7. Bố cục của luận văn
2.1.2 Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo củng cố, mở rộng các làng kháng chiến,
kháng chiến, đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống âm mưu càn quét bình định của địch (6/1950- 12/1951)
Đến cuối tháng 5 năm 1950, kế hoạch tiến công đánh chiếm Thái Bình của quân Pháp được coi như hoàn tất. Lực lượng cơ động của chúng được rút dần để tiến hành các cuộc hành binh ở nơi khác: lực lượng chiếm đóng tại chỗ phần lớn là quân ngụy.
Qua bốn tháng liên tục đối phó với các âm mưu thủ đoạn của địch, tinh thần và kinh nghiệm chiến đấu của quân dân trong tỉnh đã dầy dạn hơn. Số đông cán bộ đảng viên vẫn bám đất, bám dân để hoạt động, cơ sở tuy đảo lộn nhưng ít bị tan vỡ. Song tư tưởng cầu an phát triển mạnh. Số đảng viên lưu vong vẫn còn nhiều. Cơ sở ở vùng công giáo, ven đường giao thông và trong thị xã còn rất mỏng manh. Từ tỉnh xuống cơ sở các cấp ủy đều thiếu cán bộ. Ban chấp hành tỉnh ủy trước ngày địch đánh chiếm Thái Bình ( 8.2.1950) có 18 đồng chí, nhưng đến tháng 6-1950 chỉ còn 10 đồng chí.
50
Trước tình hình hình trên, được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy III, ngày 2-6-1950 Ban chấp hành Tỉnh ủy đã họp hội nghị mở rộng, kiểm điểm công tác lãnh đạo trong 4 tháng qua và ra nghị quyết lãnh đạo thời gian tới. Những nhiệm vụ được nghị quyết đề cập tới là: “Chống càn quét giữ vững cơ sở. Triệt phá tổ chức ngụy quyền võ trang hay võ trang bí mật, phá tuyển mộ ngụy quân. Tích cực phòng gian. Phát triển du kích chiến tranh mạnh mẽ. Xây dựng bộ đội địa phương phát triển lực lượng dự bị cho trung đoàn 42 và cung cấp hậu bị quân cho Liên khu. Đả phá tư tưởng cầu an ỷ lại. Công tác địch vận phải tăng cường”[20, tr.174].
Tỉnh ủy đề ra phương châm: “Lấy xã làm căn bản, đánh du kích là chính, bộ đội huyện phân tán về dìu dắt du kích xã, bộ đội tỉnh và Liên khu phân tán làm nhiệm vụ đại đội độc lập, tất cả mọi lực lượng đều có nhiệm vụ xây dựng khu du kích liên hoàn và chuẩn bị chiến trường nhằm bảo tồn lực lượng chiến đấu lâu dài”[20, tr.174].
Ban chấp hành Tỉnh ủy đề ra khẩu hiệu: “ Bám đất, bám dân, tiến sâu vào lòng địch”.[20, tr.175]
Để tránh địch truy quét, cơ quan của mặt trận 5 và các tỉnh bạn tạm thời rút ra khỏi Thái Bình. Bộ tư lệnh Liên khu quyết định điều trung đoàn 42 về Hải Dương; Trung đoàn 64 chỉ để lại Thái Bình tiểu đoàn 605 tiếp tục hoạt động; đồng thời Liên khu cũng chỉ thị thành lập Ban chỉ huy mặt trận Thái Bình, thành phần gồm có Tỉnh đội và Ban chỉ huy tiểu đoàn 605.
Tháng 6 năm 1950, Trung ương quyết định mở chiến dịch Biên giới. Tháng 8 năm 1950 bộ tư lệnh Liên khu III quyết định mở đợt hoạt động mạnh trong toàn Liên khu để phối hợp với chiến dịch Biên giới và phối hợp với hoạt động của Đại đoàn 304 đánh địch ở Ninh Bình. Bộ tư lệnh Liên khu tăng cường cho Thái Bình tiểu đoàn 722 (thuộc trung đoàn 64) để đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh của Tỉnh.
51
Thực hiện chủ trương, phương châm, phương hướng do hội nghị tỉnh ủy tháng 6 năm 1950 đề ra đồng thời hưởng ứng đợt hoạt động mạnh của Liên khu III, nhằm phối hợp với chiến dịch Biên giới: trong tháng 7 và tháng 8 năm 1950, quân và dân Thái Bình đã tích cực đẩy mạnh mọi hoạt động. Mở đầu là trận đánh đồn Thanh Hương (Thư Trì) ngày 7-6-1950. Sau hơn 30 phút chiến đấu, bộ đội huyện Thư Trì kết hợp với du kích Cự Lâm đã tiêu diệt được hơn một chục tên địch, thu một số vũ khí. Khi bọn địch ở các vị trí xung quanh đến ứng cứu cho đồng bọn ở Thanh Hương thì quân ta đã rút lui an toàn. Tuy không diệt được đồn Thanh Hương, nhưng đây là trận đánh mở đầu, do bộ đội huyện phối hợp với du kích xã, bằng vũ khí thô sơ dám đánh địch giữa ban ngày.
Tiếp sau đó, trong ba tháng 6,7 và 8, bộ đội của tỉnh và dân quân du kích các huyện: Thái Ninh, Phụ Dực, Duyên Hà, Quỳnh Côi, Tiên Hưng, Thư Trì, Vũ Tiên, Hưng Nhân, Tiền Hải, Đông Quan đã chủ động đánh địch, chống càn, huy động được đông đảo nhân dân tham gia, vừa phục vụ chiến đấu, vừa trực tiếp chiến đấu, với mọi thứ vũ khí trong tay cùng bộ đội, du kích đánh giặc. Tiêu biểu như trận đánh của dân quân du kích Thần Đầu, Thần Huống (Thái Ninh) vào thượng tuần tháng 6-1950, đã đánh trả hai đại đội địch vào xã, chị em phụ nữ các em thiếu nhi và các cụ phụ lão vừa làm liên lạc, vừa làm công tác địch vận, vừa tiếp tế cho dân quân, du kích đánh địch. Nhiều lần địch liều mạng xông vào trận địa của ta, chúng đều bị đánh bật trở lại. Từ sáng đến tối địch vẫn không vào được làng, sau nhiều lần bị tổn thất nặng nề, địch phải rút quân.
Cho đến ngày nay, nhân dân tỉnh Thái Bình vẫn truyền miệng bài vè ca ngợi tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân dân du kích và nhân dân Thần Đầu, Thần Huống.
“Thần Đầu, Thần Huống Dựng thôn trang chiến
52
Mấy lần Tây đến Mấy lần bỏ xác Tây đi Tây đi du kích cười khì
Điếu cày lại rít thổi phì khói thơm”.
Từ tháng 6 đến tháng 8- 1950, dân quân du kích Thái Bình cùng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương liên tục đánh địch bằng nhiều hình thức từ nhỏ tới vừa, từ diệt tề, quấy rối, vây hãm, chống càn, diệt đồn, đến phục kích… đã gây thiệt hại đáng kể cho quân địch.
Trước sự phát triển ấy, từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 9 năm 1950. Ban thường vụ Tỉnh ủy họp và nhận định:
“ Địch tạm thời giành được thắng lợi ban đầu, nhưng chúng đang có những khó khăn mâu thuẫn, bộc lộ những mặt yếu và bị động. Ta có những khó khăn trước mắt, nhưng mọi hoạt động đều có tiến bộ và trên đà trưởng thành , địch sẽ ra sức bình định các khu tạm chiếm mà hình thức phổ biến nhất là càn quét…”[16,tr.110].
Hội nghị kết luận:... “Ở Thái Bình muốn đẩy mạnh du kích chiến tranh để phát triển nhân dân chiến tranh lên cao, thì việc sửa đổi cách tổ chức lãnh đạo của các cấp là quan trọng”; điều cần thiết trong sửa đổi là: “ Phải tăng cường sự lãnh đạo quân sự”. Kết luận này được rút ra trên cơ sở hội nghị đã nghiêm khắc tự phê bình những khuyết điểm trong thời gian qua là: “ Coi nhẹ công tác quân sự, nặng về tác chiến, nhẹ về xây dựng…” và “ Hiện nay sự phân công nói chung của các cấp ủy viên vào ngành quân sự chưa cử những đồng chí có năng lực để đảm nhiệm công việc…”[16,tr.111]. Hội nghị thường vụ mở rộng 9-1950 đã giải quyết được những vấn đề và thúc đẩy việc xây dựng lưc lượng để chuẩn bị cùng toàn quốc chuyển mạnh sang tổng phản công.
Để phối hợp với chiến trường chính trong chiến dịch Biên giới các cơ quan Dân, Chính, Đảng, các lực lượng vũ trang Tỉnh, Huyện, Xã đều hoạt động sôi nổi. Nhiều khu vực địch hội quân chuẩn bị đi càn quét đều bị bộ đội
53
địa phương và dân quân du kích tập kích. Nhiều huyện trước đó bộ đội và dân quân hoạt động yếu nay đã chuyển mình mạnh mẽ, liên tục đánh địch như Thái Ninh, Thụy Anh, Kiến Xương.
Bên cạnh lãnh đạo xây dựng lực lưỡng vũ trang, cấp ủy các địa phương trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo tác chiến chống địch càn quét như ở xã Đồng Tiến (Phụ Dực) . Ngày 20-12-1950 địch huy động 500 tên quân đến bao vây xã Đồng Tiến. Chi ủy chi bộ đã lãnh đạo tổ chức dân quân du kích và nhân dân dùng chông, mìn, lựu đạn, gươm, giáo, mã tấu đánh địch trong làng, ngoài đồng lúa, liên tiếp đánh bại 4 đợt tiến công của địch. Địch không những không vào được làng mà còn tổn thất nặng nề, bị tiêu diệt tại chỗ 27 tên, hàng chục tên khác bị thương. Sau trận này địch không dám sục sạo như trước. Khu du kích Đồng Tiến được mở rộng.
Ở Duyên Hà, bộ đội huyện phối hợp với một đơn vị thuộc trung đoàn 64 diệt đồn Tịnh Xuyên bằng nội công, ngoại kích tiêu diệt 2 trung đội địch, tịch thu toàn bộ vũ khí, mở khu căn cứ du kích ra tận ven sông Hồng. Ở Đông Quan, đại đội 4 diệt đồn cầu Gọ và ngã tư An Lễ bằng địch vận. Ở Thư Trì, dân quân du kích và bộ đội huyện ngụy trang mật tập diệt vị trí Thanh Hương bắt 1 trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí. Những chiến thắng trên, đã có tác dụng động viên cổ vũ, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh nhân dân Thái Bình lên cao. Đặc biệt phong trào “ Nữ du kích Hoàng Ngân” ở Thái Bình cũng diễn ra sôi nổi. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, chị em còn đảm nhận các công tác cứu thương, tải thương, tiếp tế, địch vận, giao thông, quân báo. Nhiều chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ theo dõi địch, chắp nối liên lạc, len lỏi giữa vòng vây quân địch, qua những chặng đường địch kiểm soát chặt chẽ giúp cấp ủy và chỉ huy các cấp nắm tình hình, cán bộ, đảng viên từ đó phục hồi, duy trì các hoạt động kháng chiến ở cơ sở. Điển hình là nữ đảng viên du kích xã Tán Thuật huyện Kiến Xương Nguyễn Thị Chiên trung đội trưởng. Một lần dẫn cán bộ đi họp bất ngờ gặp địch, chị đã mưu trí đánh lạc hướng,
54
thu hút địch về phía mình, chịu cho địch bắt để cứu thoát cán bộ của Đảng. Đặc biệt ngày 26.1.1952, đã dũng cảm xông lên cùng dân quân du kích và bộ đội địa phương đuổi giặc bắt sống 10 tên. Tên quan hai Mơduya đồn Đông Hướng bị bắt phải nộp sung đầu hàng[60, tr.92]. Ngoài Nguyễn Thị Chiên Thái Bình còn nhiều nữ du kích dũng cảm như các chị Hà Thị Thuần, Hà Thị Trù, Phạm Thị Nhành, Hà Thị Vấn đã được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua của tỉnh[62, tr.95].
Từ đầu năm 1951 phong trào du kích chiến tranh ở Thái Bình phát triển ngày càng mạnh mẽ. Huyện nào trong tỉnh đều có nhiều làng kháng chiến và khu du kích.
Để đối phó với phong trào du kích và làng kháng chiến ngày càng lớn mạnh của ta, địch tập trung quân liên tiếp càn quét với mục đích triệt phá những khu căn cứ du kích của ta. Trước tình hình trên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời ra chỉ thị cho các địa phương, các ngành mở đợt hoạt động mạnh để phối hợp với chiến trường chính trong tháng 3-1951.
Thực hiện chỉ thị trên, các địa phương trong tỉnh đã lập nhiều thành tích trong các trận chống càn ở Ngã tư Và (Quỳnh Côi) ngày 24-3 địch chết 40 tên, trận Lương Nhân (Hưng Hà) ngày 26-3 địch chết 30 tên, trận Văn Hành (Thái Ninh) ngày 7-4 diệt 110 tên. Đặc biệt là trận phục kích tai cống Kem (Kiến Xương) tháng 4-1951 trong trận này bộ đội địa phương huyện đã bắt sống tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Trần Hưng Đạo của quân ngụy cùng 2 tên đại đội trưởng và 10 vệ sĩ. Những thành tích trên đã góp phần rèn luyện và giúp cho bộ đội địa phương cùng dân quân du kích học được nhiều kinh nghiệm đánh đồn , tạo điều kiện để phối hợp với chiến trường chính.
Cuối tháng 4 đầu tháng 5- 1951, Đảng bộ Thái Bình đã tổ chức học tập quán triệt nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2. Theo chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy đã tổ chức cuộc mít tinh lớn tại khu du kích Thần Huống để chào mừng Đảng ra hoạt động công khai. Các huyện trong tỉnh đều
55
họp ban thường vụ huyện ủy mở rộng, phổ biến chủ trương của Tỉnh ủy và nghiên cứu lựa chọn đưa một số đảng viên ra hoạt động công khai. Việc đưa Đảng viên ra hoạt động công khai đã làm cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tăng thêm niềm tin tưởng phấn khởi đối với sự lãnh đạo của Đảng. Mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng ngày càng thêm chặt chẽ, gắn bó.
Sau những trận càn quét lớn của địch vào bốn huyện Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thụy Anh, ngày 15-5-1951, Ban thường vụ Tỉnh ủy họp bàn kế hoạch đề phòng địch đánh khu căn cứ Tiên – Duyên – Hưng ( Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân). Hội nghị nêu rõ những thiếu sót trong chỉ đạo trận chống càn Mê đuy-dơ và nhận định : “Hiện nay trên chiến trường chính chưa mở chiến dịch, số quân của địch chưa bị rút lên đó để đối phó với ta nên có thể trở lại khủng bố, tàn phá cơ sở ta hơn nữa, nhất là vùng Tiên-Duyên- Hưng… nơi mà cơ quan, bộ đội ở tập trung khá đông và cũng là nơi đang xây dựng làng kháng chiến để ngăn cản bước tiến của địch” [14,tr245]. Hội nghị cũng chỉ rõ những điểm cấp ủy các cấp và dân quân du kích cần chú trọng địch đánh tới là : “Bảo vệ cán bộ, giữ vững cơ sở, giữ vững tinh thần nhân dân, phát triển mọi hành động du kích dù là địch càn quét lớn, giữ vững đường giây giao thông”[14,tr245], đồng thời đề ra kế hoạch thực hiện. Nghị quyết nêu rõ:
“ Phải bám sát tình hình địch. Khi thấy địch tập trung quân có triệu chứng càn quét lớn, các đồng chí huyện ủy viên và cán bộ được phân công về phụ trách địa phương nào phải họp ngay với cấp ủy địa phương đó để định kế hoạch… sau khi địch càn quét phải kịp thời họp để giữ vững tinh thần nhân dân củng cố phong trào. Đặc biệt phải phát triển rộng rãi những hoạt động tác chiến du kích trong khi địch càn quét mặc dầu là càn quét lớn nhưng khi địch tới đâu cũng làm cho địch gặp phải sức kháng chiến của ta” [14,tr.245].
Thực hiện nghị quyết của ban thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị đề phòng, xây dựng kế hoạch chống
56
càn cho bộ đội và dân quân du kích. Từ 30-5 đến 16-6 dân quân du kích cùng bộ đội huyện đã tiêu diệt năm vị trí địch ở Quỳnh Côi, Phụ Dực, Tiền Hải , bức rút 4 vị trí ở các huyện Tiên Hưng, Quỳnh Côi, Thụy Anh (Đồng Phó, Giao Thiên, Trà Hồi, An Lệnh). Đặc biệt bộ đội và du kích đã liên tiếp chống càn, phục kích, tập kích, bao vây vị trí địch tiêu diệt 244 tên bắt sống 74 tên, thu 4 trung liên cùng nhiều súng trường đạn dược và quân trang quân dụng.
Nhưng do chúng ta còn chủ quan trong việc nhận định, đánh giá quy luật càn quét đánh phá của địch sau mỗi trận càn quét thường không kịp thời rút kinh nghiệm, bổ khuyết cho công tác lãnh đạo nên kết quả công tác chống địch càn quét không cao. Phong trào xây dựng làng chiến đấu tuy rầm rộ nhưng còn nặng về hình thức chỉ chú trọng xây dựng lũy cao, hào sâu mà chưa qua tâm đến nội dung chính trị cũng như kỹ thuật chiến đấu cho dân quân du kích. Trong công tác xây dựng dân quân du kích nhìn chung còn nặng về xây dựng lực lượng tập trung của xã (du kích), coi nhẹ việc phát triển du kích xuống thôn xóm.