Khái niệm về chiến tranh du kích, khu du kích, căn cứ du kích, làng kháng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 27 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1 Khái niệm về chiến tranh du kích, khu du kích, căn cứ du kích, làng kháng

làng kháng chiến.

“Chiến tranh du kích là chiến tranh được tiến hành theo phương thức

đánh địch tại chỗ với lực lượng nhỏ, nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương nhằm chống lại đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự. Thường được sử dụng ở các nước thuộc địa hoặc bị xâm lược khi so sánh lực lượng ở những nước đó chưa cho phép tiến hành chiến tranh chính quy. Chiến tranh du kích rất phong phú và đa dạng về hình thức tiến hành và luôn phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy. Ở Việt Nam chiến tranh du kích trở thành một trong những phương thức tiến hành chiến tranh trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, trong đó tư tưởng không ngừng tiến công địch và kiên trì bám trụ, làm chủ làng (bản), xã, phố phường, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng giành và giữ quyền làm chủ ở cơ sở là đặc trưng tiêu biểu của chiến tranh du kích ở Việt Nam”[38,tr.224]

“Căn cứ du kích là vùng lãnh thổ và dân cư được giải phóng nằm trong

vùng địch tạm chiếm được xây dựng thành căn cứ của chiến tranh du kích. Ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ du kích có đặc trưng là: chính quyền và lực lượng vũ trang của đối phương đã bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị phản động đã tan rã; chính quyền cách mạng được thành lập công khai quản lý mọi sinh hoạt xã hội, các đoàn thể cách mạng công khai hoạt động; lực lượng vũ trang cách mạng được tổ chức và phát triển mạnh mẽ để bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến công địch; còn trong vòng vây của địch, tình hình chưa được ổn định, thường xuyên bị địch uy hiếp. Nếu căn cứ du kích được củng cố vững chắc sẽ phát triển thành vùng giải phóng”[38,tr.226].

22

“Khu du kích là khu vực dân cư nằm trong vùng địch tạm chiếm, ở đó

có chiến tranh du kích của lực lượng kháng chiến và thường xuyên diễn ra tranh chấp giằng co với địch để giành quyền làm chủ hoàn toàn.

Đặc điểm của khu du kích là: chính quyền cách mạng chưa hình thành hoặc đã hình thành những hoạt động bí mật hoặc nửa công khai, các lực lượng vũ trang cách mạng chưa đủ sức diệt hết các cứ điểm của đối phương; chính quyền và một số cứ điểm của đối phương tồn tại nhưng không đủ sức kiểm soát, khống chế nhân dân như cũ, các đơn vị của đối phương không dám tự do để lại, các tổ chức phản cách mạng và gián điệp hoạt động nửa công khai, không đủ sức khống chế nhân dân; nhân dân được cách mạng bảo vệ nhưng chưa thoát khỏi sự kìm kẹp của địch vừa lo đóng góp cho cách mạng vừa phải cống nạp một phần cho địch. So với căn cứ du kích, khu du kích có thể rộng lớn hơn về mặt giới hạn địa lý nhưng đời sống chính trị xã hội của dân chưa an toàn, ổn định. Khu du kích là bước quá độ từ cơ sở chính trị của kháng chiến tiến lên căn cứ du kích”[ 38,tr.568].

“Làng xã kháng chiến, làng xã được xây dựng và chuẩn bị mọi mặt để

nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương vừa sinh sống vừa bám trụ đánh địch và đấu tranh chống địch. Làng xã kháng chiến được xây dựng vững mạnh toàn diện: tổ chức đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể nhân dân được tổ chức và giáo dục chu đáo; thế trận, công sự, vật cản và các cơ sở vật chất khác được chuẩn bị trước và trong quá trình chống địch đã phát huy tốt vai trò cơ sở của chiến tranh nhân dân”[38,tr.583].

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 27 - 28)