Bối cảnh lịch sử và chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 55 - 59)

2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với những thành tựu vĩ đại đã làm cho lực lượng sản xuất có những bước phát triển mới về tốc độ, quy mô và trình độ. Quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đã trở thành xu thế không thể đảo ngược. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội của các nước trong cộng đồng quốc tế đang trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa sâu sắc. Toàn cầu hóa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ đòi hỏi các quốc gia phải cải cách thể chế và cơ cấu kinh tế để có sức mạnh trong cuộc cạnh tranh trên thế giới. Những rào ngăn cản bằng ý thức hệ, văn hóa, khác biệt xã hội,… đang dần bị loại bỏ. Điều này tạo ra sự phụ thuộc rất lớn giữa các nước với nhau, dù lớn hay nhỏ, dù cho chế độ xã hội có khác nhau. Các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, cùng chạy đua về kinh tế và khoa học - kỹ thuật. Trước tình hình đó, các nước lớn, nhỏ đều phải điều chỉnh chiến lược với ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế. Hòa bình, độc lập, hợp tác để phát triển trở thành nguyện vọng chung của các dân tộc trên thế giới. Cũng chính nhu cầu tập trung sức phát triển kinh tế đã thúc đẩy Xô - Mỹ đi vào hòa bình, thúc đẩy quá trình cải thiện quan hệ tay đôi trong tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung. Trong quá trình hội nhập, các quốc gia đều nêu cao ý thức tự cường, độc lập, đấu tranh chống sự can thiệp của bên ngoài để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và văn hóa mỗi nước.

Từ giữa những năm 80 (thế kỷ XX), chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện. Đời sống người dân hết sức khó khăn, lương thực thiếu hụt, tình trạng tham nhũng, lạm quyền ngày càng diễn ra phổ biến, mô hình kinh tế - xã hội bộc lộ nhiều thiếu xót,

51

một bộ phận khá lớn người dân dần mất niềm tin vào sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản và công nhân, các tổ chức đối lập mọc lên như nấm sau mưa, hoạt động chống phá của các nước phương Tây ngày càng được đẩy mạnh, Ban lãnh đạo các nước rất lúng túng trước tình hình.

Đứng trước một thực tế như vậy, nhiều nước đã tiến hành cải tổ để thoát khỏi tình trạng bên bờ khủng hoảng trầm trọng. Ở Liên Xô, Tổng bí thư Gócbachốp đã tiến hành “cải tổ” toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Liên Xô dần rời bỏ các lý tưởng về chủ nghĩa cộng, phát triển theo hướng xây dựng chính quyền tổng thống, nhà nước pháp quyền; xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết, bác bỏ kinh tế kế hoạch trước kia,… Tuy nhiên, do thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cải tổ diễn ra ồ ạt, quá mau chóng khiến cho đất nước ngày càng lâm vào tình trạng khó khăn, không đạt được mục tiêu ban đầu là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên.

Việt Nam, với sự nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, sau khi kết thúc kế hoạch năm năm lần thứ nhất, đất nước đã đạt được một số thành tựu cơ bản.

Năng lực sản xuất của các ngành kinh tế được tăng cường một bước. Với việc phục hoá, khai hoang và tăng vụ, diện tích gieo trồng tăng thêm gần hai triệu hécta. Nông nghiệp đã cung ứng thêm 18 nghìn máy kéo các loại, đưa tỷ lệ cơ giới hoá làm đất lên 25% diện tích gieo trồng. Sản xuất nông nghiệp có phát triển rõ nhất là từ năm 1979 đến nay. Diện tích trồng rừng đạt 580 nghìn hécta. Năng lực sản xuất trong công nghiệp được bổ sung thêm 100 nghìn KW điện, 2 triệu tấn than, 500 nghìn tấn ximăng [63, tr.42-43].

Về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trong những năm 1981-1985, đã hoàn thành mấy trăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có một số cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, ximăng, cơ khí, dệt, đường, thuỷ lợi, giao thông...

Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, sự tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào,

52

Campuchia, với các nước anh em khác trong cộng đồng XHCN, việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước độc lập dân tộc, các lực lượng tiến bộ và hoà bình đã tạo cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam những nhân tố mới để tiếp tục tiến lên.

Những thành tựu ấy không tách rời sự giúp đỡ và ủng hộ quý báu của các nước XHCN anh em, các nước bầu bạn và nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, sự hợp tác và tình đoàn kết, chiến đấu với Lào và Campuchia.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với khả năng sẵn có và công sức bỏ ra, so với yêu cầu cần nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, so với yêu cầu tích lũy để công nghiệp hóa và củng cố quốc phòng. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm (1982 - 1986) như sản xuất lương thực, than, ximăng, gỗ, vải, hàng xuất khẩu... không đạt, đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân lao động. Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Các xí nghiệp nói chung chỉ sử dụng được khoảng một nửa công suất thiết kế, năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm sút kém. Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị sử dụng lãng phí, nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng; môi trường sinh thái bị phá hoại. Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh đang tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội. Những mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lượng, nguyên liệu, vận tải..., giữa thu và chi, xuất khẩu và nhập khẩu chậm được thu hẹp, có mặt còn gay gắt hơn trước. Vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh suy yếu. Các thành phần kinh tế ngoài khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chưa được sử dụng và cải tạo tốt. Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân, viên chức còn nhiều khó khăn. Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Thực trạng nói

53

trên làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước.

Campuchia, vấn đề sống còn là xây dựng chính quyền các cấp, đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở. Tháng 5 năm 1981, nhân dân Campuchia được cầm lá phiếu trên tay, trực tiếp bầu ra các đại biểu Quốc hội và chính quyền các cấp - đây là một sự kiện chính trị hết sức quan trọng. Nhân dân Campuchia đã bầu ra được 117 đại biểu Quốc hội, đại diện cho các tầng lớp trong xã hội, cho ý chí và nguyện vọng của mình. Trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, đã bầu ra Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan của Quốc hội…, thông qua Hiến pháp của nước CHND Campuchia. Cùng với việc xây dựng chính quyền cách mạng, các đoàn thể quần chúng cũng được xây dựng, phát triển.

Trong những ngày đầu sau giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Campuchia, nhân dân Campuchia đã cố gắng phục hồi sản xuất, khắc phục được nạn đói, từng bước ổn định đời sống nhân dân. Trong nông nghiệp, đất đai thuộc về sở hữu toàn dân, chính quyền cách mạng tuyên bố xóa bỏ các công xã của Pôn Pốt, xây dựng các tổ Đoàn kết sản xuất - một hình thức phù hợp với phong tục, tập quán cũng như thói quen sản xuất của nhân dân Campuchia.

HĐNDCM Campuchia ban hành nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của kinh tế gia đình. Ngoài những phần lao động tham gia trong các tổ đoàn kết sản xuất, chính quyền cũng tạo điều kiện để nông dân trồng trọt trên những diện tích thêm, tích cực tiến hành thâm canh, tăng vụ, diện tích canh tác mùa khô ngày càng được mở rộng.

Trước đây, Campuchia tuy chưa có ngành công nghiệp phát triển, nhưng cũng có gần 100 nhà máy xí nghiệp thuộc tư nhân và nhà nước. Ngay sau khi giải phóng đất nước, chính quyền Campuchia non trẻ đã bắt tay ngay vào việc khôi phục sản xuất công nghiệp, với phương châm “phục vụ lợi ích nhân dân trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp”. Các xí nghiệp

54

được xây dựng rộng khắp ở cả Trung ương và địa phương, sản xuất một khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cùng với những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, các lĩnh vực giáo dục, y tế, đời sống tinh thần của người dân cũng được cải thiện rõ rệt, người dân thêm tin, yêu mến chế độ mới. Với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, quân đội cách mạng Campuchia đã mở những đợt tấn công mạnh mẽ vào các khu vực trú ẩn của Pôn pốt ở dọc tuyến biên giới Campuchia - Thái Lan trong những năm 1981-1983, 1984-1985 khiến chúng bị tổn thất nặng nề, phải dạt sang đất Thái Lan.

Trên trường quốc tế, uy tín của CHND Campuchia không ngừng được nâng cao. Việt Nam đã sát cánh cùng Campuchia trong việc đưa ra các giải pháp hòa bình cho “vấn đề Campuchia”. Nghị quyết của Hội đồng hòa bình thế giới và tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi lấy ngày 7 tháng 1 hàng năm là ngày đoàn kết với nhân dân Campuchia, Nghị quyết của Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết lần thứ 7 (1983) ở Niu ĐêLi (Ấn Độ) đã quyết định tư cách thành viên của Campuchia ở tổ chức này.

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)