Nhằm mục tiêu củng cố thực lực của cách mạng Campuchia, Việt Nam tiếp tục hết lòng giúp đỡ nhân dân Campuchia trên nhiều phương diện.
Trong nhiều Hội nghị quốc tế quan trọng, Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia nói lên tiếng nói chính nghĩa. Trong Hội nghị của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tại Mátxcơva (11.1986), TBT Trường Chinh đã thay mặt Campuchia và Lào yêu cầu các nước XHCN cần tăng cường hơn nữa sự giúp đỡ giành cho hai nước này:
Các đồng chí lãnh đạo Đảng NDCM Lào và Đảng NDCM Campuchia yêu cầu chúng tôi đề nghị các đồng chí lưu ý các cơ quan hữu quan quan tâm hơn nữa tới sự hợp tác có hiệu quả với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, vì lợi ích củng cố vị trí của chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông - Nam châu Á, tiền đồn của chủ nghĩa xã hội, một trong những khu vực có ý nghĩa chiến lược trong thế giới ngày nay [67, tr.301].
70
TBT Trường Chinh nói thêm: “Chúng tôi mong các đảng anh em quan tâm đến vấn đề này, có biện pháp huy động sự tham gia nhiều bên của các nước trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế hợp tác với các nước Đông Dương, góp phần tăng cường sức mạnh của Việt Nam, Lào, Campuchia và sức mạnh liên kết kinh tế của cả ba nước” [69, tr.302].
Với sự giúp đỡ của chuyên gia quân sự Việt Nam, tổ chức và cơ cấu của Bộ Quốc phòng CHND Campuchia ngày càng hoàn thiện. Từ chỗ chỉ có 13 cán bộ và một số chiến sĩ chưa có chuyên môn nghiệp vụ, đến cuối năm 1988, Bộ Quốc phòng Campuchia đã có 3 tổng cục, 32 cục, bao gồm các cơ quan chỉ huy, chỉ đạo các mặt công tác. Các ngành nghiệp vụ, các quân chủng, binh chủng tương đối hoàn chỉnh, hợp lý, phù hợp với sự phát triển của lực lượng vũ trang. Hệ thống các nhà trường, đơn vị trực thuộc, cơ sở hậu cần, kỹ thuật đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của quân đội; đảm bảo cho Bộ Quốc phòng đảm đương được nhiệm vụ chỉ huy.
Bộ Quốc phòng Campuchia đã bước đầu đã thành thạo công việc tổng hợp, đánh giá tình hình, ra các quyết định và tổ chức thực hiện, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc cấp dưới; đã làm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm, mùa khô, mùa mưa và một số kế hoạch dài hạn, hoàn thành nhiệm vụ tham mưu cho Đảng và Nhà nước Campuchia về lĩnh vực quân sự.
Trên quan điểm “tiếp tục giúp bạn Campuchia xây dựng lực lượng cách mạng đi đôi với việc rút từng bước quân đội ta khỏi Campuchia” [67, tr.526], quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ xây dựng lực lượng một cách cơ bản và ngày càng vững mạnh.
Bộ đội chủ lực được xây dựng theo hướng phát triển nhanh những đơn vị lớn, các binh chủng cần thiết như kỹ thuật, công binh, hải quân, không quân… Có những đơn vị quân đội đã thể hiện khả năng tác chiến, hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Việt Nam đạt hiệu quả cao. Bộ đội địa phương và dân quân du kích ngày càng được trưởng thành và mở rộng, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Trong quá trình chiến đấu bảo vệ chính quyền cách
71
mạng và xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia ngày càng được trưởng thành cả về số lượng và chất lượng.
Đảng CSVN nhấn mạnh đến vai trò, nhiệm vụ của lực lượng quân đội tình nguyện Việt Nam trong việc giúp đỡ quân dân Campuchia tiến công, truy kích tàn quân Pôn Pốt, ngăn cản mọi cố gắng quân sự của chúng; đồng thời quân đội Việt Nam cũng không ngừng giúp đỡ quân cách mạng Campuchia để đảm đương được nhiệm vụ.
Sau thất bại nặng nề của cuộc phản công chiến lược mùa khô lần 2 (1984-1985), lực lượng quân sự của Pôn Pốt đã suy yếu nghiêm trọng, phải thay đổi chiến lược quân sự. Pôn Pốt cho phân tán lực lượng thành cách nhóm nhỏ để tiến hành chiến tranh du kích, tiến đánh chủ yếu các mục tiêu dân sự, dân sinh, phá hoại công cuộc xây dựng đất nước của người dân Campuchia, giành lấy nhân dân từ cách mạng. Khơ me đỏ làm hết sức để khôi phục lại tinh thần của cán bộ, sỹ quan và binh lính đã bị sa sút nghiêm trọng trong những thất bại thảm hại, triển khai “chiến lược ba đừng”3 và cũng tiến hành chiến lược “hai diệt, bốn xây”4; đồng thời, tiến hành chấn chỉnh lại cơ cấu tổ chức để phù hợp với chiến lược mới.
Đối phó với chiến lược phá hoại mới của địch, quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ các lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng Campuchia xây dựng công trình phòng thủ biên giới (K5) dài suốt 604 km chạy dọc theo biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, kết hợp với các vật cản và cụm điểm tựa, hình thành từng khu vực phòng thủ. Tham gia công trình này có trên 4 vạn dân công, 2,6 dân quân du kích, 2 đội cầu đường Campuchia cộng 2 sư đoàn chủ lực Campuchia với sự giúp đỡ của 4 sư đoàn quân tình nguyện Việt Nam, 2 trung đoàn công binh Việt Nam; trong đó, quân tình nguyện Việt Nam
3 Đừng bán lương thực cho Nhà nước, đừng tham gia bộ đội dân quân, đừng xây dựng phòng thủ biên giới. 4 Tiêu diệt lực lượng vũ trang cơ sở (quân đội, công an, dân quân) và tiêu diệt chính quyền cách mạng; bốn xây là xây dựng nòng cốt trong mỗi gia đình, xây dựng nòng cốt trong nhóm gia đình có tính chất như việc xây dựng lực lượng ngầm trong các nhóm gia đình nhân dân. Xây dựng du kích, xây dựng nòng cốt ấp có tính chất như việc tổ chức chính quyền ấp, xã.
72
đưa 10 trung đoàn thuộc mặt trận 479 lên biên giới, vừa tham gia xây dựng cụm điểm tựa, vừa chốt giữ bảo vệ biên giới [46, tr.207].
Ở nội địa Campuchia, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam thuộc Mặt trận 479 liên tục chiến đấu ngăn chặn địch xâm nhập. Mặt trận 779 tăng cường việc phòng thủ thị xã, thị trấn, bảo vệ giao thông, kết hợp đánh phá các căn cứ lớn, căn cứ vùng sâu và các hành lang của địch. Nhằm chỉ đạo các lực lượng bảo vệ địa bàn Kôngpôngthơm, Quân khu 7 quyết định thành lập Sở chỉ huy nhẹ, do 1 đồng chí Phó Tư lệnh quân khu phụ trách.
Từ tháng 7 năm 1987 đến tháng 9 năm 1989, quân tình nguyện Việt Nam nỗ lực giúp quân đội Campuchia hoàn thành ba mục tiêu chiến lược, giúp quân đội Campuchia “vươn lên nắm vững ngọn cờ độc lập, tự chủ của mình, quân tình nguyện chuyển nhanh, chuyển mạnh, chuyển dứt khoát nhiệm vụ cho bạn để tập trung làm nhiệm vụ cơ động hỗ trợ cho bạn, rút dần lực lượng và trang thiết bị về nước, rút toàn bộ chuyên gia” [46, tr.210].
Cuối mùa mưa năm 1987, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân đội Campuchia mở chiến dịch tổng hợp tấn công ở khu vực bắc Biển Hồ khiến địch phải tháo chạy từ Nam quốc lộ 6 (Xiêm Riệp) lên Báttambang.
Năm 1988, Trung ương Đảng NDCM Campuchia hạ quyết tâm tự đảm đương cuộc chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng. Quyết tâm này được thể hiện qua thực tế chiến đấu, khi quân tình nguyện Việt Nam dần rút đi, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia được chuyển giao địa bàn, chiến trường đã nhanh chóng đảm đương nhiệm vụ tác chiến chủ yếu, còn phía quân tình nguyện Việt Nam chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ.
Lúc này, lực lượng cách mạng Campuchia ngày càng được phát triển, chính quyền nhân dân được vững mạnh, thể theo yêu cầu chung của tình hình. Quân tình nguyện Việt Nam đã tiếp tục thực hiện các kế hoạch rút quân đã ấn định từ trước. Tháng 11 năm 1987, quân đội Việt Nam rút 20.000 quân và đầu năm 1988 thì rút khỏi biên giới Campuchia - Thái Lan 03 km mục đích nhằm xây dựng khu việc biên giới hòa bình, tránh cách cuộc đụng độ. Từ tháng 2
73
đến tháng 6 năm 1988, quân đội Việt Nam rút thêm 50.000 quân nữa, kể cả số bộ đội ở trong nước cũng như ở biên giới Campuchia - Thái Lan. Sự rút quân của Việt Nam làm cho Pôn Pốt tin rằng thời cơ chiến lược sắp đến, Pôn Pốt có thể lật đổ được chính quyền nhân dân. Tuy nhiên, đây là tính toán sai lầm, trên thực tế, chính quyền cách mạng Campuchia ngày càng được củng cố vững chắc ở mọi nơ, kể cả ở biên giới (là khu vực mà Pôn Pốt thường xuyên xâm nhập từ đất Thái Lan).
Trước sự tiến công mạnh mẽ, dồn dập của các lực lượng vũ trang Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng Pôn Pốt ngày càng thảm bại, dẫn đến tự tan rã. Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1988, đã có 2.738 sỹ quan và binh lính Pôn Pốt ra hàng cách mạng. Tất cả các sư đoàn như 912, 616, 920, 415, 785… đang rệu rã. Thậm chí có sư đoàn hiện nay chỉ còn 60 người [39, tr.4]. Tuy nhiên, để đánh lừa dư luận thế giới, củng cố niềm tin và hăm dọa nhân dân, tàn quân Pôn Pốt tung tin hiện đang thành lập mới nhiều sư đoàn, chia sẻ lực lượng hiện có thành 20 sư đoàn, bất chấp việc có những sư đoàn chỉ có vài trăm lính.
Cùng với những thất bại của lực lượng Khơ me đỏ trên chiến trường, sức ép của cộng đồng quốc tế đòi hỏi phải loại bỏ chế độ Pôn Pốt đều diễn ra mạnh mẽ khiến cho lực lượng Khơ me đỏ càng hành động quyết liệt hơn. Khơ me đỏ không những tiến công phá hoại chính quyền nhân dân mà còn tăng cường đánh vào lực lượng của Xihanúc và Son San, nhằm đe dọa, đối phó với một thỏa thuận riêng rẽ trong giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia mà không có Khơ me đỏ.
Lợi dụng lúc quân đội Campuchia lên thay quân tình nguyện Việt Nam ở nhiều vị trí, địa bàn để rút về nước, tàn quân Pôn Pốt đã cố gắng tập trung lực lượng mở nhiều chiến dịch mà chúng gọi là “sống còn” với âm mưu bao vây Bátđomboong, uy hiếp Phnôm Pênh, “giải phóng” phía Tây Campuchia, tạo thế có lợi về ngoại giao khi tiến hành đàm phán, khi quân tình nguyện Việt Nam rút về nước.
74
Quân tình nguyện Việt Nam và quân đội Campuchia đã phối hợp chặt chẽ, tiếp tục chiến đấu và thu được những thắng lợi ròn rã, phá trên 100 tổ chức ngầm, loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 tên, trong đó có nhiều đơn vị địch ra hàng tập thể, nhiều cán bộ chỉ huy cấp tiểu đoàn, đại đội và cả cán bộ cấp sư đoàn, trung đoàn của địch [73, tr.48].
Quân tình nguyện Việt Nam còn tích cực giúp quân đội Campuchia xây dựng các tiểu đoàn huấn luyện, các trường quân sự địa phương, các trường quân chính cấp tỉnh và các trường kỹ thuật nhằm góp phần đào tạo cho lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan và nhân viên kỹ thuật. Hằng năm, các trường này được đầu tư, củng cố để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo ra một hệ thống các trường hoàn chỉnh từ quân khu đến các tỉnh hàng năm đào tạo, bồi dưỡng cho hàng vạn lượt sĩ quan, hạ sĩ quan, kịp thời bổ sung cho các đơn vị, góp phần quan trọng vào việc xây dựng các lực lượng vũ trang của bạn ngày càng vững mạnh.
Tháng 9 năm 1989, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam được rút về nước. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với cả hai dân tộc. Đối với Việt Nam, đó là sự kết thúc của một sứ mệnh cao cả là giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và giúp hồi sinh dân tộc Campuchia. Về phía Campuchia, nó chứng tỏ lực lượng cách mạng đã trưởng thành nhanh chóng và có thể tự chủ trên con đường bảo vệ Tổ quốc, chống lại sự quay trở lại của chế độ Pôn Pốt.
Sau khi rút quân tình nguyện và rút chuyên gia về nước, để đề phòng những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Campuchia, phía Việt Nam còn để lại một bộ phận nhỏ cán bộ gọi là K88 có nhiệm vụ theo dõi tình hình và giữ liên lạc với bộ phận đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1990, tàn quân Pôn Pốt tập trung lực lượng lớn đánh vào Báttambang, CHND Campuchia bị mất một diện tích lớn, thị xã bị uy hiếp. Thể theo yêu cầu của đồng chí Hun sen, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cho hai
75
trung đoàn của Quân khu 9 sang giúp. Quân đội Việt Nam chỉ giúp phân tích trận đánh, củng cố lực lượng quân đội Campuchia, hướng dẫn cách đánh, sau đó quân đội Campuchia tự đánh địch lấy lại các vị trí đã mất.
Với sự giúp đỡ của các chuyên gia an ninh Việt Nam, lực lượng công an nhân dân Campuchia được tôi luyện trong đấu tranh ngày càng trưởng thành. Lực lượng công an đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chống tội phạm, các hoạt động chống gián điệp, phản động, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trước sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa đó, khi Đoàn chuyên gia 478 rời khỏi Campuchia; Đảng NDCM và Chính phủ Campuchia đã tặng thưởng Huân chương Ăng ko cho Đoàn chuyên gia 478 và Quân tình nguyện Việt Nam, tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất cho Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam.
Ngoài lĩnh vực an ninh - quốc phòng, Việt Nam tích cực giúp Campuchia củng cố Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội. Bộ máy chính quyền được xây dựng trong giai đoạn trước, giờ đây được củng cố thêm một bước. Tổ chức chính quyền từ Trung ương đến cơ sở đã làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của chính quyền Campuchia là tìm kiếm một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia, mà mặt đối nội là cam go, căng thẳng nhất. Vấn đề cơ bản lúc này là việc ngăn chặn chế độ Pôn Pốt quay trở lại nắm chính quyền. Với nhận thức và kinh nghiệm chính trị được tích lũy qua những chặng đường đấu tranh, chính quyền Campuchia đã có những bước đi phù hợp, từng bước liên kết với các nhóm Xihanúc và Son San để cô lập Pôn Pốt, cuối cùng đã đi dần đến một thỏa thuận chính trị mà không có sự tham gia của Khơ me đỏ.
Ngày 30 tháng 4 năm 1989, Quốc hội nước CHND Campuchia đã quyết định đổi tên nước thành Nhà nước Campuchia. Nhà nước Campuchia đã tiến hành sửa đổi nhiều điểm trong Hiến pháp, nhằm tăng cường tính dân chủ, mở rộng điều kiện cho việc hòa giải, và hòa hợp dân tộc. Về đối ngoại,
76
Quốc hội thông qua một dự luật về nền trung lập vĩnh viễn của Campuchia. Về đối nội, chính sách kinh tế nhiều thành phần được cụ thể hóa, đặc biệt nông dân được chia ruộng đất. Đạo Phật long trọng được công nhận là Quốc giáo và Nhà nước Campuchia đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng; Quốc kỳ, Quốc huy Campuchia cũng được thay đổi… Những sửa đổi trong Hiến pháp chứng tỏ sự trưởng thành của Nhà nước Campuchia trong lãnh đạo, quản lý đất nước.
Trong tình hình tài chính của Campuchia còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã tiến hành viện trợ không hoàn lại, giúp Campuchia từng bước vượt qua khó khăn. Từ năm 1985 đến 1988, Việt Nam đã viện trợ không hoàn lại cho Campuchia 2.300 triệu đồng, tăng gần 1,5 lần so với thời kỳ 1979 - 1985 [6, tr.78].
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng giúp Campuchia đào tạo cho hàng nghìn cán bộ, đào tạo tại chỗ cho hơn 10.000 cán bộ kỹ thuật, gần 6.000 cán bộ từ sơ cấp đến đại học [6, tr.103]. Sự giúp đỡ quý báu này đã góp phần đấu tranh có hiệu quả chống lại sự bao vây cô lập của kẻ thù, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.
Về phát triển xã hội, Việt Nam tiếp tục giúp đỡ Campuchia phát triển hệ thống giáo dục trên nguyên tắc và nội dụng mới, nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, có trình độ chính trị; sức khỏe, yêu lao động, đủ khả năng