Chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 59 - 63)

Sự biến chuyển của tình hình thế giới, khu vực; sự thay đổi trong các quan hệ quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, đến chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chính sách đối ngoại của Việt Nam phải có sự đổi mới tương ứng, để thích nghi với thay đổi của tình hình. Trước mắt, Việt Nam có thể lợi dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ hiện đại, sớm khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đi vào đối thoại và cải thiện quan hệ với Trung Quốc, các nước trong tổ chức ASEAN và một số nước khác nhằm phá vỡ thế bị bao vây, cấm vận. Có như vậy Việt Nam mới thực sự tạo được môi trường quốc tế hòa bình, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

55

Bắt mạch tình hình, Đảng, Nhà nước tích cực đưa ra những chủ trương đối ngoại đổi mới. Ngày 12 tháng 6 năm1986, BCT đề ra Nghị quyết số 32 Về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng ta. Nghị quyết cho rằng xu thế của thời đại đang tiến đến một thế giới hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền mỗi quốc gia. Tuy vậy, đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu bá chủ thế giới, ráo riết chạy đua vũ trang, tiến hành các vụ thử hạt nhân, Mỹ đang cùng các thế lực chống Việt Nam tìm mọi cách khống chế ba nước Đông Dương. Nghị quyết xác định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và trên toàn thế giới, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi nhất cho việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hạn chế của nghị quyết là chưa nhận thức được những diễn biến mới, sự phức tạp của tình hình Đông Âu và Liên Xô.

Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương (Khóa V) vào nửa cuối tháng 11 năm 1986 đã thông qua Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội VI được bổ sung và hoàn chỉnh bằng những quan điểm đổi mới của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 8 năm 1986. Nhiệm vụ đối ngoại được nêu bổ sung là cần có chính sách mềm dẻo hơn, nhưng không được có ảo tưởng và mất cảnh giác với các thế lực thù địch.

Sau quá trình chuẩn bị công phu, Đại hội VI của Đảng được tiến hành từ ngày 5 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Ðại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Ðảng theo tinh thần cách mạng và khoa học.

Ðại hội lần thứ VI của Đảng xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường tiếp theo, tạo ra

56

chuyển biến tốt về mặt xã hội. Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh. Về phương hướng đối ngoại, Đảng khẳng định:

Ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội [67, tr.433].

Mục tiêu của hoạt động đối ngoại phải phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, tiếp tục làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với Campuchia và Lào. Việt Nam cần tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi việc phân công và hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước khác.

Đối với các nước XHCN đứng đầu là Liên Xô, Đảng quán triệt: “Tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” [67, tr.434]. Trên cơ sở Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Xô, Đảng ra sức phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác về mọi mặt vì lợi ích của hai nước; đồng thời, tăng cường sự phối hợp với Liên Xô và với các nước XHCN anh em khác trong cuộc đấu tranh vì hoà bình và cách mạng trên thế giới, trước hết là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đối với phong trào giải phóng dân tộc, thái độ trước sau như một của Việt Nam là ủng hộ phong trào, lên án chính sách của các nước đế quốc chống phá, xoá bỏ thành quả cách mạng của các nước độc lập, trước hết là đế quốc Mỹ. Việt Nam đoàn kết với các phong trào giải phóng dân tộc, các lực

57

lượng độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mỗi nước và quyền bình đẳng giữa các nước, vì một trật tự kinh tế thế giới mới, chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa Apácthai, chủ nghĩa Xiôn.

Đối với các nước TBCN phát triển (Thụy Điển, Phần Lan, Pháp, Ôxtrâylia, Nhật Bản) và phương Tây khác, Việt Nam chủ trương tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, chủ trương: “ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh anh dũng của giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, chống sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, chống chạy đua vũ trang hạt nhân, vì hoà bình, dân chủ, việc làm và cải thiện mức sống” [67, tr.437]; đồng thời, “ủng hộ chính sách đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ của các đảng cộng sản và công nhân anh em” [67, tr.437].

Đối với Mỹ, Việt Nam nhấn mạnh: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á” [67, tr.442- 443]. Với Trung Quốc - một nước vốn có quan hệ hữu nghị lâu đời, song cũng không ít bất hòa, khúc mắc, Việt Nam mong muốn “ngồi lại cùng nhau thương lượng để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài trong quan hệ giữa hai nước” [67, tr.441], chính thức tuyên bố: “Sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [67, tr.441].

Đối với các nước Đông Nam Á, Đảng chủ trương: Không ngừng phấn đấu nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác. Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác.

58

thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị… loại trừ chiến tranh xâm lược và mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố, nhất là chủ nghĩa khủng bố nhà nước” [67, tr. 439].

Với sự thay đổi của tình hình quốc tế và dựa trên thực tế cách mạng nước ta, Đại hội toàn quốc lần VI của Đảng CSVN (12.1986) đã kịp thời đề ra chính sách đổi mới toàn diện đất nước, nhằm phát huy những thành tựu, hạn chế những khó khăn, đưa đất nước dần thoát khỏi khủng hoảng. Nằm trong tổng thể đường lối cách mạng chung, chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi đáng kể, Việt Nam tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước có chế độ chính trị khác nhau, đẩy mạnh tiến trình bình thường hóa với một số nước lớn… và đây cũng là nền tảng để Đảng, Nhà nước Việt Nam đưa ra những chủ trương cụ thể, triển khai chính sách đối ngoại với Campuchia, tích cực giải quyết mặt quốc tế của “vấn đề Campuchia”… Sự thay đổi này đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đối ngoại đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục cần có sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn nữa trong chính sách đối ngoại để thoát ra khỏi vòng vây, cô lập của các nước lớn.

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)