Chủ trương và quá trình xây dựng, củng cố quan hệ vớ

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 32 - 55)

Campuchia

Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương (khóa IV) họp từ ngày 18 đến ngày 27 tháng 8 năm 1979. Hội nghị đánh giá những kết quả đạt được từ sau năm 1975, đặc biệt nhấn mạnh thành tựu “giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [60, tr.359]; “làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình đối với cách mạng hai nước Campuchia và Lào” [60, tr.359]. Hội nghị cũng khẳng định rằng, cách mạng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia có thế và lực mới; tình đoàn kết chiến đấu giữa ba nước được củng cố hơn bao giờ hết, những âm mưu làm giảm uy tín và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế đã bị thất bại.

Tiếp đó, ngày 18.5.1981, BCT ra Nghị quyết số 39 "Về tình hình thế giới và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta". Phân tích diễn biến mọi mặt của tình hình trong và ngoài nước, Nghị quyết chỉ rõ cần luôn luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống phức tạp, sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch đang chống phá cách mạng Việt Nam [43, tr.2] và “chính sách đối ngoại của ta phải nắm vững mục đích phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước” [43, tr.2]. Nghị quyết khẳng định nhiệm vụ đối ngoại quan trọng hàng đầu là làm thất bại chính sách của các thế lực thù địch liền kề câu kết với bọn đế quốc Mỹ và đế quốc khác làm suy yếu và thôn tính nước ta. Trước mắt, ngăn chặn âm mưu của những thế lực này gây chiến tranh xâm lược [43, tr.2]; đồng thời, “làm tốt nghĩa vụ quốc tế, tích cực và chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình thế giới, làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế gây ra tình hình căng thẳng” [43, tr.2].

28

Nghị quyết nêu rõ những chính sách đối ngoại cụ thể với châu Á và khu vực Đông Nam Á: Đấu tranh giữ vững hoà bình ở Đông Nam châu Á, tích cực làm nghĩa vụ quốc tế trong khu vực; hoàn toàn ủng hộ phong trào độc lập dân tộc của các nước châu Á [43, tr.3]. Có thể nói rằng, đây là một bước điều chỉnh quan hệ đối ngoại trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu phe phái của Đảng CSVN. Trong chính sách châu Á và khu vực Đông Nam Á, tất yếu quan hệ giữa ba nước Đông Dương được Đảng chú trọng. Trong logic ấy, quan hệ với Campuchia - một đất nước mà Việt Nam vừa có những nỗ lực giúp đỡ thoát khỏi họa diệt chủng, việc đẩy mạnh quan hệ giữa hai nước không chỉ là đáp ứng đỏi hỏi của cách mạng mỗi nước, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cục diện khu vực.

Về phía Campuchia, ngay sau khi HĐNDCM Campuchia được thành lập, trong Tuyên ngôn ngày 9 tháng 1 năm 1979, HĐNDCM Campuchia đã “khẳng định quyền đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của mình trong quan hệ quốc tế, ở Liên hiệp quốc, trong Phong trào Không liên kết và các tổ chức quốc tế khác mà Campuchia tham gia” [17, tr.1] và nêu rõ quan điểm: “Duy trì các quan hệ ngoại giao sẵn có của Campuchia với các nước, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước khác” [17, tr.1]. Đáp lại, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi điện mừng, “quyết định công nhận Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia là người đại diện hợp pháp và chân chính duy nhất của nhân dân Campuchia” [16, tr.1].

Ngày 16 tháng 2 năm 1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm chính thức Campuchia theo lời mời của Chính phủ Campuchia nhằm củng cố thêm mối quan hệ láng giềng đặc biệt. Đây cũng là chuyến thăm của Nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến Campuchia sau ngày chế độ Pôn Pốt bị lật đổ. Đích thân Chủ tịch HĐNDCM Campuchia Hiêng Homrin ra tận sân bay đón đoàn đại biểu Việt Nam.

29

Trong buổi lễ chiêu đãi Đoàn, Chủ tịch HĐNDCM Campuchia Hiêng Homrin đã thay mặt nhân dân Campuchia, MTĐKDTCN Campuchia và HĐNDCM Campuchia gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhân dân và Chính phủ Việt Nam: “Chúng tôi đánh giá cao thái độ trung thành, hết tình hết nghĩa của Việt Nam, biết lấy tình hữu nghị lâu dài giữa nhân dân hai nước làm trọng” [84, tr.12]. Chủ tịch HĐNDCM Hiêng Homrin tuyên bố về quan hệ hai nước trong giai đoạn mới: “Trung thành với truyền thống hữu nghị với láng giềng, thủy chung với anh em bè bạn, nhân dân Campuchia sẽ cùng với nhân dân Việt Nam khôi phục và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu đã được tôi luyện trong suốt 30 năm kề vai sát cánh cùng đấu tranh vì độc lập, tự do” [84, tr.8]. Trong lời đáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng “chân thành cảm ơn nhân dân Campuchia anh em đã ủng hộ giúp đỡ quý báu và hỗ trợ mạnh mẽ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam” [84, tr.16-17]. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rõ thêm: Trong giai đoạn mới, cách mạng Việt Nam và Campuchia vẫn còn đứng trước những thử thách cam go, sự đe dọa an ninh từ bên ngoài; do vậy, cần “tăng cường đoàn kết với nhau, tăng cường đoàn kết với nhân dân Lào anh em, với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước bạn bè gần xa, kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng của chúng ta, giành thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân mỗi nước” [84, tr.18].

Cũng trong chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch HĐNDCM Campuchia Hêng Samrin đã ký kết “Hiệp định hòa bình, hữu nghị và hợp tác” có giá trị trong 25 năm. Hiệp định gồm chín điều nêu ra các nguyên tắc tổng thể trong quan hệ Việt Nam - Campuchia, cũng như trách nhiệm mỗi bên trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Điều 2 của Hiệp định nêu rõ:

Trên nguyên tắc việc bảo vệ và xây dựng nước mình là sự nghiệp của chính nhân dân mỗi nước, hai bên cam kết hết lòng và ủng hộ lẫn nhau về mọi mặt và bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ

30

độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công việc lao động hòa bình của nhân dân mỗi nước, chống mọi âm mưu phá hoại của thế lực đế quốc và phản động quốc tế. Hai bên sẽ tiến hành các biện pháp có hiệu quả nhằm thực hiện điều cam kết này khi một trong hai bên có yêu cầu [84, tr.43].

Hiệp định đã tạo khuôn khổ pháp lý quốc tế cho mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Campuchia, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Nhà nước Việt Nam đồng ý gửi quân đội tình nguyện và chuyên gia dân sự sang giúp nhân dân Campuchia hồi sinh đất nước.

Khi xảy ra sự kiện 17.2.1979, Chính phủ Campuchia đã ra thông cáo kịch liệt phản đối hành động của phía Trung Quốc (18.2.1979):

Hành động tội ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh nói trên là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và nguyên tắc các nước Không liên kết… Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước Campuchia, Hội đồng nhân dân Campuchia, nhân dân và quân đội Campuchia đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam, triệt để ủng hộ lập trường đúng đắn của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [18, tr.1].

Nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai nước và cụ thể hóa những mặt hợp tác chiến lược, Chính phủ Campuchia cũng liên tục có nhiều chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam. Ngày 22 tháng 8 năm 1979, Chủ tịch Hiêng Homrin dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Campuchia thăm chính thức Việt Nam - đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước CHND Campuchia sang Việt Nam.

Để giúp Campuchia đào tạo đội ngũ cán bộ Trung cao cấp - điều hết sức cần thiết cho nước Campuchia đang hồi sinh, thiếu hụt trầm trọng cán bộ lãnh đạo và trình độ lý luận chính trị còn hạn chế, BBT đã ra Chỉ thị Số 60- QĐ/TW, ngày 30.12.1979 “Về thành lập Trường Chính trị đặc biệt K” với nhiệm vụ “xây dựng chương trình nghiên cứu lý luận cao - trung cấp để phục vụ công tác đào tạo cán bộ cho Campuchia; giúp cán bộ Campuchia có điều kiện học tập, nghiên cứu tốt nhất khi ở Trường” [60, tr.517].

31

Nhằm tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu, tình hữu nghị anh em và quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, làm cho cán bộ và nhân dân Việt Nam hiểu rõ tình hình cách mạng, nâng cao tinh thần quốc tế và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với Campuchia, nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất ngày thành lập MTĐKDTCN Campuchia (2.12.1979) và ngày giải phóng Campuchia (7.1.1980), BBT quyết định tổ chức tháng hữu nghị với nhân dân Campuchia (từ ngày 2 tháng 12 năm 1979 đến ngày 7 tháng 1 năm 1980). BBT chỉ thị:

Tháng hữu nghị cần được tổ chức sâu rộng, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh kết nghĩa và trong cán bộ, công nhân, nhân viên, bộ đội ta công tác ở nước Bạn. Để tổ chức thực hiện tháng hữu nghị với nhân dân Campuchia, Uỷ ban đoàn kết và hữu nghị với nhân dân các nước và Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia thành lập Uỷ ban tháng hữu nghị Việt Nam - Campuchia [60, tr.506].

Thực hiện chỉ thị của BBT, các hoạt động của tháng hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước. Các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triểm lãm ảnh về đất nước và con người Campuchia; các báo Nhân dân và Quân đội nhân dân đăng nhiều bài báo giới thiệu về những thành tựu nổi bật trong công cuộc xáy dựng vào bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của HĐNDCM Campuchia… Những hoạt động này đã góp phần tích cực củng cố, thắt chặt quan hệ giữa hai nước.

Tháng 11 năm 1981, Hội nghị lần thứ 10 BCHTƯ Đảng CSVN được nhóm họp. Trong Hội nghị, vấn đề Campuchia cũng được đề cập tới. Hội nghị khẳng định việc Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng “là làm việc chính nghĩa, phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản” [62, tr.398]; do vậy, “không nên căn cứ vào một số hiện tượng mà kết luận rằng hình ảnh của Việt Nam lu mờ, Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế” [62,

32

tr.398]. Khi bàn về việc một số nước bỏ phiếu chống Việt Nam tại Liên hợp quốc, Hội nghị lưu ý: “Trong khi xem xét sự việc này, không nên lẫn lộn hiện tượng với bản chất. Hơn nữa, về thái độ của các nước trong những vấn đề nói trên, chúng ta nên phân biệt thái độ của nhân dân và thái độ của các chính phủ” [62, tr.398]. Hội nghị đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế của Việt Nam liên quan đến vấn đề này: “Về thái độ của nhân dân, nếu có một bộ phận nào đó chưa đồng tình với chúng ta, thì ta phải xét đến ảnh hưởng của sự tuyên truyền của địch và những thiếu sót của chúng ta trong công tác tuyên truyền đối ngoại. Về thái độ của các chính phủ, chúng ta nên xem xét dưới nhiều giác độ” [62, tr.398].

Tháng 3 năm 1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của ĐCS Việt Nam được tổ chức, nhằm xác định yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Về mục tiêu đối ngoại, Đại hội V xác định: "Trong thời gian tới công tác đối ngoại phải ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và nhiều mặt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo đảm thực hiện thắng các nhiệm vụ lịch sử do Đại hội lần này đề ra" [63, tr.143]; đồng thời, đặt ra yêu cầu cho lĩnh vực đối ngoại: “Đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực (…) câu kết với thế lực hiếu chiến Mỹ, mưu toan làm suy yếu và thôn tính nước ta” [63, tr.140-141].

Về quan hệ giữa ba nước Đông Dương, Đại hội V đánh giá: “Tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia bước sang giai đoạn phát triển mới, đã đem lại những đổi thay chưa từng có cho cục diện cách mạng của ba nước Đông Dương” [63, tr.143]. Đại hội V khẳng định: Cùng với thời gian, “giữa nước ta với hai nước anh em, quan hệ hữu nghị về mặt Nhà nước và nhân dân, sự hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hoá phát triển tốt đẹp, việc trao đổi hàng hoá ngày càng tăng” [63, tr.143]. Báo cáo chính trị tại Đại hội V của ĐCS Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán, trước sau như một với

33

hai nước bạn Lào, Campuchia: “Từ thế hệ này đến thế hệ khác, nhân dân ta phải giữ gìn tình hữu nghị trong sáng và truyền thống đoàn kết giữa ba dân tộc, không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu giữa ba nước…” [63, tr.144]. Trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng lợi ích chính đáng của mỗi nước, Việt Nam cam kết: Luôn luôn hết lòng, hết sức làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với hai nước anh em; đồng thời, cùng hai nước hợp tác chặt chẽ và giúp đỡ nhau về mọi mặt để phục vụ ngày càng có hiệu quả công cuộc củng cố quốc phòng, an ninh và xây dựng kinh tế, văn hóa của mỗi nước” [63, tr.144]. Đảng CSVN coi “quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia là một quy luật phát triển của cách mạng ba nước, là điều có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc” [63, tr.144], là nhân tố đảm bảo cho việc giữ gìn độc lập và xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam; đồng thời, cũng là nhân tố quan trọng đối với hòa bình ở khu vực Đông Nam Á. Như vậy, trong quan hệ với Campuchia, quan điểm nhất quán của Đảng CSVN không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết, hữu nghị và liên minh chiến đấu, làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ, xâm lược của kẻ thù và coi đó là một tất yếu khách quan.

Với mục đích giải quyết mặt quốc tế của “vấn đề Campuchia”, tại Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Đông Dương vào tháng 7 năm 1982, lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia (1979), Việt Nam đã tuyên bố về việc sẽ rút một bộ phận quân tình nguyện ở Campuchia về nước.

Nhằm thúc đẩy việc hình thành một liên minh đặc biệt với Campuchia và Lào, Hội nghị cấp cao ba nước Lào - Campuchia- Việt Nam (23.2.1983) đã được tổ chức và thông qua các nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hợp tác giữa ba nước:

Thứ nhất, đoàn kết hợp tác giữa ba nước nhằm giúp đỡ nhau xây dựng CNXH và bảo vệ đất nước, góp phần bảo vệ hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới...;

34

Thứ hai, mọi vấn đề thuộc quan hệ giữa ba nước sẽ được giải quyết bằng thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, với tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của mỗi nước và vì lợi ích chung của cả ba dân tộc;

Thứ ba, phát triển sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai bên hoặc ba bên về mọi mặt, trên tinh thần hữu nghị anh em, hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi;

Thứ tư, tăng cường tình đoàn kết giữa ba dân tộc, chống mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, mọi biểu hiện của tư tưởng dân tộc nước lớn và dân tộc hẹp hòi [64, tr.73].

Hội nghị thỏa thuận sẽ triệu tập Hội nghị cấp cao Lào - Campuchia - Việt

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 32 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)