũ Tiên). Một tuần sau ngày 25-1-1952 bộ phận còn lại (cánh quân thứ hai) của Đại đoàn 320 cũng vượt sông an toàn. Bộ tư lệnh Đại đoàn đứng chân tại làng Kiến Xá huyện Thư Trì. Đây là lần đầu tiên, một lực lượng lớn chủ lực ta luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm, phối hợp với chủ lực của tỉnh và bộ đội địa phương, dân quân du kích thực hiện trong ngoài cùng đánh, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiến tới đánh bại quân địch ở Hòa Bình, giữ vững quyền chủ động chiến lược.

Ngay sau khi cánh quân thứ hai của Đại đoàn vượt sông, một cuộc họp quan trọng giữa đại diện Ban Cán sự Tả Ngạn, Bộ tư lệnh Đại đoàn 320, Bộ chỉ huy Mặt trận 5, Tỉnh ủy Thái Bình đã triệu tập tại thôn Kinh Nhuế (Phía bắc huyện Kiến Xương). Cuộc họp đã được quán triệt Nghị quyết của Liên

62

khu ủy III về việc thành lập Đảng ủy mặt trận Tả Ngạn sông Hồng. Trong cuộc họp này Đảng ủy nhận định: “Ở phía nam đường 10, cơ sở một vài nơi còn yếu nhưng một số vùng như Kiến Xương, Vũ Tiên, phong trào du kích chiến tranh đang phát triển mạnh mẽ…Phía nam đường 10 là nơi địch đóng nhiều vị trí, các vị trí phản động đóng tại các nhà thờ Thiên chúa giáo có nhiều sơ sở” [60, tr. 302]. Đảng ủy Mặt trận quyết định thực hiện phương châm tác chiến đề ra là “Bộ đội chủ lực tạo mọi điều kiện để đánh điểm diệt viện; kết hợp uy hiếp bằng quân sự với vận động chính trị rộng rãi. Bộ đội địa phương và dân quân du kích phải phối hợp với chủ lực…đẩy mạnh bao vây uy hiếp, tước vũ khí hương tổng dũng và bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo; vũ trang tuyên truyền vào vùng địch tạm chiếm diệt tề phản động, bắt do thám, tranh thủ nhân dân, phục hồi, củng cố cơ sở, triệt để phá hoại giao thông…” [60, tr. 303]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào chủ trương của Đảng ủy Mặt trận, Tỉnh ủy Thái Bình chỉ đạo các địa phương khẩn trương phối hợp chiến đấu với Đại đoàn 320. Hướng hoạt động tác chiến ban đầu được xác định chủ yếu là miền bắc Thái Bình, nơi có khu căn cứ du kích Tiên - Duyên - Hưng - Quỳnh Côi rộng lớn đang bị địch chiếm đóng. Tuy nhiên, do bị binh đoàn cơ động số 4 (GM4) của địch ra sức ngăn chặn, nên đại bộ phận lực lượng của Đại đoàn 320 không thể sang Hưng Nhân mà phải vượt sông vào miền nam Thái Bình. Vì vậy, hướng tác chiến ban đầu được chuyển xuống địa bàn phía nam tỉnh. Địa bàn cụ thể được xác định là hệ thống chiếm đóng của địch ở Kiến Xương và Tiền Hải.

Mở đầu đợt hoạt động, ngày 26-1-1952, Tiểu đoàn Đống Đa, thuộc Trung đoàn 48, Đại đoàn 320 phối hợp cùng du kích phục kích trên đường 39, đánh tan một trung đội Âu - Phi khi chúng đang trên đường từ Đông Hướng tới Thanh Nê (Kiến Xương). Trung đội nữ du kích và nhân dân xã Tán Thuật (Kiến Xương) đã cùng bộ đội xông ra đánh giáp lá cà với địch. Nữ du kích Nguyễn Thị Chiên tay không bắt sống tên trung úy chỉ huy Maduya. Trận mở màn thắng lợi đã gây

63

tiếng vang lớn, thanh thế của bộ đội chủ lực lan rộng. Tinh thần binh lính trong các đồn bốt ngụy và vệ sĩ công giáo hoang mang, lo sợ.

Để mở rộng khu du kích nam sông Trà Lý, cơ quan tỉnh đội và một bộ phận lực lượng của Đại đoàn 320 quyết định tiến công Chi khu quân sự La Cao (còn gọi là Đông Hướng), nơi đặt đầu mối chỉ huy 19 đồn bốt, trong đó có cả vị trí do quân Âu Phi chiếm đóng và đồn bốt của bọn vệ sĩ công giáo hai huyện Kiến Xương, Tiền Hải. Đồn La Cao do một đại đội đóng giữ, có boongke hầm ngầm kiên cố nối thông giữa các lô cốt hoặc rút theo cửa bí mật sang đồn khác khi nguy khốn, là một vị trí trung tâm của Chi khu quân sự, nếu bị tiêu diệt sẽ có tác động quyết định đến số phận của các đồn bốt khác.

Sau gần một tháng bị quân dân địa phương bao vây, địch phải dùng máy bay chở đồ tiếp tế cho La Cao. Sáng ngày 31-1-1952, Tiểu đoàn Đống Đa và Tiểu đoàn pháo binh 834 có dân quân du kích phối hợp nổ súng tiến công La Cao. Sau nửa giờ chiến đấu, quân ta tiêu diệt và bắt sống hai trung đội địch. Số còn lại rút xuống hầm ngầm cố thủ và tìm cách rút chạy sang đồn Trà Lý (Tiền Hải). Song chúng bị rơi vào trận địa phục kích của ta. Tên đồn trưỏng Vôret khét tiếng gian ác và một số tên khác bị bắt sống. La Cao được giải phóng. Ngay sau đó, các đồn phụ cận như Vũ Lăng, Giáo Nghĩa (Kiến Xương) đầu hàng. Đến lượt binh lính đồn Trà Lý phải rút chạy.

Phát huy chiến thắng La Cao, bộ đội và du kích liên tiếp tổ chức đánh vận động phục kích, nội ứng, công kích diệt đồn bốt địch. Tiểu đoàn 66 bộ đội địa phương tỉnh nhân thời cơ quân địch rệu rã, hoang mang, dùng chiến thuật bao vây, bức hàng 9 vị trí vệ sĩ công giáo, giải phóng huyện Tiền Hải, trong đó có Đông Thành, một vùng Thiên chúa giáo tập trung. Từ Tiền Hải,

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 62 - 89)