Đảng bộ lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức phát động phong

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 28 - 35)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2 Đảng bộ lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức phát động phong

động phong trào du kích chiến tranh

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, sau Hiệp định sơ bộ 6-3- 1946 thực dân Pháp, tăng quân trái phép và bố trí lực lượng chiếm đóng các vị trí then chốt trên đất nước ta như Hà Nội, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng.

23

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm thành phố Hải Phòng (26-11-1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng nhận định: “Nếu quân Pháp tái diễn ở Hà Nội việc chúng đã làm ở Hải Phòng thì cả nước sẽ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược”. “Quân Pháp chỉ chờ cơ hội là lập tức đánh ta. Ta cần tìm mọi cách để tránh nổ ra chiến tranh. Trong khi hết sức tích cực, khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tuyệt đối không sa vào âm mưu khiêu khích để địch lợi dụng đánh ta sớm. Ở thành thị biến mỗi thành phố thành một chiến hào, ở nông thôn mỗi làng thành một pháo đài. Kháng chiến của ta sẽ là toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” [42,tr.33]

Khi khả năng hòa hoãn không còn nữa, mọi nhân nhượng đến giới hạn cuối cùng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động kháng chiến toàn quốc.

Ngay từ những ngày đầu kháng chiến toàn quốc, đường lối kháng chiến của Đảng đã sớm được hình thành trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Thường vụ Trung ương Đảng (22-12-1946) và được giải thích cụ thể trong tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp , cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước” [69,tr.480].

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng, công tác chuẩn bị kháng chiến, sẵn sàng chiến đấu được tiến hành hết sức khẩn trương. Các thành phố, thị xã đều xúc tiến kế hoạch tác chiến.

24

Chiến trường Chiến khu 3 gồm những tỉnh có đô thị lớn có đường giao thông chiến lược quan trọng như: Nam Định, Kiến An, Hải Phòng… Theo hiệp định sơ bộ địch được đóng trú tại đây từ đầu tháng 3 năm 1946. Tháng 3- 1947, địch cho một tiểu đoàn biệt kích đột nhập vào thị xã Thái Bình nhằm mục đích: Thăm dò lực lượng của ta, chặn đường tiếp viện, giải vây quân chúng đang bị ta xiết chặt vòng vây ở thành phố Nam Định, cài lại tổ chức gián điệp, đồng thời đưa 1 số linh mục người Pháp về Hà Nội. Chúng chỉ đóng ở đây 2 ngày, 2 đêm rồi bí mật rút lui.

Thái Bình tạm thời là vùng tự do, chưa bị chiếm đóng nên có nhiều nhân lực, vật lực cung cấp cho tiền tuyến và chuẩn bị kháng chiến tại chỗ khi chiến tranh lan tới. Nhưng trước tình hình thực dân Pháp tăng cường càn quét nhằm mở rộng vùng chiếm đóng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, mở rộng vùng ven đường quốc lộ 5. Liên khu ủy khu 3 nhận định: thế nào địch cũng đánh Thái Bình và chỉ thị cho tỉnh phải tăng cường công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, lập các phương án tác chiến, chú trọng phát triển sản xuất…

Để tiến hành chiến tranh nhân dân phải tiến hành vũ trang cho nhân dân, phát động phong trào dân quân. Đó “là cách hiệu nghiệm động viên toàn dân tham gia tác chiến; là cách tổ chức và rèn luyện đội quân hậu bị hết sức dồi dào để bổ sung và tiếp ứng cho quân chính quy, để đánh lâu dài” [76, tr.314].

“ Toàn dân và dân quân du kích bổ sung cho quân đội chính quy. Dân quân nhiều làng, nhiều tổng hợp lại cùng đánh có thể thành đội du kích địa phương; đội du kích địa phương tiến bộ, họp lại cùng đánh, có thể thành quân chính quy. Trong cuộc kháng chiến lâu dài của ta, từ thường dân đến quân chính quy, có một quá trình phát triển luôn luôn không dứt. Ta xem đó đủ biết, nhân dân là nguồn nhân lực của bộ đội và dân quân du kích là nơi tuyển lựa đội viên, rèn luyện chiến sĩ. Dân quân mạnh thì bộ đội khỏe, Dân quân du kích và quân đội chính quy cùng khỏe thì nhất định thắng” [41,tr.315 và 316]. “ Trong chiến tranh ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực

25

lượng hơn, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn thì người đó thu được thắng lợi” [75,tr.173].

Căn cứ vào tình hình thực tế, ngày 21-2-1947 Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Bình đã họp và nhất trí tách Ủy ban quân sự thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh để thành lập Tỉnh đội dân quân.

Tháng 3-1947, Chính phủ quyết định đổi tên “Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia Việt Nam” thành “ Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam”; đồng thời quyết định thành lập các Ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân thuộc ủy ban hành chính các cấp.

Ngày 20-4-1947 Tỉnh đội dân quân Thái Bình chính thức ra mắt tại khu nhà Séc trong sân vận động phủ Sóc – Kiến Xương, đồng chí Vũ Đan Tùng giữ chức Tỉnh đội trưởng. Sau khi thành lập Tỉnh đội dân quân, các huyện đội, xã đội dân quân trong toàn tỉnh đều được thành lập và đi vào hoạt động. Sự ra đời của Tỉnh đội dân quân, các huyện đội, xã đội dân quân là cột mốc đánh giá sự phát triển của lực lượng vũ trang trong tỉnh. Sự kiện này cũng khẳng định công cuộc chuẩn bị cho kháng chiến về mặt quân sự của Đảng bộ, quân dân Thái Bình đã có bước phát triển mới.

Giữa năm 1947, Ban chỉ huy mặt trận Thái Bình được thành lập gồm: đại biểu Vệ quốc quân (tiểu đoàn 53), đại biểu cảnh vệ Tỉnh đội ; đại biểu dân quân du kích.

Ở các huyện, lực lượng vũ trang lúc này có từ 1 trung đội đến 1 đại đội. Khi bổ sung quân số cho tỉnh, huyện lại lựa chọn một số dân quân tự vệ các xã thành lập đơn vị du kích tập trung của các huyện. Từ chỗ do Mặt trận Việt Minh tổ chức lãnh đạo chỉ huy, từ tháng 3-1947 lực lượng bán vũ trang của Thái Bình và các địa phương trên toàn quốc thống nhất gọi là dân quân và du kích do cấp ủy chính quyền các xã trực tiếp lãnh đạo chỉ huy. Đây là các mốc lịch sử đánh dấu ba thứ quân của quân đội ta chính thức hình thành.

26

Về tổ chức dân quân gồm nam giới và nữ giới từ 18 đến 45 tuổi, chia thành các trung đội, tiểu đội do xã đội, thôn đội trực tiếp chỉ huy, làm nhiệm vụ canh gác giữ làng. Riêng du kích được tổ chức chặt chẽ hơn, gồm những người tích cực nhất trong dân quân, cũng như ở các đoàn thể, không phân biệt già trẻ, nam nữ phiên chế thành các tiểu đội, trung đội nam du kích, nữ du kích, lão du kích và thiếu nhi du kích. Điều kiện trở thành du kích phải qua sự giới thiệu của đoàn thể hoặc tập thể du kích nhận xét.

Dân quân du kích tổ chức theo hệ thống thôn, xã. Thôn có du kích và dân quân do thôn đội chỉ huy. Xã đội chỉ huy chung và trực tiếp điều động dân quân du kích ở các thôn. Riêng xã có lực lượng du kích tập trung.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, ngày 25-1-1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh 120-SL thành lập Liên khu 3 trên cơ sở hợp nhất Chiến khu 2, Chiến khu 3 và Chiến khu 11, gồm các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình. Từ giai đoạn này,công tác quân sự tỉnh Thái Bình đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy – Bộ Tư lệnh Liên khu 3.

Sau một thời gian thực hiện chủ trương phát triển lực lượng vũ trang cơ sở, đến tháng 8-1948, số dân quân trong toàn tỉnh phát triển lên tới 115.000 người, du kích có trên 15.000 người. Đến tháng 8-1949, số lượng dân quân du kích toàn tỉnh có 160.191 người trong đó có 34.000 du kích. Mỗi xã trung bình có 150 du kích như Cổ Tuyết (Quỳnh Côi), Thần Huống (Thái Ninh).

Tuy lực lượng đông, nhưng vũ khí trang bị của dân quân du kích còn rất thiếu thốn. Hầu hết mới chỉ có mìn, lựu đạn, gươm đao, mã tấu. Để đảm bảo vũ khí trang bị, tỉnh ủy chủ trương thành lập công binh xưởng của Tỉnh và thành lập các tổ sửa chữa vũ khí của mỗi huyện. Chủ trương đúng đắn trên đã từng bước đáp ứng được một phần nhu cầu trang bị cho dân quân du kích. Nhân dân các xã đều tổ chức Hội bảo trợ dân quân và phát động phong trào

27

ủng hộ dân quân du kích mua sắm vũ khí. Nhờ đó nhiều xã đã mua thêm được hàng trăm mìn, lựu đạn như An Định (Thụy Anh), Cát Hộ, Thượng Phương (Đông Quan). Có nơi nhân dân đặt ra mức thi đua, nhà có trâu ủng hộ 2 mìn, có bò ủng hộ 2 lựu đạn v.v…Những đám cưới đời sống mới cũng thách cưới mìn, lựu đạn thay lễ vật

Trước kia phụ nữ lấy chồng

Thách cốm cùng hồng tiền gạo liên miên Bây giờ phụ nữ kết duyên

Bỏ lối thách tiền thay thế mìn gang Để cho du kích trong làng

Có thêm vũ khí đánh tan quân thù.

Được nhân dân hết lòng giúp đỡ, dân quân du kích từng bước được nâng cao trình độ chính trị, quân sự. Tuy nhiên trong quá trình phát triển lực lượng vũ trang từ tỉnh đến huyện xã cũng bộc lộ một số khuyết điểm: Giai đoạn đầu (1947-1948) lực lượng dân quân du kích phát triển ồ ạt, dẫn đên tình trạng đông về số lượng (đầu năm 1948 mỗi huyện đã có một đại đội du kích tập trung), nhưng chất lượng chưa đảm bảo, trang bị vũ khí thiếu thốn; việc cung cấp cho lực lượng vũ trang còn khó khăn, công tác huấn luyện còn nặng hình thức. Đến giữa năm 1949, lực lượng dân quân, du kích trong toàn tỉnh không những chỉ tăng về số lượng, chất lượng, mà còn rất đa dạng gồm du kích tập trung ở tỉnh và huyện; nam du kích; nữ du kích; lão du kích; dân quân; du kích bí mật..v.v.

Ngoài ra nhiều xã còn có Hội mẹ nuôi du kích để động viên và giúp đỡ dân quân du kích .

Cùng với việc xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng dân quân du kích, việc xây dựng làng kháng chiến ở Thái Bình được đặc biệt trú trọng.

Chấp hành nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy: “Phát triển chiến tranh

28

phối hợp giữa chủ lực và địa phương, giữa nội tuyến và ngoại tuyến” [13;84],

ngay từ đầu năm 1947, công tác xây dựng làng kháng chiến đã được tiến hành. Thời gian này mới chỉ tập trung vào rào những làng ven sông lớn, ven biển, nơi được coi là trọng điểm của các địa phương như: Minh Tân (Kiến Xương), Quang Thẩm, Mỹ Lộc (Thư Trì), Hồng Châu, Dũng Tiến (Thụy Anh), Thần Huống (Thái Ninh), Phong Châu, Nguyên Xá (Tiên Hưng)….

Việc xây dựng làng kháng chiến được các ủy viên quân sự từ tỉnh, huyện, xã trực tiếp chỉ đạo. Làng kháng chiến ban đầu cấu trúc còn đơn giản. Bên ngoài trồng tre, trong là lũy đất rồi đến hào giao thông, bên trong là công sự chiến đấu. Nhân dân trong làng ra vào bằng các cổng (có cổng chính và cổng phụ), cổng các làng được làm bằng tre để nguyên thân ghép lại thành hai lớp, giữa ghép đầy rào gai, đóng mở bằng cách chống lên, hạ xuống.

Đầu 1948, địch tăng cường đánh phá các làng xã ven sông lớn, ven biển, phong trào xây dựng làng kháng chiến càng diễn ra sôi nổi. Nhân dân lợi dụng địa hình sẵn có: ụ đất, mồ mả, sông ngòi, ao hồ, lũy tre, đường xá vào việc xây dựng làng chiến đấu. Trong các lũy đất có lỗ châu mai, trong làng có nhiều ổ tác chiến bố trí hai bên vệ đường để khi tiến hay lui vẫn có thể đánh địch. Hầm hố cá nhân tránh phi pháo được đào khắp trong làng. Nơi đất trũng cững có các hố cá nhân nửa chìm, nửa nổi. Nhiều làng đã đào được hầm bí mật để bộ đội dân quân du kích ở lại tác chiến. Có làng được rào thành nhiều tuyến có giao thông hào liên hoàn hỗ trợ cho nhau khi đánh địch, các cổng làng đều được củng cố lại, có dân quân du kích canh gác ngày đêm, kiểm tra giấy tờ, người lạ mặt, nhất là những làng có đơn vị bộ đội hay cơ quan đóng. Tính riêng trong tháng 11-1948, tỉnh Thái Bình đã xây dựng được 105 làng kháng chiến, trong đó có 10 làng kháng chiến kiểu mẫu.

Sang năm 1949, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng làng kháng chiến của Kiến An, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và các tỉnh miền Bắc mới bị địch chiếm, quân dân Thái Bình lại sôi nổi phong trào tu sửa và xây dựng làng

29

kháng chiến. Sau khi phân tích tình hình địch, tình hình địa bàn và tầm quan trọng của từng địa phương, tỉnh đã quyết định phân làng kháng chiến trong toàn tỉnh ra làm nhiều khu vực: khu vực ven biển có năm khu, khu vực ven sông lớn có tám khu, dọc đường 10 có chín khu. Mỗi khu có nội dung xây dựng và phương pháp tác chiến phù hơp. Đến tháng 6-1949 toàn tỉnh đã có 425 làng kháng chiến (chiếm 51,2%). Ngoài những làng kháng chiến kiểu mẫu ở các huyện xã, một số nơi còn xây dựng khu “quyết tử” như ở An Cố (Thụy Anh), Hội An (Vũ Tiên).

Làng kháng chiến ra đời thuận lợi cho việc tập luyện của dân quân du kích, thuận lợi cho việc đánh trả địch đổ bộ cướp phá, nhân dân có thể sơ tán người, của và chuẩn bị tác chiến một cách chủ động, địch di chuyển lực lượng khó khăn hơn.

Tính từ năm 1946 đến hết năm 1949, Thái Bình đã tranh thủ thuận lợi là tỉnh tự do duy nhất của khu vực Tả ngạn sông Hồng để xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ du kích, phát triển kinh tế để cung cấp nhân lực, vật lực cho tiền tuyến và chuẩn bị kháng chiến tại chỗ khi chiến tranh lan tới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)